TTLA: Quan hệ của Vương quốc Ryukyu với các quốc gia Đông Á thế kỷ XV - XIX

Thứ tư - 23/03/2016 23:26

   THÔNG TIN VỀ LUẬN ÁN TIẾN SĨ

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Lê Thị Khánh Ly                

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 10/02/1981                                                     

4. Nơi sinh: Phú Thọ

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Số 3202/QĐ-SĐH, ngày 08/11/2010 của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Quyết định Về việc thay đổi người hướng dẫn luận án tiến sĩ số 1494/QĐ-SĐH ngày 14 tháng 11 năm 2011 của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.

7. Tên đề tài luận án: Quan hệ của Vương quốc Ryukyu với các quốc gia Đông Á thế kỷ XV - XIX”.

8. Chuyên ngành: Lịch sử Thế giới                           Mã số: 62.22.03.11

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Văn Kim

10. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

Luận án tập trung trình bày quá trình hình thành, phát triển và những đặc tính nổi bật của vương quốc Ryukyu giai đoạn 1429-1879, đồng thời đi sâu phân tích mục tiêu, nội dung, phạm vi, mức độ hoạt động quan hệ giao thương của Ryukyu với các quốc gia Đông Á. So với các quốc gia khu vực, Ryukyu có nhiều “phát triển độc đáo” trong việc việc ứng đối và thúc đẩy mối quan hệ với các quốc gia được coi là tam giác kinh tế - chính trị quan trọng hàng đầu của khu vực Đông Á là: Trung Quốc, Nhật Bản và Đông Nam Á. Từ đó, luận án tập trung làm rõ những vấn đề mang tính bản chất và hệ quả nhiều mặt của mối quan hệ bang giao giữa các quốc gia khu vực trong bối cảnh và chuyển biến chung của châu Á thế kỷ XV-XIX.

Nghiên cứu và đánh giá sự lựa chọn con đường phát triển lấy kinh tế thương mại làm chủ đạo của Ryukyu, luận án tập trung khảo cứu vai trò của kinh tế hải thương đối với sự phát triển và củng cố mối bang giao, vị thế chính trị của vương quốc này. Từ đó, đưa ra những vấn đề có tính chất lý luận về mục tiêu và hệ quả đa diện của quan hệ giao thương Đông Á cùng những tác động của hệ thống này trước những tác động nội vùng, ngoại vi. Phân tích những nguyên nhân dẫn đến sự suy yếu của vương quốc Ryukyu cũng cho thấy rõ diện mạo và những thách thức đặt ra đối với các quốc gia châu Á trong việc lựa chọn con đường phát triển, bảo vệ chủ quyền và nền độc lập dân tộc thời cận đại.

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

 - Luận án là công trình đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu về lịch sử thăng trầm của vương quốc Ryukyu và những quan hệ đối ngoại của vương quốc này một cách hệ thống, toàn diện; góp phần mở rộng và làm rõ hơn về định hướng nghiên cứu thương mại biển của châu Á cũng như Nhật Bản trong mối liên hệ vùng và liên vùng; phạm vi cùng những tác động nhiều mặt của các chính sách kinh tế đối ngoại mà Ryukyu cũng như các quốc gia khu vực theo đuổi. Các kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm sáng tỏ mối quan hệ truyền thống tốt đẹp giữa hai dân tộc Việt - Nhật, đồng thời tiếp tục củng cố, thúc đẩy mối quan hệ hợp tác, đối tác chiến lược giữa hai nước ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương hiện nay.

- Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ công tác nghiên cứu, đào tạo đại học, sau đại học của các chuyên ngành Lịch sử thế giới, Quan hệ quốc tế, Lịch sử kinh tế, Chính trị học, Đông phương học, Nhật Bản học v.v..

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

- Ryukyu là một chủ đề chưa được nhiều người ở Việt Nam quan tâm khảo cứu. Hiện nay, khuynh hướng nghiên cứu lịch sử đang tập trung nhiều vào các vấn đề về Lịch sử kinh tế, đặc biệt là kinh tế thương mại biển. Chính vì vậy, đề tài “Quan hệ của vương quốc Ryukyu với các quốc gia Đông Á” cần được nghiên cứu thêm cả trên lĩnh vực lý luận và thực tiễn. Rất nhiều vấn đề hoặc hướng phát triển đề tài có thể mở ra trên cơ sở những kết quả nghiên cứu của luận án như:

- Tiếp tục nghiên cứu và làm rõ hơn nữa những vấn đề về văn hóa, xã hội, giáo dục… của vương quốc Ryukyu trong quá trình hình thành, phát triển.

- Tiếp tục đi sâu nghiên cứu lý luận về về hoạt động của Hệ thống thương mại Đông Á và tác động của hệ thống này đối với sự phát triển kinh tế và chính trị khu vực, về số phận “nước nhỏ - nước lớn” thời trung - cận đại.

- Tiếp tục nghiên cứu cụ thể hơn nữa, đưa ra những minh chứng xác thực về lịch sử quan hệ Việt Nam và Nhật Bản, sự chuyển hóa trong tính chất và phạm vi, mức độ của mối quan hệ giữa Việt Nam - Ryukyu - Nhật Bản và các quốc gia khu vực Đông Á.

13. Các công trình khoa học liên quan đến luận án: 

1. Lê Thị Khánh Ly (2015), “Ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc tới Ryukyu thế kỷ XIV - XVIII”, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc (8), tr.60 - 69.

2. Lê Thị Khánh Ly (2015), “Quan hệ thương mại của vương quốc Ryukyu với Trung Quốc thời trung đại”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á số (4), tr.57 - 65.

3. Lê Thị Khánh Ly (2011), “từ một văn bản ngoại giao giữa Ryukyu và Đại Việt đầu thế kỷ XVI nhìn về chính sách ngoại giao văn hóa của Việt Nam hiện nay”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế: Văn hóa đối ngoại trong thế giới hội nhập, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch và Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, tr.315 - 322.

4. Lê Thị Khánh Ly (2010),Phát hiện mới về quan hệ văn hóa giữa Việt Nam và Nhật Bản”, Thông báo khoa học trường Đại học Văn hóa Hà Nội (8), tr.38 - 45.

5. Lê Thị Khánh Ly (2008), “Quan hệ của Ryukyu với các quốc gia Đông Nam Á thế kỷ XIV - XVI” - Kỷ yếu Hội thảo quốc tế: Việt Nam trong hệ thống thương mại biển Đông - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.196 - 221.

6. Lê Thị Khánh Ly (2006), “Quan hệ của Ryukyu với Siam thế kỷ XIV - XVI”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á (2), tr. 41-47.

7. Lê Thị Khánh Ly (2006), “Ryukyu một trường hợp phát triển độc đáo trong khu vực Đông Á thế kỷ XV - XVI”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á (4), tr. 27-38.

 

INFORMATION ON DOCTORAL THESIS

1. Full name: Le Thi Khanh Ly                                   2. Sex: Female

3. Date of birth: 10 February 1981                              4. Place of birth: Phú Thọ

5. Admission decision number: Decision 3202/QĐ-SĐH, dated 8 November 2010 by Rector of the University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.

6. Changes in academic process: Alteration of the supervisor of the doctoral thesis, Decision 1494/QĐ-SĐH, dated 14 November 2011 by the Rector of the University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.

7. Official thesis title: “Relations between Ryukyu and the states in the East Asian region from the 15th to 19th century”.

8. Major: World’s History                                           Code: 62.22.03.11

9. Supervisor: Prof. Dr. Nguyen Van Kim

10. Summary of the new findings of the thesis:

The dissertation focuses on the formation, development and the main characteristics of the Ryukyu Kingdom in the period from 1429 up to 1879. Attention is given to the commercial relations of the kingdom with the states in the East Asian region. The dissertation highlights Ryukyu’s peculiar way in dealing with and promoting relations with the countries in the political and economic triangle: China, Japan and Southeast Asia. It underlines the nature and the multifaceted consequences of the relations among the East Asian countries against the backdrop of the Asian transformation in the 15th and 19th centuries.

By focusing the path taken by Ryukyu in which commerce was given the highest priority, the dissertation evaluates the role of commerce in the development and consolidation of its foreign relations as well as its political position in the region. The author also offers some theoretical remarks about the motives and consequences of the trading relations in the East Asian region as well as the impacts of these relations in transforming the East Asian countries. The reasons for the decline of the Ryukyu kingdom, the challenges faced by Asian countries in the course of opting for models of development, national defence and independence in the early modern time are also part of the analysis.

11. Practical applicability:

 - The dissertation is the first study in the Vietnam focusing on the history of the vicissitudes of the Ryukyu Kingdom and its foreign relations in a comprehensive manner. Therefore, the dissertation contributes to expanding and clarifying the new research trend in maritime history of Asia as well as of Japan. The results of this dissertation contributes to promoting understanding and good relationship between Japan and Vietnam as two strategic partnership in Asia nowadays.

- The thesis can be used as reference material for teaching and research in the fields of World history, International Relations, Economic History, Political Science, Oriental Studies, Japan studies, etc.

12. Further research directions:

- Ryukyu is a topic which has not received adequate attention in Vietnam. Currently, the historical researches tend to focus on the economic history, especially maritime history. The subject "Relationship between Ryukyu Kingdom and the countries in the East Asian region" is part of this research trend. Therefore, more researches need to carry out relation to this subject in both theoretical and practical issues. The dissertation opens up several directions that can be explored as following

- Examining and clarifying the issues on culture, society, education ... of the Ryukyu Kingdom.

- Analyzing and conceptualizing the theory of Trading system in East Asia and the impacts of this system on the economic and political development of the region, the fate of "weak country- strong country" in the medieval and modern times

- Giving solid evidence for the historical relationship of Vietnam and Japan, which will help contribute to the consolidation of long-term, durable relationship between Vietnam and Japan.

13. Thesis-related publications: 

1. Le Thi Khanh Ly (2015), "The influence of the Chinese culture in Ryukyu in the XIV-XVIII century ", Journal of Chinese studies (8), p.60-69.

2. Le Thi Khanh Ly (2015), "The commercial relations of the Ryukyu Kingdom with China in The Middle Age", Journal of research in Northeast Asia (4), pp.57-65.

3. Le Thi Khanh Ly (2011), "From a diplomatic document between Ryukyu and Dai Viet in the early XVI century: View on the Vietnamese foreign and cultural policies today", summary record of The internationally scientific workshop: Foreign culture in the integrated world, the Ministry of Culture, Sports and Tourism and Culture University of Hanoi, pp.315-322.

4. Le Thi Khanh Ly (2010), “New findings about the cultural relations between Vietnam and Japan, "Scientific Report of Culture University of Hanoi (8), p.38-45.

5. Le Thi Khanh Ly (2008), "Relationship between Ryukyu and the countries of South East Asia in the XIV-XVI centuries" - Summary Record of the international workshop: Vietnam in East Sea trading system -the University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University of Hanoi, pp.196-221.

6. Le Thi Khanh Ly (2006), "Relationship between Ryukyu and Siam in the XIV-XVI centuries", Journal of Southeast Asian studies (2), pp.41-47.

7. Le Thi Khanh Ly (2006), "Ryukyu as a unique development model in East Asia in the XV-XVI centuries", Journal of Southeast Asian studies (4), pp.27-38.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây