TTLA: Thúc đẩy mối quan hệ giữa R&D và sản xuất nhằm nâng cao kết quả hoạt động của doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở Việt Nam

Chủ nhật - 12/03/2023 12:29
1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Ngọc Anh          2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 20/05/1990                                                       4. Nơi sinh: Bắc Ninh
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 1745/2017/QĐ-XHNV ngày 13/07/2017 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
+ Kéo dài thời gian học tập của nghiên cứu sinh từ 14/7/2021 đến 13/7/2022 (theo Quyết định số 1695/QĐ-XHNV-ĐT ngày 11/8/2021 của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
+ Điều chỉnh đề tài luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh (theo Quyết định số 2702/QĐ-XHNV ngày 26/9/2018 của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn)
+ Thay đổi/điều chỉnh tên đề tài luận án tiến sĩ (theo Quyết định số 2367/QĐ-XHNV ngày 29/8/2022 của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn)
7. Tên luận án: Thúc đẩy mối quan hệ giữa R&D và sản xuất nhằm nâng cao kết quả hoạt động của doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở Việt Nam
8. Chuyên ngành: Quản lý Khoa học và Công nghệ           9. Mã số: 9340412.01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Ngọc Ca
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Về mặt lý luận, Luận án đã phân tích tổng quan những công trình nghiên cứu trong và ngoài nước để chỉ ra các vấn đề về doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao, các bước phát triển công nghệ, nguồn gốc công nghệ, quy trình, hoạt động để có đầu vào là công nghệ (khâu R&D) chưa được quan tâm nhiều; mối liên kết giữa R&D và hoạt động sản xuất dưới tiếp cận từ các doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (ƯDCNC) hầu như ít được đề cập trong các nghiên cứu. Tác giả cũng đã tổng hợp, phân tích các khái niệm liên quan đến nội dung nghiên cứu và đưa ra được các tiêu chí đánh giá mối quan hệ giữa R&D và sản xuất gồm: Khả năng chi tiêu cho R&D của doanh nghiệp, Năng lực phát triển nguồn nhân lực R&D, Tình trạng công nghệ sản xuất của doanh nghiệp, Đối tác liên kết thực hiện R&D và Chất lượng hàng hóa được sản xuất của doanh nghiệp. Kết quả hoạt động của doanh nghiệp nông nghiệp ƯDCNC được đo lường thông qua các tiêu chí về: Kết quả về tài chính và Kết quả về xây dựng thương hiệu, uy tín của doanh nghiệp.
- Về thực tiễn, thông qua các số liệu sơ cấp thu thập được từ 46 doanh nghiệp nông nghiệp ƯDCNC (trong đó có 30 doanh nghiệp được công nhận là doanh nghiệp nông nghiệp ƯDCNC), phỏng vấn sâu và các nguồn dữ liệu thứ cấp khác, tác giả đã phân tích kết quả hoạt động của các doanh nghiệp nông nghiệp ƯDCNC. Các phân tích này đã chỉ ra rằng kết quả hoạt động của các doanh nghiệp nông nghiệp ƯDCNC tương đối tốt so với ngành, tuy nhiên, xét riêng về từng yếu tố thì còn thấp. Xét về mối quan hệ giữa R&D và sản xuất thấy được mối quan hệ này trong các doanh nghiệp nông nghiệp ƯDCNC còn khá mờ nhạt, chưa được các doanh nghiệp chú trọng. Trên cơ sở phân tích thực trạng, bối cảnh, tác giả trọng tâm đưa ra mô hình thúc đẩy mối quan hệ giữa R&D và sản xuất mới nhằm nâng cao kết quả hoạt động của các doanh nghiệp nông nghiệp ƯDCNC. Để thúc đẩy mối quan hệ giữa R&D và sản xuất, tác giả đưa ra 07 nhóm giải pháp và những định hướng, khuyến nghị đối với các cơ quan quản lý Nhà nước và doanh nghiệp nông nghiệp ƯDCNC.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu sẽ là tư liệu tham khảo cho việc nghiên cứu về mối quan hệ giữa R&D và sản xuất trong các doanh nghiệp nông nghiệp ƯDCNC. Đồng thời, luận án có thể sử dụng làm tư liệu phục vụ đào tạo cho ngành Quản lý Khoa học và Công nghệ . Ngoài ra, đây cũng có thể là căn cứ để đánh giá, tổng kết kết quả thực hiện các chính sách của Nhà nước liên quan đến phát triển nông nghiệp công nghệ cao cũng như đề xuất, hoàn thiện các chính sách thúc đẩy nông nghiệp công nghệ cao tại Việt Nam trong thời gian tới.
13. Kiến nghị nghiên cứu tiếp theo:
Triển khai các nghiên cứu sâu hơn về tác động của R&D và sản xuất với các yếu tố khác của doanh nghiệp nông nghiệp ƯDCNC như năng lực hội nhập, năng lực đóng góp kinh tế - xã hội hay liên kết hợp tác,... Hoặc triển khai các nghiên cứu về triển khai thực nghiệm và đánh giá kết quả của mô hình liên kết mới đã đề xuất để xem xét về tính hiệu quả cũng như khả thi, bền vững của mô hình này.
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án
  • Trịnh Ngọc Thạch, Nguyễn Thu Trang, Nguyễn Thị Ngọc Anh, Trần Tiến Anh (2019), “Doanh nghiệp Việt Nam nâng cao nhận thức về đổi mới sáng tạo thích ứng với biến đổi khí hậu”, Tạp chí Chính sách và Quản lý KH&CN, Tập VIII (4), tr. 55-70
  • Nguyễn Thị Ngọc Anh (2020), ”Vai trò của công nghệ đối với phát triển nông nghiệp công nghệ cao trong bối cảnh chuyển đổi kinh tế, sinh thái và xã hội tại Việt Nam hiện nay”, Chuyên san Nghiên cứu Chính sách và Quản lý, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội,  Tập XXXVI (1), tr. 1-10
  • Nguyễn Thị Ngọc Anh, Nguyễn Thị Quỳnh Anh (2020), “Áp dụng công nghệ sinh thái nhằm sử dụng bền vững đất trồng lúa trong quá trình chuyển đổi kinh tế, sinh thái và xã hội (Nghiên cứu trường hợp Sapa và Hải Dương)”, Cuốn sách: Triển vọng về chuyển đổi kinh tế, sinh thái và xã hội: Từ thực tiễn đến chính sách, NXB Thế giới, tr.235-249
  • Trang Vu Phuong, Nguyen Thi Ngoc Anh, Ho The Nam Phuong, Do Thi Lam Thanh (2021), “A discussion on valuation criteria of technological capacity of the enterprise”, International Scientific and Practical Conference: Science, Education, Innovation Topical Issues and Modern Aspects, held on December 25-26, 2021 in Tallinn, Estonia, pp.61-72
  • Trang Vu Phuong, Vuong Quoc Duy, Nguyen Thi Ngoc Anh, Vu Huyen Trang, Tran Tien Anh, Ho The Nam Phuong, Do Thi Lam Thanh (2022), “Current state of technological capacity evaluation of agro-fisheries processing enterprises in Can Tho city”, Scientific collection interconf - Scientific community: Interdisciplinary research, No 96, Hamburg, Germany 26-28/1/2022, pp.138-147
 
 
INFORMATION ON DOCTORAL THESIS
1. Full name: Nguyen Thi Ngoc Anh                             2. Sex: Female
3. Date of birth: 20/05/1990                              4. Place of birth: Bac Ninh
5. Admission decision no: 1745/2017/QĐ-XHNV dated July 13th, 2017 of University of Social Sciences and Humanities.
6. Changes in academic process:
+ Extend the study period of PhD students from July 14, 2021 to July 13, 2022 (according to Decision No. 1695/QD-XHNV-DT dated August 11, 2021 of the University of Social Sciences and Sciences). Humanities
+ Adjustment of doctoral thesis topic of graduate students (according to Decision No. 2702/QD-XHNV dated September 26, 2018 of University of Social Sciences and Humanities)
+ Change/adjust the title of doctoral thesis topic (according to Decision No. 2367/QD-XHNV dated August 29, 2022 of University of Social Sciences and Humanities)
7. Official thesis title: Promoting the relationship between R&D and production to improve the performance of hi-tech agricultural enterprises in Vietnam.
8. Major: Science and Technology Management      
9. Code: 9340412.01              
10. Supervisors: Assoc. Prof. Dr. Tran Ngoc Ca
11. Summary of the new findings of the thesis:
- In terms of theory, the thesis has analyzed the overview of domestic and foreign research works to point out the problems of high-tech agricultural enterprises, technological development steps, technology origin, process processes and activities for input as technology (R&D stage) have not received much attention; The link between R&D and production activities under the approach of high-tech agricultural enterprises (R&D) is hardly mentioned in the studies. The author also synthesized and analyzed the concepts related to the research content and provided criteria for evaluating the relationship between R&D and production, including: Enterprise's ability to spend on R&D, Capacity development of R&D human resources, State of production technology of enterprises, Associate partners to carry out R&D and Quality of manufactured goods of enterprises. Operational results of high-tech agricultural enterprises are measured through the following criteria: financial results and results on branding and reputation of the enterprise.
- In practice, through primary data collected from 46 high-tech agricultural enterprises (of which 30 are recognized as high-tech agricultural enterprises), in-depth interviews and secondary data sources On the other hand, the author analyzed the performance results of high-tech agricultural enterprises. These analyzes have shown that the performance of high-tech agricultural enterprises is relatively good compared to the industry, however, in terms of individual factors, it is still low. In terms of the relationship between R&D and production, it can be seen that this relationship in high-tech agricultural enterprises is still quite weak and has not been paid much attention by enterprises. On the basis of analyzing the current situation and context, the author proposes a new model to promote the relationship between R&D and production in order to improve the performance of high-tech agricultural enterprises. To promote the relationship between R&D and production, the author offers 07 groups of solutions and orientations and recommendations for State management agencies and high-tech agricultural enterprises.
12. Practical applicability, if any:
The research results will be a reference for the study of the relationship between R&D and production in high-tech agricultural enterprises. At the same time, the thesis can be used as training materials for Science and Technology Management. In addition, this can also be a basis for evaluating and summarizing the results of the implementation of State policies related to the development of high-tech agriculture as well as proposing and perfecting policies to promote agriculture. high technology in Vietnam in the near future.
13. Further research directions, if any:
Implement further studies on the impact of R&D and production with other factors of high-tech agricultural enterprises such as integration capacity, socio-economic contribution capacity or cooperation,... Or conduct studies on experimental implementation and evaluate the results of the proposed new linkage model to consider the effectiveness as well as feasibility and sustainability of this model.
14.Thesis-related publictations (List them in chronological order):
  • Trinh Ngoc Thach, Nguyen Thu Trang, Nguyen Thi Ngoc Anh, Tran Tien Anh (2019), "Vietnamese enterprises raise awareness about innovation and adaptation to climate change", Journal of Policy and Science and Technology Management, Vol. 8 (4), pp. 55-70
  • Nguyen Thi Ngoc Anh (2020), "The role of technology in the development of high-tech agriculture in the context of economic, ecological and social transformation in Vietnam today", Journal of Political Research Books and Management, Science Journal of Vietnam National University, Hanoi, Vol. 36 (1), p. 1-10
  • Nguyen Thi Ngoc Anh, Nguyen Thi Quynh Anh (2020), “Application of eco-technology for sustainable use of rice land in the process of economic, ecological and social transformation (The case study of Sapa and Hai Duong)", Book: Prospects for economic, ecological and social transformation: From practice to policy, World Publishing House, pp.235-249
  • Trang Vu Phuong, Nguyen Thi Ngoc Anh, Ho The Nam Phuong, Do Thi Lam Thanh (2021), “A discussion on valuation criteria of technological capacity of the enterprise”, International Scientific and Practical Conference: Science, Education, Innovation Topical Issues and Modern Aspects, held on December 25-26, 2021 in Tallinn, Estonia, pp.61-72
  • Trang Vu Phuong, Vuong Quoc Duy, Nguyen Thi Ngoc Anh, Vu Huyen Trang, Tran Tien Anh, Ho The Nam Phuong, Do Thi Lam Thanh (2022), “Current state of technological capacity evaluation of agro-fisheries processing enterprises in Can Tho city”, Scientific collection interconf - Scientific community: Interdisciplinary research, No 96, Hamburg, Germany January 26-28, 2022, pp.138-147


 

Tác giả: Hạnh Quỳnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây