TTLA: Xác định nguồn và thành phần tài liệu nghe nhìn cần nộp vào các Trung tâm Lưu trữ quốc gia Việt Nam

Thứ tư - 03/05/2017 04:04

   THÔNG TIN VỀ LUẬN ÁN TIẾN SĨ

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Minh Sơn            

2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 02-5-1957

4.  Nơi sinh: Xã Xuân Hải, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh

5.  Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 3202/QĐ-SĐH ngày 08 tháng 11 năm 2010 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6.  Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

7. Tên đề tài luận án: Xác định nguồn và thành phần tài liệu nghe nhìn cần nộp vào các Trung tâm Lưu trữ quốc gia Việt Nam.

8. Chuyên ngành: Lưu trữ học               Mã số: 62.32.24.01

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đào Xuân Chúc

10. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

- Về thực tiễn: Luận án chỉ ra được những vướng mắc, chồng chéo trong một số văn bản của nhà nước khi qui định thẩm quyền quản lý tài liệu nghe nhìn. Luận án sẽ chỉ ra những ưu điểm, những tồn tại trong thành phần tài liệu nghe nhìn ở các cơ quan hiện nay. Luận án cũng đã nghiên cứu và đưa ra Danh mục các cơ quan là nguồn nộp lưu thường xuyên và không thường xuyên TLNN để cơ quan quản lý xem xét tham khảo. Luận án chỉ ra được những thành phần TLNN chủ yếu, quan trọng, có ý nghĩa lịch sử cần thu thập và nộp lưu vào các TTLTQG.

- Về lý luận:  Đóng góp quan trọng là đã nghiên cứu được cơ sở khoa học để xác định nguồn nộp lưu TLNN. Đó là xác định tiêu chuẩn các cơ quan đủ điều kiện và cần phải nộp lưu TLNN vào các TLTQG. Một phần lý luận quan trọng khác là đã nghiên cứu được các tiêu chuẩn và phương pháp xác định thành phần TLNN cần nộp lưu vào các TTLTQG; nghiên cứu, đưa ra định nghĩa một số khái niệm về TLNN.

Kết quả Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý để xây dựng các văn bản có liên quan tới việc quản lý công tác thu thập và hướng dẫn nghiệp vụ thu thập TLNN.

- Về một số kiến nghị:

+  Nhà nước cần sớm nghiên cứu, xây dựng, ban hành Danh mục cơ quan là nguồn nộp lưu tài liệu nghe nhìn vào các Trung tâm Lưu trữ quốc gia.

+ Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước sớm soạn thảo và ban hành Danh mục thành phần tài liệu nghe nhìn nộp vào các Trung tâm Lưu trữ quốc gia và các văn bản hướng dẫn chỉnh lý tài liệu nghe nhìn. Đây là cơ sở quan trọng để thực hiện xử lý nghiệp vụ đối với tài liệu nghe nhìn;

+ Cần thành lập riêng một Trung tâm Tài liệu nghe nhìn quốc gia để thu thập, bảo quản tài liệu nghe nhìn tránh bị phân tán, thất lạc và hủy hoại. Nhà nước cần quan tâm và đầu tư thích đáng để xây dựng cơ sở vật chất cho việc bảo quản tài liệu nghe nhìn ở các cơ quan lớn cũng như Trung tâm Lưu trữ tài liệu nghe nhìn;

+ Lưu trữ các bộ ngành cần có kế hoạch và kịp thời thu thập tài liệu nghe nhìn từ các phòng ban chuyên môn đã đến hạn nộp lưu; phối hợp chặt chẽ các Trung tâm Lưu trữ quốc gia để kịp thời lựa chọn tài liệu có giá trị để nộp lưu;

+  Đối với các cơ quan chuyên sản xuất tài liệu nghe nhìn , Nhà nước cần cấp kinh phí cho cơ quan đó hoặc cho các Trung tâm Lưu trữ quốc gia để sao lại một bộ tài liệu nhằm phục vụ cho hoạt động tuyên truyền thường xuyên của cơ quan đó và của Đảng, Nhà nước. Bộ tài liệu là bản gốc, bản chính sau khi đã số hóa cần giao nộp vào các Trung tâm Lưu trữ quốc gia theo thẩm quyền quản lý của các Trung tâm. Bên cạnh nộp lưu bản gốc, bản chính đã được số hóa, các cơ quan trên cần gửi danh mục TLNN có giá trị về các TTLTQG để quản lý. 

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn

Kết quả Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý để xây dựng các văn bản có liên quan tới việc quản lý công tác thu thập và hướng dẫn nghiệp vụ thu thập TLNN ở Việt Nam.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

- Nguyễn Minh Sơn (1992), “Vài nét về khối tài liệu ảnh mới thu thập từ Quốc hội và Hội đồng Nhà nước Nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, Tạp chí Văn thư Lưu trữ (3), tr. 41 - 42.

- Nguyễn Minh Sơn (1992), “ Vài nét về khối tài liệu ghi âm bảo quản tại TTLTQG III” Tạp chí Lưu trữ Việt Nam (4),  tr. 26 - 29.                                            

- Nguyễn Minh Sơn (Chủ nhiệm Đề tài), (2001), Khung Phân loại thống nhất thông tin tài liệu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Đề tài khoa học cấp Bộ, nghiệm thu tháng 6 năm 2001.

- Nguyễn Minh Sơn (2003), Tổ chức khoa học tài liệu ảnh tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III  – Thực trạng và giải pháp,  Luận văn Thạc sĩ, Tư liệu Khoa Lưu trữ học và Quản trị Văn phòng. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.

- Nguyễn Minh Sơn (2007), Chủ nhiệm Đề tài, Nghiên cứu xác định nguồn và thành phần tài liệu nghe – nhìn nộp vào lưu trữ lịch sử, Mã số: 2004-98-05.

- Nguyễn Minh Sơn (2016), “Cơ sở khoa học để xác định các nguồn tài liệu nghe nhìn nộp lưu vào các Trung tâm Lưu trữ quốc gia”, Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam (4), tr. 34-41.

- Nguyễn Minh Sơn (2016), “ Tiêu chuẩn nội dung tài liệu nghe nhìn cần nộp lưu vào các Trung tâm  Lưu trữ quốc gia”, Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam (4), tr. 40- 46.

 

INFORMATION ON DOCTORAL THESIS

1. Full name: Nguyen Minh Son                                   2. Sex: Male

3. Date of birth: 02-5-1957                                           4. Place of birth: Xuan Hai, Nghi Xuan, Ha Tinh

5. Admission decision number 3202/QĐ-SĐH, on 08/11/ 2010 by the Rector of University of Social Science and Humanities, Viet Nam National University, Hanoi.

6. Changes in academis process:

7. Official thesis title: Identifying the source and composition of audiovisual records to transfer to the National Archives Centers of Vietnam

8. Major: Scientific branch of the thesis: Archives.     Code: 62.32.24.01

10. Supervisor:  Associate  Prof.,  Dr. Dao Xuan Chuc                                                

11. Summary of the new finding of the thesis:

a) Practical aspect:

- Review and evaluate the overall situation of conducting research on identifying sources and types of audiovisual records domestically and overseas.

- Assess the current management situation for audiovisual records in main agencies.

- Research and issue a list of agencies that regularly transfer audiovisual records, and establish their frequency of transferring records.

- Research and recommend types of historically important audiovisual records suitable for transfer to the National Archives Centers.

b) Theoretical aspect

- Researched the standards and methods for identifying organizations suitable for receiving audiovisual records and needs for transferring audiovisual materials to National Archives Centers

- Researched the standards and methods for identifying the types of audiovisual records subject to be transferred to the National Archives Centers

The results of the thesis can be used as reference for those responsible for managing acquisitions and provide guidance in the acquisition and appraisal of audiovisual records.

c.  Conclusions

1. The State should at its earliest convenience identify a list of organizations as sources for transferring audiovisual records to the National Archives Centers.

2. The State Records and Archives Department should soon compile and disseminate a list of audiovisual records’ types being transferred to the National Archives Centers and establish guidelines on audiovisual records. This will represent an important platform for managing the professional processing of audiovisual records.

3. It is necessary to set up a national audiovisual record center to collect and preserve audiovisual records to avoid loss and damage. The government should make the appropriate investment in infrastructure to preserve audiovisual records in various organizations and in the National Audiovisual Records Center.

4. Archives in ministries and agencies should have proper plans to collect audiovisual records from subordinate departments and closely cooperate with the National Archives Centers in selecting valuable audiovisual records for transferring to the National Archives Centers.

5. Regarding the generators of audiovisual record, the Government should create a fund to reproduce records so that copies are kept in the organizations that created them. Folllowin digitization, originals should be transferred to the proper National Archives Center. In addition to digitizing and transferring the original records, the agencies mentioned above should also send lists of valuable audiovisual records to the National Archives Centers

11. Practical applicability,if any:

The results of the thesis can be used as reference for those responsible for managing acquisitions and provide guidance in the acquisition and appraisal of audiovisual records in Vietnam.

12. Further research directions, if any

13. Thesis - related publications:

- Nguyen Minh Son (1992), “Introduce about pictures which has just collected from the National Assembly and State Council of Socialist Republic of Vietnam”, Vietnam Records Management and Archives Review (3), pp.41 – 42.

- Nguyen Minh Son (1992), “Introduce about sound recording materials preserved in the National Archives Center No.3”, Vietnam Records Management and Archives Review (4), pp. 26 - 29.                                    

- Nguyen Minh Son (Head of topic), (2001), Unifying classification frame for records created after August Revolution 1945, the Ministerial level scientific topic was accepted in June 2001.

- Nguyen Minh Son (2003) Scientific arrangement of pictures in the National Archives Center No.3 – Situation and Solution, master thesis, resource from Faculty of archival and office administration, Humanities and Social Science University.

- Nguyen Minh Son (2007), Head of topic, Research to identify source and composition of audiovisual to be transferred into historical archives, Code 2004-98-05.

- Nguyen Minh Son (2016), “The scientific basis to indentify audiovisual records which must be transferred into the National Archives Center No.3”, Vietnam Records Management and Archives Review (4), pp.34-41.

- Nguyen Minh Son (2016), “Standards of audiovisual records that should be transferred into the National Archives Centers”, Vietnam Records Management and Archives Review (4), pp. 40- 46.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây