TTLA: Xây dựng mô hình liên kết giữa trường đại học – viện nghiên cứu – doanh nghiệp dưới tiếp cận hệ thống đổi mới

Chủ nhật - 25/02/2018 22:53

   THÔNG TIN VỀ LUẬN ÁN TIẾN SĨ

1. Họ và tên  nghiên cứu sinh: Phạm Hồng Trang

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 30/12/1981

4. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 2999/2013/QĐ-XHNV-SĐH, ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Gia hạn thời gian học tập (7 tháng) theo Quyết định số 4619/QD-XHNV ngày 29 /12 /2016 của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

7. Tên đề tài luận án: Xây dựng mô hình liên kết giữa trường đại học – viện nghiên cứu – doanh nghiệp dưới tiếp cận hệ thống đổi mới

8. Chuyên ngành: Quản lý Khoa học và Công nghệ                        Mã số: Đào tạo thí điểm

9. Cán bộ hướng dẫn: TS. Nguyễn Văn Học PGS.TS. Đào Thanh Trường

10. Tóm tắt kết quả mới của luận án:

Về khía cạnh lý thuyết, Luận án đưa ra khái niệm đổi mới, tiếp cận hệ thống đổi mới. Theo đó, đổi mới là tập hợp các hoạt động xã hội phức tạp nhằm tạo ra sản phẩm mới hoặc cải tiến, thực hiện qui trình theo phương pháp mới hoặc áp dụng cách thức mới để đưa một sáng chế ra thị trường, đem lại lợi ích kinh tế. Tiếp cận hệ thống đổi mới là việc sử dụng các tri thức về hệ thống đổi mới (cấu trúc của hệ thống đổi mới, mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành) để xây dựng một mô hình liên kết đảm bảo được hiệu quả liên kết giữa trường đại học – viện nghiên cứu – doanh nghiệp, đạt mục tiêu của đổi mới phù hợp với bối cảnh Việt Nam hiện nay. Luận án đã phân tích tiến trình phát triển của mối liên kết giữa trường đại học – viện nghiên cứu – doanh nghiệp qua các giai đoạn lịch sử, qua đó thấy được tiến hóa của từng mô hình sau so với mô hình của giai đoạn trước, đồng thời làm rõ tính bất định – xác suất hình thành các mối liên kết trong tam giác liên kết.

Về khía cạnh thực tiễn, bằng việc kết hợp sử dụng các phương pháp điều tra định lượng và định tính, Luận án đã chỉ ra thực trạng mối liên kết trường đại học – viện nghiên cứu – doanh nghiệp hiện nay; phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến mối liên kết trường – viện doanh nghiệp; đề xuất mô hình liên kết trường đại học – viện nghiên cứu – doanh nghiệp và các giải pháp đảm bảo mô hình vận hành tốt dưới tiếp cận hệ thống đổi mới có điều chỉnh phù hợp với bối cảnh Việt Nam hiện nay.

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Các tổ chức khoa học và công nghệ như trường đại học, viện nghiên cứu hay doanh nghiệp, chính quyền địa phương có thể tham khảo giải pháp để tăng cường liên kết trong KH&CN, vận dụng hoàn thiện chính sách phát triển KH&CN của tổ chức.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Xây dựng mô hình liên kết giữa trường đại học khối khoa học xã hội và nhân văn với doanh nghiệp; Vai trò của Nhà nước trong thúc đẩy chuyển giao kết quả nghiên cứu của các trường đại học ở Việt Nam.

13. Các công trình đã công bố liên quan đến luận án:

Phạm Hồng Trang (2013), “Một số giải pháp về nhu cầu và chất lượng trong nghiên cứu của các trường đại học theo quan điểm chính sách đổi mới”, Tạp chí Khoa học Công nghệ Việt Nam T. XXII(665), tr.38-41.

Phạm Hồng Trang (2016), “Tăng cường liên kết trường đại học – viện nghiên cứu – doanh nghiệp theo tiếp cận hệ thống đổi mới nhằm thúc đẩy chuyển giao khoa học và công nghệ ở Việt Nam”, Tổ chức và hoạt động chuyển giao công nghệ - Kinh nghiệm của Australia và đề xuất cho Việt Nam (Trần Văn Hải chủ biên), NXB Thế giới, Hà Nội.

Nguyễn Thị Minh Nga, Phạm Quang Trí, Phạm Hồng Trang (2016), “Chính sách phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ trong các trường đại học Việt Nam”, Tạp chí Chính sách và Quản lý Khoa học và Công nghệ T. V(4), tr.57-71.

Phạm Hồng Trang (2017), “Liên kết giữa trường đại học với viện nghiên cứu và doanh nghiệp trong hoạt động khoa học và công nghệ”, Tạp chí Chính sách và Quản lý Khoa học và Công nghệ T. VI(1), tr.24-36 .

 

INFORMATION ON DOCTORAL THESIS

1. Full name: Pham Hong Trang                                       2. Sex: Female

3. Date of birth: December 30th, 1981                            4. Place of birth: Ha Noi

5. Admission decision number: 2999/2013/QD-XHNV-SĐH, dated 30/12/2013 by Rector of University of Social Sciences & Humanities, Vietnam National University, Hanoi.

6. Changes in academic process: Extanding the studying time (7 months) according to the decision number 4619/QD-XHNV, dated 29/12/2016 by Rector of University of Social Sciences & Humanities, Vietnam National University, Hanoi.

7. Official thesis titlle: “Building model of linkage between universities – academic institutes and industries from innovation system approach”

8. Major: Science and Technology Management            Code: Pilot training

9. Supervisor: Dr. Nguyen Van Hoc, Assoc Prof., Dr. Dao Thanh Truong

10. Summary of the new findings of the thesis:

From the theoretical view, this thesis brought to a concept of innovation as well as innovation system approach. Accordingly, the innovation used in this thesis meant a complex of social activities that aim at creating new products or implementing a process based on new methodologies or even applying new solutions to bring an invention to market so that it can make economic benefits. Innovation system approach was the use of knowledge of the innovation system section (the structure of the innovation system, the relationship between its components) to create an effective linkage model between universities - academic institutes – industries. It helps to achieve  innovation targets in accordance with the current context of Vietnam. The thesis at the same time analyzed the development in term of connection between universities - institutes and industries throughout history, which points out the change of each model time to time, and it also clarifies the uncertainty - the probability of forming the linkages in the triangle linkage.

In the reality, by using both quantitative and qualitative methods, the thesis has pointed out the current status of linkage between universities - institutes and industries as well as the limitations of this status; it analyzes the impact factors to the triangle linkage; it puts forward a new model of linkage between universities - academic institutes and industries with valuable solutions to ensure that model can be operated well balanced on the current context of Vietnam.

11. Practical applicability:

Scientific and technological organizations such as universities, research institutes or enterprises, local governments can refer the thesis’ findings in order to strengthen linkages in science and technology section and fulfill their science and technology policies.

12. Further research directions:

Future studies may focus more on developing a model of linkage between the social sciences and humanities universities and enterprises; The role of the State in promoting the transfer research outcomes to universities in Vietnam.

13. Thesis- related publications:

Pham Hong Trang (2013), “Some recommandations for promoting needs and improving research quality in universities from an innovation policy perspective”, Journal of Vietnam Science and Technology B. XXII(665), pp.38-41.

Pham Hong Trang (2016), “Improving linkage among universities – academic institutes and enterprises under the innovation approach for promoting science and technology transference in Vietnam”, Published in Organization and operation of technology transfer - Australian experience and recommendations for Vietnam (Tran Van Hai eds), World Publisher, Hanoi.

Nguyen Thi Minh Nga, Pham Quang Tri, Pham Hong Trang (2016), “Policy on science and technology resources development in Vietnamese universities”, Journal of Policy and Management in Science and technology B. V(4), pp.57-71.

Pham Hong Trang (2017), “Linkage between universities – institutes and industries in science and technology””, Journal of Policy and Management in Science and technology B. VI(1), pp.24-36 .

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây