Ngôn ngữ
THÔNG TIN VỀ LUẬN ÁN TIẾN SĨ
1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Thu Thủy
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 09/05/1979
4. Nơi sinh: Hải Phòng
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 4152/QĐ-SĐH của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, ngày 15 tháng 07 năm 2008.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận án: Khảo sát phương thức sử dụng ẩn dụ ngữ pháp trong các văn bản khoa học tiếng Việt
8. Chuyên ngành: Lí luận ngôn ngữ Mã số: 62.22.01.01
9. Cán bộ hướng dẫn: GS.TS Hoàng Văn Vân
10. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
Luận án là công trình đầu tiên lấy ẩn dụ ngữ pháp của ngữ pháp chức năng hệ thống làm đối tượng nghiên cứu để khảo sát hiện tượng này trong các văn bản khoa học xã hội tiếng Việt. Luận án đã phân tích được những biểu hiện cụ thể của ẩn dụ ngữ pháp được thể hiện ở hai thể loại: Ẩn dụ tư tưởng và ẩn dụ liên nhân.
Ẩn dụ tư tưởng thông qua các hiện tượng: danh hóa cụm động từ, danh hóa mệnh đề, cú bị bao … trong văn bản khoa học xã hội tiếng Việt.
Ẩn dụ liên nhân trong các văn bản khoa học xã hội tiếng Việt được bao gồm ẩn dụ tình thái và ẩn dụ thức.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Về thực tiễn, việc hiểu rõ ẩn dụ ngữ pháp được sử dụng và có tác dụng như thế nào trong các văn bản khoa học tiếng Việt, cùng với việc nắm được cách thức vận dụng ẩn dụ ngữ pháp sẽ giúp các nhà nghiên cứu và giảng dạy ngôn ngữ hiểu rõ hơn về bản chất, kết cấu của các ngôn bản khoa học. Trên cơ sở đó, có thể xây dựng nên một môn học dạy về phương pháp soạn thảo văn bản khoa học một cách hiệu quả, giúp cho sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh nâng cao khả năng viết báo cáo khoa học, luận văn, luận án của mình.
Ngoài ra, hiểu rõ cấu trúc ẩn dụ ngữ pháp còn có thể giúp những người làm công tác phiên dịch, biên dịch thực hiện công việc dịch thuật một cách dễ dàng hơn, nhờ việc nắm vững các cấu trúc ngữ pháp, các cách diễn đạt nghĩa của từng thể loại ngôn bản giúp việc chuyển mã ngôn ngữ nhanh chóng, chính xác và đạt hiệu quả cao.
12. Những nghiên cứu tiếp theo:
Trong tương lai, luận án có thể tiếp tục hướng nghiên cứu sâu hơn về ẩn dụ ngữ pháp trong một số thể loại văn bản tiếng Việt khác; tìm hiểu và nghiên cứu đối chiếu về cách thức sử sụng ẩn dụ ngữ pháp trong tiếng Việt và tiếng Anh; đồng thời, trên cơ sở luận án, sửa chữa và bổ sung để hoàn thành một cuốn sách giảng dạy cách thức tạo lập văn bản khoa học xã hội theo phương thức ẩn dụ ngữ pháp./.
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
1. Nguyễn Thu Thủy (2016), “Thành phần của chu cảnh trong phân tích các ngôn bản khoa học xã hội tiếng Việt” (Theo ngữ pháp chức năng hệ thống), Ngôn ngữ và đời sống (9), tr. 30-33.
2. Nguyễn Thu Thủy (2016), “Phân tích ngôn bản khoa học xã hội tiếng Việt - câu có Chủ ngữ/ Đề ngữ” (Theo ngữ pháp chức năng hệ thống), Từ điển và Bách khoa thư (6), tr. 79-84.
3. Nguyễn Thu Thủy (2017), “Ẩn dụ tình thái trong một số văn bản khoa học xã hội tiếng Việt”, Ngôn ngữ và đời sống (2), tr. 35-39.
INFORMATION ON DOCTORAL THESIS
1. Candidate’s Full name: Nguyen Thu Thuy 2. Sex: Female
3. Date of birth: 09/05/1979 4. Place of birth: Hai Phong
5. Admission decision number: 4152/QĐ-SĐH of VNU Director , July 15th, 2008
6. Changes in academic process: None
7. Official thesis title: Surveying the uses of grammatical metaphors in the documents in social sciences in Vietnamese
8. Major: Linguistics Theories Code: 62.22.01.01
9. Supervisors: Prof. PhD. Hoang Van Van
10. Summary of the new findings of the thesis:
The dissertation is the first research on using the metaphors of the systemic functional grammar as the study subject to survey this phenomenon in the documents in social sciences in Vietnamese. The dissertation has analysed the specific features of grammatical metaphors which are manifested in two types: interpersonal metaphor and ideational metaphor.
The ideational metaphors are manifested through the phenomena: nominalisation of verb phrases, nominalization of the clauses, etc., in the documents in social sciences in Vietnamese.
The interpersonal metaphor in social sciences in Vietnamese consists of mood metaphors and modality metaphors.
11. Practical applicability, if any:
Practically, understanding clearly the uses of grammatical metaphors and their effects in the documents in social sciences in Vietnamese together with the application of grammatical metaphors in social sciences in Vietnamese help researchers and teachers of linguistics understand more clearly about the nature and structure of sicentific documents. On the basis of this dissertation, it is possible to build up a subject to teach the methods of composing scientific documents effectively in order to help students, master students and PhD. candidates write their scientific reports, theses and dissertations.
In addition, understanding the structures of grammatical metaphors can also help translators and interpreters do their work more easily because understanding clearly grammatical structures and the meaning expressions in the documents of different types helps convert the language codes quickly, effectively and accurately.
12. Further research directions, if any:
In the future, it is possible to continue studying deeply the grammatical metaphors in other types of scientific documents in Vietnamese ; finding about and doing research on the comparison between the uses of metaphors in English and the uses of metaphors in Vietnamese ; at the same time, on the basis of this dissertation, it is possible to make a repair and supplement in order to complete a book of the methods of building scientific documents in the mode of grammatical metaphors.
13. Thesis-related publications:
1. Nguyen Thu Thuy (2016), “The components of context to analyze scientific documents in Vietnamese” (systemic functional grammar), The Language & Life (9), pp. 30-33.
2. Nguyen Thu Thuy (2016), “ Analysing the scientific documents in Vietnamese – sentences with subject/ sentence introducer” (systemic functional grammar), Dictionary and Encyclopedia (6), pp. 79-84.
3. Nguyen Thu Thuy (2016), “Mood metaphors in some documents in social sciences in Vietnamese” , The Language & Life (2), pp. 35-39.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn