Ngôn ngữ
THÔNG TIN VỀ LUẬN ÁN TIẾN SĨ
1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Lê Thùy Dương
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 28/6/1985
4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định số: 194/2013/QĐ-TCT-ĐT ngày 06/8/2013 của Giám đốc Trung tâm Đào tạo, Bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị - Đại học Quốc gia Hà Nội, Quyết định số 148/QĐ-SĐH ngày 10/02/2014 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội về việc công nhận đề tài và người hướng dẫn luận án tiến sĩ.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Quyết định số 1013/QĐ-SĐH ngày 29/3/2016 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội về việc thay đổi tên đề tài luận án tiến sĩ.
7. Tên đề tài luận án: “Tư tưởng nhập thế của Thiền Phật giáo qua phong trào Chấn hưng Phật giáo Việt Nam đầu thế kỷ XX”.
8. Chuyên ngành: Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử Mã số: 62.22.03.02
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Nguyên Việt
10. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Luận án phân tích mối quan hệ giữa tư tưởng nhập thế của Thiền Phật giáo nói chung và Thiền Phật giáo Việt Nam nói riêng với phong trào Chấn hưng Phật giáo, từ đó, làm rõ một số đặc trưng của tư tưởng nhập thế Thiền Phật giáo Việt Nam.
- Luận án phân tích nguyên nhân, diễn biến của phong trào Chấn hưng Phật giáo Việt Nam đầu thế kỷ XX và làm rõ một số nội dung, đặc điểm của tư tưởng nhập thế của Thiền Phật giáo Việt Nam qua phong trào này.
- Luận án làm rõ những giá trị và hạn chế của tư tưởng nhập thế Thiền Phật giáo Việt Nam từ phong trào Chấn hưng Phật giáo Bắc Kỳ đầu thế kỷ XX đối với đương thời từ đó rút ra những bài học lịch sử đối với hoạt động của Giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện nay.
- Những kết quả đạt được trong luận án được xem là những cái mới khi chúng được phân tích, làm rõ tính linh hoạt của thiền trong đời sống thực tiễn của Phật giáo dẫn đến tính tất yếu của nhập thế.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và giảng dạy các chuyên đề về tư tưởng nhập thế của Phật giáo nói chung và tư tưởng nhập thế của Thiền Phật giáo nói riêng.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Tiếp tục nghiên cứu về tư tưởng nhập thế của Thiền Phật giáo qua phong trào Chấn hưng Phật giáo Việt Nam đầu thế kỷ XX, không chỉ ở Bắc Kỳ mà ở Nam Kỳ và Trung Kỳ, từ đó nghiên cứu ảnh hưởng của tư tưởng nhập thế Thiền Phật giáo đến đời sống tinh thần của Việt Nam hiện nay.
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
Lê Thùy Dương (2013) “Tư tưởng nhập thế của Tam tổ Trúc Lâm Yên Tử” , Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo (3), tr. 33-40.
Lê Thùy Dương (2013) “Ảnh hưởng của tư tưởng nhập thế đến đời sống chính trị - xã hội, văn hóa và nghệ thuật Việt Nam thời Trần”, Tạp chí Nghiên cứu Phật học (3), tr. 23-27.
Lê Thùy Dương (2016) “Báo Đuốc Tuệ với phong trào Chấn hưng Phật giáo ở miền Bắc Việt Nam đầu thế kỷ XX”, Tạp chí Lý luận chính trị & Truyền thông (5), tr. 57-60.
Lê Thùy Dương (2016) “Tư tưởng Thiền nhập thế qua thơ văn Ngô Thì Nhậm”, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật (8), tr.76-77.
Lê Thùy Dương (2016) “Khái quát tư tưởng nhập thế của các dòng thiền và một số thiền sư tiêu biểu”, Tạp chí Nghiên cứu Phật học (7), tr. 33-40.
INFORMATION ON DOCTORAL THESIS
1. Full name: Le Thuy Duong 2. Sex: Female
3. Date of birth: June 28th 1985 4. Place of birth: Ha Noi
5. Decision No. 194/2013/QĐ-TCT-ĐT dated 06/08/2013 of Director of Training Center for Teachers of Political Theory - Vietnam National University, Hanoi; Decision No. 148/QĐ-SĐH dated 10/02/2014 of President of University of Social Sciences and Humanities - Vietnam National University, Hanoi on approving the thesis title and supervisor of doctoral thesis.
6. Changes in academic process:
Decision No. 1013/QĐ-SĐH dated 29/03/2016 of President of University of Social Sciences and Humanities - Vietnam National University, Hanoi on modifying the doctoral dissertation title.
7. Official thesis title: “World-entering ideology of Buddhist Meditation through Buddhist Revival Movement in Vietnam in the early 20th century”
8. Major: Dialectical and Historical Materialism Code: 62.22.03.02
9. Supervisor: Associate Professor Tran Nguyen Viet
10. Summary of the new findings of the thesis:
- The thesis analyzes the relationship between the thought of incarnation of Zen Buddhism in general and Vietnam Zen Buddhism in particular with the revival movement of Buddhism, from then, clarifies some features of the thought of incarnation of Vietnam Zen Buddhism.
- The thesis analyzes reasons, development of the revival movement of Vietnam Zen Buddhism in early twentieth century and clarifies the contents, characteristics of the thought of incarnation of Vietnam Zen Buddhism via this movement.
- The thesis clarifies the values and limitations of Vietnam Zen Buddhism from the revival movement of Buddhism of the North in the early twentieth century to current at that time, and from that getting historical lessons for current Vietnam Buddhist Sangha.
- The findings achieved in the thesis are considered as new when they are analyzed, clarified flexibility of Zen in practical life of Buddhism leading to the inevitability of incarnation.
11. Practical applicability:
The topic can be used as a reference for researching and teaching topics on the thought of incarnation of Buddhism in general and the thought of incarnation of Zen Buddhism in particular.
12. Further research directions:
Continue research on the thought of incarnation of Zen Buddhism through the revival movement of Vietnam Buddhism in the early 20th century, not only in North but also in South and Central, from that reasearching on the effect of the thought of incarnation of Zen Buddhism on spiritual life of Vietnamese today.
13. Thesis-related publications:
Le Thuy Duong (2013) “The thought of incarnation of Three ancestors of Truc Lam Yen Tu”, Journal of Researching on Religions (3), pp. 33-40.
Le Thuy Duong (2013) “Impact of the thought of incarnation on socio-political, cultural and artistic life of the Tran dynasty”, Journal of Researching on Buddhology (3), pp. 23-27.
Le Thuy Duong (2016) “ Duoc Tue magazine with the revival movement of Buddhism in Northern Vietnam in the early 20th century”, Journal of Political Theories and Communication (5), pp. 57-60.
Le Thuy Duong (2016) “Thought of Zen incarnation through Ngo Thi Nham’s poetry”, Journal of Arts and Cultures (8), pp.76-77.
Le Thuy Duong (2016) “Generalizing the thought of incarnation of the Zen flows and some typical Zen masters”, Journal of Researching on Buddhology (7), pp. 33-40.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn