Ngôn ngữ
THÔNG TIN VỀ LUẬN ÁN TIẾN SĨ
1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Lê Thị Hà
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 20/08/1962
4. Nơi sinh: Thanh Hóa
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 3670/QĐ- SĐH ngày 28/10/2009 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: (Không)
7. Tên đề tài luận án: “Nguyên tắc, phương pháp đại đoàn kết trong tư tưởng Hồ Chí Minh”
8. Chuyên ngành: Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Mã số: 62.22.80.05
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS Hoàng Chí Bảo.
10. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Nêu ra và làm sáng tỏ được các khái niệm nguyên tắc, phương pháp đại đoàn kết nói chung và nguyên tắc, phương pháp đại đoàn kết Hồ Chí Minh nói riêng.
- Làm rõ cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về nguyên tắc, phương pháp đại đoàn kết.
- Phân tích, hệ thống hóa, làm nổi bật những nội dung chủ yếu của tư tưởng Hồ Chí Minh về nguyên tắc, phương pháp đại đoàn kết.
- Phân tích, làm sáng tỏ giá trị lý luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về nguyên tắc, phương pháp đại đoàn kết trong giai đoạn hiện nay.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Góp phần xây dựng và hoàn thiện đường lối, chính sách của Đảng ta về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế. Đồng thời, kết quả nghiên cứu của luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu giảng dạy và học tập tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết nói riêng.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Những dự kiến nghiên cứu tiếp theo của tác giả sau luận án này:
- Đi sâu vào nghiên cứu vấn đề thực hành dân chủ, thực hành đoàn kết, thực hành đoàn kết trong Đảng của Hồ Chí Minh. Đoàn kết, thống nhất trong Đảng là nhân tố để phát huy trí tuệ và khả năng sáng tạo của những người cách mạng, là cội nguồn tạo nên sức mạnh của Đảng, là cơ sở để thực hiện đoàn kết toàn dân, là nguồn gốc thắng lợi của cách mạng. Để giữ gìn sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, Đảng phải thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình đó là cách tốt nhất để tăng cường khối đoàn kết toàn dân và củng cố, phát triển sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng.
- Đi sâu nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết, về nguyên tắc, phương pháp đại đoàn kết, từ phương diện triết lý phát triển xã hội của Hồ Chí Minh. Đại đoàn kết là một tư tưởng lớn của Hồ Chí Minh, nó là một nhân tố quan trọng góp phần tạo nên thắng lợi trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, tự do, xây dựng và phát triển đất nước. Nói đến tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết và đồng thuận là nói đến nguyên tắc, phương pháp đại đoàn kết của Người, là nói đến chủ kiến, triết lý phát triển của Người. Những đặc tính của nguyên tắc, phương pháp đại đoàn kết Hồ Chí Minh có giá trị quan trọng tạo nên chủ thuyết của Hồ Chí Minh, chủ thuyết về phát triển. Đoàn kết để giải phóng dân tộc, để phát triển dân tộc, xây dựng và phát triển đất nước. Chủ thuyết đó được thể hiện rõ ở phương thức, con đường thực hiện: Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công.
- Đi sâu nghiên cứu tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh trong thực tiễn đổi mới, hội nhập quốc tế hiện nay. Trong công cuộc đổi mới, xây dựng đất nước và hội nhập, chúng ta có nhiều thuận lợi, song cũng không ít khó khăn, thử thách, đang tác động đến khối đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế. Thực tiễn đó đòi hỏi các quốc gia dân tộc cũng như các giai cấp, tầng lớp, dân tộc trong mỗi quốc gia phải tìm ra cách thức để liên minh, hợp tác, đoàn kết. Muốn vậy, trong thực tiễn đổi mới, hội nhập quốc tế chúng ta cần phải quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về nguyên tắc, phương pháp đại đoàn kết.
13. Các công trình khoa học liên quan đến luận án:
1. Lê Thị Hà (2009), "Bước đầu tìm hiểu Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc", Tạp chí Mặt trận (71), tr.23 - 27.
2. Lê Thị Hà (2013), "Trường Đại học Hồng Đức đoàn kết và phát triển dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh", Tạp chí Giáo dục (6/2013), tr.75 - 77.
3. Lê Thị Hà (2015), "Phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh", Tạp chí Mặt trận (135+136), tr.36 - 41.
4. Lê Thị Hà (2015), “Giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh về nguyên tắc, phương pháp đoàn kết quốc tế trong việc giải quyết những vấn đề toàn cầu cấp bách hiện nay”, Tạp chí Thông tin đối ngoại (134), tr.34-38.
INFORMATION ON DOCTORAL THESIS
1. Full name: Le Thi Ha 2. Sex: Female
3. Date of birth: 20/08/1962 4. Place of birth: Thanh Hoa
5. Admission Decision No.: 3670/QD- SDH dated 28/10/2009 by the Director of Vietnam National University, Hanoi
6. Changes during training process: (No)
7. Official thesis title: “Principles and methods of great unity in Ho Chi Minh Thought”
8. Major: Dialectical materialism and historical materialism Code: 62.22.80.05
9. Supervisor: Prof/Dr. Hoang Chi Bao
10. Summary of the new findings of the thesis:
- Identify and clarify concepts of principles, methods of great unity in general and principles, methods of great unity in Ho Chi Minh Thought in particular.
- Clarify Ho Chi Minh thought forming basis in terms of principles, methods of great unity.
- Analyze, systemize and highlight main contents of Ho Chi Minh thought about principles, methods of great unity
- Analyze, clarify theoretical and practical values of Ho Chi Minh thought about principles, methods of great unity in the current period.
11. Practical applicability:
The thesis contributes to building and finishing our Party’s policies and path on great national unity and international unit. At the same time, the thesis results can be used as reference for the teaching and learning of Ho Chi Minh Thought in general and Ho Chi Minh Thought about great unity in particular.
12. Further research directions:
The next research plans of the author after this thesis:
- Further study issues on democratic practice, unity practice and unity practice in Ho Chi Minh Party. The solidarity and unity in the Party is a factor to promote intelligence, creativeness of revolutionists, a source of strength, a foundation for national unity, a source of victory. To preserve the solidarity and unity in the Party, the Party must practise widespread, frenquent democracy, strict self-criticism and criticism. It is the best way to strengthen national unity and consolidate solidarity, unity in the Party.
- Further study Ho Chi Minh thought about principles, methods of great unity from his social development philosophy. Principles and methods of great unity is a great thought of Ho Chi Minh, it is an important factor contributing to the victory in the struggle for national independence, freedom, construction and development. Speaking to Ho Chi Minh thought about great unity and consensus refers to his opinions and developmental philosophy. Characteristics of Ho Chi Minh principles, methods of great unity are significant in forming Ho Chi Minh ideology, ideology of development, solidarity for national liberation, construction and development. That ideology is evident in the methods, directions for performing: Unity, unity, great unity. Success, success, great success.
- Further study Ho Chi Minh Thought of Great Unity in actual innovation, international integration. During the national renovation, construction and integration, we have many advantages, but also many difficulties and challenges, that affect the national unity, international solidarity. This fact requires nations as well as levels, classes in each country to find ways of alliance, cooperation, solidarity. To do this, in actial innovation, international integration, we need to study and thoroughly understand Ho Chi Minh thought of great unit
13. Thesis-related publications:
1. Le Thi Ha (2009), "Initially study Ho Chi Minh Thought on great unity", Front Journal (71), pp.23 - 27.
2. Le Thi Ha (2013), "Hong Duc University’s unity and development in the light of Ho Chi Minh thought", Journal of Education (6/2013), pp.75 - 77.
3. Le Thi Ha (2015), "Promoting great national unity in the cause of building and protecting the country in the light of Ho Chi Minh thought", Front Journal (135 + 136), pp.36 - 41.
4. Le Thi Ha (2015), "Ho Chi Minh thought values about principles and methods of international solidarity in addressing urgent global issues today," Foreign Information Journal (134 ), pp.34-38.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn