TTLA: Nghiên cứu ngôn ngữ văn bản hợp đồng tiếng Việt từ bình diện phân tích diễn ngôn

Chủ nhật - 20/03/2016 23:34

   THÔNG TIN VỀ LUẬN ÁN TIẾN SĨ

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Trần Thị Thùy Linh             

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 28 - 8 -1982                                                             

4. Nơi sinh: TP Nam Định

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 2213/2011/QĐ-XHNV-SĐH, ngày 21 tháng 11 năm 2011 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Quyết định điều chỉnh tên đề tài luận án số 253/QĐ-SĐH, ngày 23 tháng 3 năm 2015 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

7. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu ngôn ngữ văn bản hợp đồng tiếng Việt từ bình diện phân tích diễn ngôn

8. Chuyên ngành: Việt ngữ học                          Mã số: 62.22.01.15

9. Cán bộ hướng dẫn: GS.TS Nguyễn Thiện Giáp

10. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

- Luận án tập trung trình bày những đặc trưng về Trường của VBHĐ. Theo đó, luận án tiến hành khảo sát, phân tích VBHĐ từ bình diện phản ánh kinh nghiệm. Luận án nhận thấy hệ thống ngữ pháp qua đó bình diện phản ánh kinh nghiệm được thể hiện là hệ thống chuyển tác. Cũng liên quan đến những đặc trưng về Trường của VBHĐ, luận án trình bày những nội dung mà theo Halliday và các nhà ngôn ngữ học chức năng hệ thống khác gọi là ẩn dụ ngữ pháp và liên hệ chủ yếu đến hiện tượng mà ngữ pháp truyền thống gọi là danh hóa và mở rộng cụm danh từ. Ngoài ra, luận án cũng dành một phần để khảo sát khía cạnh chu cảnh trong hệ thống chuyển tác

- Luận án trình bày những đặc trưng về Ý chỉ của VBHĐ thể hiện thông qua việc sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt các mối quan liên nhân. Luận án tiến hành khảo sát, phân tích các nét đặc biệt của kiểu tình thái chức. Kiểu tình thái này được hiện thực hóa trong VBHĐ thông qua các động từ tình thái và tổ hợp từ tình thái.

Những đặc trưng về Ý chỉ của VBHĐ còn được thể hiện qua hành động ngôn từ cam kết. Theo số liệu khảo sát, trong VBHĐ tồn tại cả hai dạng biểu thức ngôn hành cam kết: biểu thức ngôn hành cam kết tường minh và biểu thức ngôn hành cam kết nguyên cấp 

Luận án tiến hành khảo sát và phân tích bình diện kết cấu văn bản (texture) VBHĐ. Ở bình diện vĩ mô, luận án xác định các thành phần bắt buộc và tùy nghi; thảo luận về ý nghĩa và cấu trúc câu điều kiện; cấu trúc đoạn văn trong VBHĐ.

Ở bình diện vi mô, luận án phân tích và thảo luận về kết cấu Đề - Thuyết, hiện tượng Đề hóa, hai kiểu đề đặc trưng (khung đề và chủ đề) và các phương tiện liên kết người viết sử dụng trong VBHĐ.

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Luận án có thể sử dụng làm tài liệu nghiên cứu và phục vụ công tác giảng dạy môn Phân tích diễn ngôn, phong cách học tiếng Việt cũng như những môn học có liên quan.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

So sánh đặc điểm ngôn ngữ văn bản hợp đồng tiếng Việt với ngôn ngữ văn bản hợp đồng nước ngoài.

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

1. Trần Thị Thùy Linh (2013), “Các lỗi thường gặp trong văn bản hợp đồng tiếng Việt”, Ngôn ngữ & Đời sống (5), tr. 12-16.

2. Trần Thị Thùy Linh (2014), “Hành động ngôn từ cam kết trong văn bản hợp đồng tiếng Việt”, Từ điển học và Bách khoa thư (2), tr. 15-20.

3. Trần Thị Thùy Linh (2014), “Vai trò của phép liên kết trong việc tạo tính chính xác – minh bạch cho văn bản hợp đồng”, Từ điển học và Bách khoa thư (4), tr. 107-113.

4. Trần Thị Thùy Linh (2014), “Dạy cách tạo lập văn bản hợp đồng kinh tế cho lưu học sinh tại Trường Đại học Kinh tế quốc dân”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế: Chiến lược ngoại ngữ trong thời kì hội nhập, Trường Đại học Hà Nội, tr. 461-466.

 

INFORMATION ON DOCTORAL THESIS

1. Full name: Tran Thi Thuy Linh                          2. Sex: Female

3. Date of birth: August 28th, 1982                        4. Place of birth: Nam Dinh city

5. Admission of decision number:  2213/2011/QD-XHNV-SDH, date November 21th, 2011, issued by the President of Vietnam National University, Hanoi

6. Changes in academic process: Decision on adjusting the thesis title, decision number 253/QD-SDH, date March 23th, 2015, issued by the Rector of the University of Social Sciences and Humanities, Hanoi 

7. Official thesis title: The study of Vietnamese contract language on the aspect of discourse analysis

8.Major:  Linguistics                                            Code: 62.22.01.15

9. Supervisors: Prof. Dr Nguyen Thien Giap

10. Summary of the new findings of the thesis:

- The dissertation focuses on features of field of contract discourses. Accordingly, the dissertation carried out a survey, analyzed contract discourses from the field reflecting experience. The dissertation found grammatical system through which the field reflects experience is considered as transfer system. Also related to the features of field of contract discourses, the dissertation presents the content, according to Halliday and other system function grammarians, called grammatical metaphor and studies the phenomenon, according to Traditional grammar, called nominalization and expansion of noun phrase. In addition, the dissertation also studies circumstance in transfer system.

- The dissertation presents features of tenor of contract discourses through the use of language expressed interpersonal relations. Derived from nature and basic functions of contract discourses, the dissertation carried a survey, analyzed special features of deontic type of modality including obligation, permission and prohibition. This type of modality is expressed with modal verbs and modal particles.

The features of tenor of contract discourses are also expressed through commisive speech acts. Through the survey materials in contract discourses exist both two types of performative structure of commission: explicit and primitive.

- The dissertation conducted a survey and analyzed the field of structural texture of contract discourses. At the macro level, the dissertation identified the required components and optional components that appear in the contract, discussed the meaning and structure of the conditional sentences, structure of paragraph in the contract discourses.

At the micro level, the dissertation analyzed and discussed theme - rheme structure, topicalization, two types of topic (frame and theme/ topic) and the cohesive devices the writer used in contract discourses.

11. Practical applicability:

The dissertation may be used as materials for researching and teaching the Discourse Analysis, the Vietnamese's stylistics as well as related subjects. 

12. Further research direction:  

The comparision of features of a Vietnamese contract discourse and a foreign contract discourse.

13. Thesis-related publications:

1. Tran Thi Thuy Linh (2013), “Common linguistic mistake in contract documents in Vietnamese”, Language and life (5), pp. 12-16.

2. Tran Thi Thuy Linh (2014), “Committing in contract texts”, Lexicography & Encyclopedia (2), pp. 15-20.

3. Tran Thi Thuy Linh (2014), “The role of cohesion in creating correctness and transparence for a text of contract”, Lexicography & Encyclopedia (4), pp. 107-113.

4. Tran Thi Thuy Linh (2014), “Teach how to create a discourse of economic contract for international students at the University of National Economy”, Proceedings international conference: Foreign languages in the trend of international integration, Hanoi University, pp. 461-466.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây