TTLA: Phân tích diễn ngôn xã luận báo Nhân dân (trên ngữ liệu báo Nhân dân giai đoạn 1964-1975)

Thứ năm - 08/03/2018 22:46

   THÔNG TIN VỀ LUẬN ÁN TIẾN SĨ

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Hồng Nga 

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 07/06/1978                                                  

4. Nơi sinh: Nghệ An

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 2599/2013/QĐ-XHNV-SĐH ngày 13/11/2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Gia hạn thời gian nghiên cứu theo Quyết định số 4619/QĐ-XHNV ngày 29/12/2016 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.

7. Tên luận án: Phân tích diễn ngôn xã luận báo Nhân dân (trên ngữ liệu báo Nhân dân giai đoạn 1964-1975).

8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ học                     Mã số: 62.22.02.40

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Việt Thanh

10. Tóm tắt các kết quả mới của luận án

- Luận án đã khảo sát, phân loại và miêu tả cấu trúc hình thức của diễn ngôn xã luận, cách thức tổ chức thông điệp của diễn ngôn như là một chiến lược giao tiếp, với các đặc điểm điển hình từ cấu trúc hình thức đến cấu trúc tổ chức ngữ nghĩa.

- Luận án cũng phân tích ngữ cảnh sử dụng và lí giải chức năng như là động lực dụng học quan trọng thực hiện chức năng liên nhân, tư tưởng, văn bản của diễn ngôn xã luận.

- Luận án chỉ ra các loại quan hệ, mạng quan hệ lập luận trong diễn ngôn xã luận thông qua những phương thức ngôn ngữ điển hình mang tính thể loại để phản ánh, chuyển tải và tác động đến người nhận nhằm đạt hiệu quả giao tiếp cao nhất. 

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn

- Kết quả nghiên cứu của luận án về chủ đề, cấu trúc chủ đề và cách tổ chức/phân tích mạng quan hệ chủ đề có thể giúp các phóng viên, biên tập viên có một cái nhìn hệ thống và tổng thể khi tổ chức, phân tích, xử lí, điều chỉnh văn bản ở mọi tầng bậc, mọi thể loại trở nên có hệ thống, logic, mạch lạc và khoa học.

- Kết quả phân tích cách thức tổ chức và các phương tiện ngôn ngữ thể hiện chức năng tác động, liên nhân của thể loại diễn ngôn nghị luận chính trị xã hội góp phần phục vụ công tác quản lí báo chí, xuất bản; hỗ trợ các cơ quan quản lí báo chí, xuất bản trong việc định hướng chiến lược sử dụng ngôn ngữ trên các phương tiện truyền thông, thông tin đại chúng; vào việc sử dụng ngôn ngữ như một công cụ nghề nghiệp đối với các nhà chính trị, nhà ngoại giao, nhà báo, nhà giáo,...

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo

- Nghiên cứu mối quan hệ giữa tư tưởng - ngôn ngữ trong diễn ngôn xã luận nói riêng, báo chí chính luận nói chung;

- Nghiên cứu bình diện tổ chức cấu trúc và nội dung của tiêu đề diễn ngôn nhằm đạt được hiệu quả giao tiếp cao nhất;

- So sánh/đối chiếu diễn ngôn xã luận báo Nhân Dân với các thể loại báo chí khác và cả thể loại xã luận trong báo chí hiện đại.

13. Các công trình đã công bố liên quan đến luận án:

Nguyễn Thị Hồng Nga (2013), “Về phương thức biểu hiện mạch lạc theo quan hệ nguyên nhân trong một số truyện ngắn hiện đại”, Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống (8), tr.17-23.

Nguyễn Thị Hồng Nga (2016), “Về hiện tượng lập luận trong diễn ngôn xã luận báo Nhân Dân”, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế Nghiên cứu và giảng dạy Ngôn ngữ học: Những vấn đề lí luận và thực tiễn, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội: Hà Nội, tr.358-367.  ISBN 978-604-62-6689-1.

Nguyễn Thị Hồng Nga (2017), “Về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và quyền lực (qua đặc điểm tiêu đề diễn ngôn xã luận báo Nhân Dân năm 1965)”, Tạp chí Ngôn ngữ & đời sống (5), tr.63-67.

Nguyễn Thị Hồng Nga (2017), “Diễn ngôn xã luận nhìn từ bình diện liên nhân (từ một số diễn ngôn xã luận báo Nhân Dân giai đoạn 1965-1975)”, Tạp chí Ngôn ngữ & đời sống (8), tr.26-31.

 

INFORMATION ON DOCTORAL THESIS

1. The author’s name: Nguyen Thi Hong Nga         2. Sex: Female

3. Date of birth: June 7th, 1978                                4. Place of birth: Nghe An

5. Admission decision number: 2599/2013/QĐ-XHNV-SĐH, dated 13/11/2011 by the Rector of the University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi. 

6. Changes in academic process: Extension of the study period as per Decision No.4619/QĐ-XHNV dated 29/12/2016 by the Rector of the University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi. 

7. Official thesis title: Analysis of editorial discourse (in Nhan Dan newspapers in the period 1964-1975)

8. Major: Linguistics                                                    Code: 62.22.02.40

9. Supervisors: Assoc.Prof. - Dr. Nguyễn Thị Việt Thanh

10. Summary of the new findings of the thesis: 

- The thesis studies, classified and describes the formative structure of editorial discourse and the methods of organizing message of the discourse as a communication strategy, with typical characteristics from the formative structure to semantic organization structure.

- The thesis also studies utilization context and identifies the functions as the key utilizing motivation to perform the interpersonal, ideological and textual functions of the editorial discourse.

- The thesis identifies the relationships and relationship networks of arguments in editorial discourse via typical linguistics means mang tính thể loại to reflect, convey and impact on the recipients to achieve the best communication effect. 

11. Practical applicability:

- The research result of the thesis on the topic, topic structure and the method of organizing/analyzing topic relationship networks can provide reporters and editors with a comprehensive and systematic view when organizing, analyzing, processing and adjusting documents at all levels and types to make them more systematic, logical, clear and scientific/reasonable.  

- The result of analyzing the organizing methods and the linguistics means that reflect the interpersonal and impacting function of socio-political argumentative discourse contributes to the management of newspaper and publishing activities; support newspaper and publisher managing agencies in defining the strategy of utilizing languages on mass media; on the utilization of languages as a professional tool of politicians, diplomats, reporters and teachers, etc.

12. Further research directions:

- To study the ideological - linguistic relationship in editorial discourse in particular and broadsheet newspaper in general;

- To study the aspects of structure and content organization of the discourse titles to achieve the best communication effects;

- To compare/contrast Nhan Dan newspaper’s editorial discourse with other types of newspapers and also the editorial in modern newspapers.

13. Thesis-related publication:

Nguyễn Thị Hồng Nga (2013), “Some touches on the method of coherence expression according to causal relationships in modern stories”, Language & Life (8), pp.17-23.

Nguyễn Thị Hồng Nga (2016), “About the arguments in the discourse of Nhan Dan Newspaper’s editorials”, in Proceeding of International Conference on “Linguistics Research and Training: Theoretical and Practical Issues”, Vietnam National University Press, Hanoi, pp.358-367. ISBN 978-604-62-6689-1.

Nguyễn Thị Hồng Nga (2017), “About the relationship between language power (through the characteristics of title discourse of Nhan Dan Newspaper’s editorials in 1965)”, Language & Life (5), pp.63-67.

 Nguyễn Thị Hồng Nga (2017), “Editorial discource from Interpersonal aspect an analysis from Nhan Dan Newspaper’s editorials in the 1965-1975 period)”, Language & Life (8), pp.26-31

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây