Ngôn ngữ
THÔNG TIN VỀ LUẬN ÁN TIẾN SĨ
1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Trần Hồng Nhung
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 11/08/1985
4. Nơi sinh: Nam Định
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 2213/2011/QĐ-XHNV-SĐH ngày 21/11/2011 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không có
7. Tên đề tài luận án: Thiết chế tổ chức, quản lí và tệ nạn cường hào ở làng xã vùng đồng bằng Bắc Bộ thế kỉ XVIII-XIX
8. Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 62.22.03.13
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Vũ Văn Quân
10. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
Thứ nhất, luận án khảo cứu một cách có hệ thống thiết chế tổ chức, quản lí của làng xã ở đồng bằng Bắc Bộ thế kỉ XVIII-XIX bao gồm cả thiết chế quan phương và phi quan phương; mối quan hệ và sự vận hành giữa các thiết chế để chỉ ra những đặc trưng trong cách thức quản lí làng xã truyền thống, khuynh hướng và quy luật vận động, biến đổi của làng xã đồng thời lí giải căn nguyên của sự vận động và biến đổi đó.
Thứ hai, nhận diện và chỉ ra bản chất của tệ cường hào, tái hiện một cách khách quan thực trạng nạn cường hào làng xã ở đồng bằng Bắc Bộ trong hai thế kỉ XVIII-XIX cùng những tác động, hệ quả của nó đến đời sống chính trị, kinh tế, xã hội đồng thời đưa ra những kiến giải một cách hệ thống, nhiều chiều về căn nguyên sâu xa làm nảy sinh và phát triển mạnh mẽ tệ nạn này.
Thứ ba, trên cơ sở những liên hệ, so sánh với thực tiễn nông thôn mới hiện nay, luận án đúc kết một số kinh nghiệm góp phần quản lí hiệu quả chính quyền cấp cơ sở, phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Cung cấp những luận cứ khoa học và bài học kinh nghiệm cho việc hoạch định chính sách quản lí hiệu quả nông thôn mới hiện nay. Biên soạn tài liệu tham khảo cho sinh viên ngành Lịch sử và những người có cùng mối quan tâm.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Nghiên cứu về giá trị của hương ước cổ và những bài học đối với hoạt động quản lí thôn làng ở Việt Nam hiện nay.
Nghiên cứu về thiết chế tổ chức, quản lí ở làng xã trong tiến trình lịch sử và những kinh nghiệm góp phần nâng cao hiệu quả quản lý cấp chính quyền cơ sở ở Việt Nam hiện nay.
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
- “Quá trình phát triển và hoàn thiện bộ máy hành chính cấp xã thời phong kiến (từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX)”, Tạp chí Luật học (10), tr. 27 – 37, 2013.
- “Bảo vệ trật tự, an ninh làng xã trong hương ước thế kỉ XVII - XIX và những giá trị kế thừa”, Tạp chí Luật học (5), tr. 41 – 53, 2016.
- “Nạn cường hào ở làng xã đồng bằng Bắc Bộ thế kỉ XIX - thực trạng, nguyên nhân và hệ quả”, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử (484), tr. 35 – 49, 2016.
- “Thiết chế tổ chức, quản lí ở làng xã đồng bằng Bắc Bộ thế kỉ XIX và những bài học kinh nghiệm”, Tạp chí Tổ chức bộ máy nhà nước (8), tr. 18 – 23, 2016.
INFORMATION ON DOCTORAL THESIS
1. Full name: Tran Hong Nhung 2. Sex: Female
3. Date of birth: 11/08/1985 4. Place of birth: Nam Dinh
5. Admission decision number: 2213/2011/QĐ-XHNV-SĐH of the Rector of University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.
Dated: November 21, 2011
6. Changes in academic process: None
7. Official thesis title: Institutional organization, management and the evil of the village bully in the Northern Delta in the XVIII-XIX centuries.
8. Major: History of Vietnam Code: 62.22.03.13
9. Supervisor: Asst. Prof. PhD. Vu Van Quan
10. Summary of the new findings of the thesis:
Firstly, the thesis systematiccally researchs organizing and managing institutions of Northern Delta villages in the 18th and 19th centuries, including governmental and non-governmental institutions; the operation and relation between the institutions to point out the features in the traditional village management, the tendency and rules of mobilization and transformation of the village, at the same time, explain the cause of those mobilizations and transformations.
Secondly, it identifies and points out the essence of the village, objectively reproduce the real situation of the village bullying in the Northern Delta in two centuries XVIII and XIX with its effects, consequences to politics, economics, society; thereby offering multidimensional and systematic insight about the root and strong expansion of this social evil.
Thirdly, basing on the link and comparison with the current situation of Vietnamese villages, the thesis has drawed some lessons that contribute to the effective management of the central government, serving the industrialization and modernization of our country.
11. Practical applicability:
This thesis provides scientific basis and lessons for effective policy-making of new rural management; compiles references for history students and those with similar interests.
12. Further research directions:
Researching the value of ancient conventions and lessons for village management in Vietnam nowaday.
Researching the organizing and managing institutions of villages in the course of history and experiences contributing in the management efficiency of Vietnam central government today.
13. Thesis-related publicasion:
- “The development and completion of feudal communal administration (from the 10th century to the 19th century)” The Law Journal (10), pp. 27 – 37, 2013.
- “Protecting the village order and security in the XVII - XIX century convention and the inherited values ", The Law Journal (5), pp. 41 – 53, 2016.
- “The evil of village bully in the Northern Delta in the XVIII-XIX centuries - the real situation, causes and consequences”, The History Research Journal (484), pp. 35 – 49, 2016.
- “Organizing and managing institutions of Northern Delta villages in the XIX century and a number of experience lessons”, The State Organization Journal (8), pp. 18 – 23, 2016.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn