TTLA: Chất lượng nguồn nhân lực cán bộ Hội Phụ nữ cơ sở hiện nay (nghiên cứu trường hợp tỉnh Hà Nam)

Thứ tư - 06/09/2017 23:30

   THÔNG TIN VỀ LUẬN ÁN TIẾN SĨ

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Hoàng Anh

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 01/6/1982

4. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: Quyết định số 2999/2013/QĐ-XHNV-SĐH ký ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận án: Chất lượng nguồn nhân lực cán bộ Hội Phụ nữ cơ sở hiện nay (nghiên cứu trường hợp tỉnh Hà Nam)

8. Chuyên ngành: Xã hội học                 Mã số: 62.31.03.01

9. Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS Phạm Văn Quyết

10. Tóm tắt kết quả mới của luận án:

Trên cơ sở hệ thống hóa các nghiên cứu lý luận về chất lượng nguồn nhân lực cán bộ Hội Phụ nữ cơ sở, luận án đã xây dựng các tiêu chí đo lường chất lượng nguồn nhân lực cán bộ Hội Phụ nữ cơ sở hiện nay và làm rõ một số khái niệm có liên quan.

Bằng việc kết hợp sử dụng phương pháp điều tra định lượng và định tính của xã hội học, luận án đã chỉ ra thực trạng chất lượng nguồn nhân lực cán bộ Hội Phụ nữ cơ sở hiện nay được xem xét từ đánh giá của cán bộ Hội và hội viên, đội ngũ lãnh đạo Hội cấp trên và lãnh đạo chính quyền địa phương theo các khía cạnh: trình độ chuyên môn và đào tạo; việc thực hiện nhiệm vụ; uy tín tại cộng đồng; phẩm chất đạo đức, tinh thần, thái độ, nhiệt tình trong công tác; tình trạng sức khỏe cơ bản.

Luận án đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực cán bộ Hội Phụ nữ cơ sở như các đặc điểm dân số, xã hội thuộc cá nhân cán bộ Hội; điều kiện/hoàn cảnh gia đình; chế độ chính sách, đãi ngộ.

Luận án đã đề xuất một số biện pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Hội Phụ nữ cơ sở hiện nay.

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

(1) Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Hà Nam có thể tham khảo để đánh giá thực trạng chất lượng cán bộ nữ cơ sở, cán bộ Hội Phụ nữ cơ sở hiện nay và thực hiện các giải pháp can thiệp;

(2) Các trường đại học, các tổ chức phi chính phủ địa phương và quốc tế đang triển khai các chương trình, dự án liên quan đến nâng cao chất lượng cán bộ nữ và có thể sử dụng kết quả nghiên cứu của luận án này là một tài liệu tham khảo;

(3) Đối với cá nhân nghiên cứu sinh, kết quả nghiên cứu của luận án được sử dụng trong công việc hàng ngày.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Những yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng nguồn nhân lực cán bộ Hội cơ sở; chất lượng thực hành kiến thức và kỹ năng của cán bộ Hội cơ sở.

13. Các công trình đã công bố liên quan đến luận án:

Nguyễn Hoàng Anh (2014), “Một số giải pháp nhằm phát huy những lợi thế và giảm thiếu các hạn chế về nguồn nhân lực trong quá trình đô thị hóa Tây Nguyên”, Kỷ yếu Hội thảo “Đô thị hoá và quản lý quá trình đô thị hoá trong phát triển bền vững vùng Tây Nguyên: lý luận và thực tiễn” - Đề tài TN3/X15 (Chương trình Khoa học và Công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên lần thứ 3), tr 151 - 159.

Nguyễn Hoàng Anh (2016), “Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực cán bộ Hội Phụ nữ cơ sở (nghiên cứu trường hợp tỉnh Hà Nam)”, Thông tin Khoa học xã hội (9), tr. 41 - 47.

Nguyễn Hoàng Anh (2016), “Ảnh hưởng của một số yếu tố cá nhân tới chất lượng nguồn nhân lực cán bộ Hội Phụ nữ cơ sở”, Tạp chí Giáo dục và Xã hội  (Số đặc biệt Tháng 9/2016), tr. 138 - 146.

Nguyễn Hoàng Anh (2016), “Chất lượng cán bộ Hội Phụ nữ cơ sở qua phân tích thực trạng trình độ học vấn và kỹ năng công tác (trường hợp tỉnh Hà Nam)”, Kỷ yếu Hội nghị Khoa học cán bộ trẻ, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

 

INFORMATION ON DOCTORAL THESIS

1. Full name: Nguyen Hoang Anh                   2. Sex: Female

3. Date of birth: 1st June 1982                        4. Place of birth: Ha Noi

5. Admission decision number: Decision No /2013/QĐ-XHNV-SĐH dated 30th December 2013 of the Rector of the University of Social Sciences and Humanities.

6. Changes in academic process: None

7. Official thesis title: Human resource quality of local women’s union staff (The case of Ha Nam province)

8. Major: Sociology                                           Code: 62.31.03.01

9. Supervisors: Associate Professor, Doctor Pham Van Quyet

10. Summary of new findings of the thesis:  

Based on the theoretical analysis on human resource quality of local women’s union staff, this thesis provides relevant measuring criteria and explains relevant concepts.

Using sociology qualitative and quantitative research methods, this thesis has pointed out the current capacity of local women’s union staff as assessed directly by the local staff themselves, women’s union members, senior women’s union executives and local authorities’ executives, focusing on the following attributes of the staff: education and qualifications, capabilities, performance at work, reputation in the society, moral qualities, attitudes and work enthusiasm, basic health condition.

This thesis has pointed out the factors affecting human resource quality of local women’s union staff, including their demographic characteristics, family condition, social benefits and welfare schemes.

This thesis has proposed a number of solutions and recommendations for the improvement of human resource quality of local women’s union staff.

11. Practical applicability:

(1) This theis provides a foundation for the women’s union of Ha Nam to analysis its staff’s current capacity and to implement necessary improvements;

(2) universities, local and international non-profit organizations which are carrying out projects relating to female capacity improvement shall consider this thesis a reference document;

(3) to me personally, I shall use the results of this thesis to support my daily work at the Vietnam Women’s Union.

12. Further research directions:

Factors influencing local female staff’s capacity; knowledge and skills of staff at local women’s union.

13. Thesis-related publications:

Nguyen Hoang Anh (2014), “Solutions on  promoting advantages and minimizing limitations of human capital during the urbanization of Tay Nguyen”, Summary record of the Reference “Urbanization the management of urbanization in the sustainable development of Tay Nguyen: theory and practice” - Project TN3/X15 (The Scientific and Technological program for the socio-economic development of Tay Nguyen), pp. 151-159.

Nguyen Hoang Anh (2016), “Current state of female staff’s capcity: the case of Hanam womens’ union”, Social Sciencies Information (9), pp. 41-47.

Nguyen Hoang Anh (2016), “The impact of individual factors on the capacity of local women’s union staff”, Education and Society Magazines (specilized issue of September), pp. 138-146.

Nguyen Hoang Anh (2016), “Capacity of local women’s union staff: an analysis based on education level and working experience (the case of Ha Nam province), Summary record of the Young executives Scientific Reference, the University of Social Sciences and Humanities, Hanoi National University.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây