Ngôn ngữ
THÔNG TIN VỀ LUẬN ÁN TIẾN SĨ
1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Thúy Hằng
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 16/05/1977
4. Nơi sinh: Nghệ An
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 3676/QĐ-SĐH của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, ngày 28/10/2009.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận án: Dòng báo chính trị với đời sống chính trị Việt Nam giai đoạn 1925-1945
8. Chuyên ngành: Báo chí học Mã số: 62.32.01.01
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS Đỗ Quang Hưng
10. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
Phục hiện lại một cách tương đối hoàn chỉnh về dòng báo chính trị Việt Nam giai đoạn 1925-1945 với các khuynh hướng báo chí chính trị tiêu biểu trong giai đoạn này.
- Phác họa một cái nhìn tổng quan về quan điểm mácxít và quan điểm phương Tây về mối quan hệ báo chí và đời sống chính trị.
- Khắc họa diện mạo, cơ sở hình thành, sự phát triển của dòng báo chính trị ở Việt Nam trước năm 1925 và giai đoạn 1925-1945.
- Phân tích nội dung và nghệ thuật dòng báo chính trị Việt Nam, trong đó tập trung làm rõ những điểm tương đồng và khác biệt trong nội dung của các khuynh hướng báo chí chính trị; nghệ thuật làm báo của báo chí công khai, hợp pháp và nghệ thuật tuyên truyền của báo chí xuất bản bí mật dưới chính quyền thực dân.
- Đánh giá vai trò của dòng báo chính trị đối với đời sống chính trị Việt Nam, thể hiện qua sự tác động đến chính quyền thuộc địa, đến các đảng phái và phong trào chính trị, đến công chúng: báo chí như là “vũ khí tư tưởng” của các đảng chính trị, là phương tiện nhằm nâng cao lòng yêu nước và nhận thức chính trị của quần chúng, làm thúc đẩy các phong trào chính trị. Từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm và ý nghĩa lịch sử đối với thực tiễn đời sống báo chí và chính trị hiện nay.
Ý nghĩa lý luận: luận án sẽ góp phần vào quá trình tìm hiểu mối quan hệ giữa báo chí với đời sống chính trị của Việt Nam trong giai đoạn hình thành lịch sử hiện đại của đất nước; đóng góp vào lý luận báo chí truyền thông định nghĩa về dòng báo chính trị ở Việt Nam; đồng thời góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý thuyết về mối quan hệ báo chí và chính trị, truyền thông chính trị.
Ý nghĩa thực tiễn: luận án có thể là nguồn tư liệu có giá trị tham khảo cho những người hoạt động báo chí cũng như những nhà lãnh đạo, quản lý báo chí ở Việt Nam trong việc xử lý mối quan hệ báo chí và đời sống chính trị.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Có thể làm tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên cao học ngành Báo chí học, Chính trị học, Lịch sử và những người quan tâm đến các vấn đề lý thuyết và thực tiễn về Lịch sử báo chí, Truyền thông và Chính trị ở Việt Nam.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
- Các lý thuyết về mối quan hệ truyền thông và chính trị.
- Sự phát triển của dòng báo chính trị ở Việt Nam từ 1945 đến nay.
- Nghiên cứu so sánh truyền thông và chính trị trên thế giới cũng như ở Việt Nam.
13. Các công trình đã công bố liên quan đến luận án:
- Nguyễn Thị Thúy Hằng, Vũ Thị Minh Thắng (2015), “Sự hình thành không gian công ở Việt Nam trước năm 1945: Nghiên cứu dưới góc độ Báo chí học, Chính trị học và Lịch sử”, Kỷ yếu Hội nghị khoa học cán bộ trẻ và học viên sau đại học năm học 2014-2015 Nghiên cứu liên ngành trong khoa học xã hội và nhân văn tiếp cận từ góc độ lý thuyết và thực tiễn, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2015, tr.298-309.
- Nguyễn Thị Thúy Hằng (2015), “Báo chí cách mạng Việt Nam trước năm 1945 dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam”, Tạp chí Cộng sản Điện tử, ngày 6/11/2015.
- Nguyễn Thị Thúy Hằng (2014), “Các lý thuyết truyền thông chính trị và vận dụng ở Việt Nam”, Tạp chí Lý luận Chính trị (12), tr. 28-31.
- Nguyễn Thị Thúy Hằng (2014), “Vài nét về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với báo chí cách mạng Việt Nam (1930-1945)”, Tạp chí Lịch sử Đảng (6), tr. 66-70.
- Nguyễn Thị Thúy Hằng (2014), “Vai trò của báo chí cách mạng trong đời sống chính trị Việt Nam 1925-1945”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, T. 30 (1), tr. 22-32.
INFORMATION OF DOCTORAL THESIS
1. Full name: Nguyen Thi Thuy Hang 2. Sex: Female
3. Date of birth: 16/05/1977 4. Place of birth: Nghe An
5. Admission decision number: 3676/QĐ-SĐH by President of Vietnam National University, dated 28/10/2009.
6. Changes in academic process:
7. Official thesis title: Political journalism in Vietnam’s politics 1925-1945
8. Major: Journalism Code: 62.32.01.01
9. Supervisor: Prof. Dr. Do Quang Hung
10. Summary of new findings of the thesis:
Define relative completely political journalism in Vietnam 1925-1945; identify the conditions for the foundation and development of political journalism in Vietnam, the relationship between journalism and politics.
- Classify political journalism in the period 1925-1945, state out some typical newspapers of different political trends. Analyze the content and newspaper arts of political journalism, which focus on understanding the similarities and the differences of the political press tendencies in Vietnam during the period 1925-1945.
- Evaluate the different roles of political journalism in Vietnam's politics from 1925 to 1945, expressed through its impact on the colonial government, the political parties and political movements, to the masses: journalism as a “thought-weapon” of the parties and the political movements; journalism as motivator behind rising nationalism and raising the level of political consciousness of the masses; journalism as direct contributor to political movements. From which to draw lessons and historical significance for the political journalism and Vietnam politics today.
In terms of theory, a systematic analysis of the political press 1925-1945, showing the characteristics, classification and assessment of the role of political journalism in Vietnam politics in this period, the thesis will contribute to clarify the relationship between political press and Vietnam politics in an important formative period of modern Vietnamese history. In addition, a concept is also introduced into the Vietnamese discourse - political journalism in Vietnam, its formation and development analyzed along with its characteristics and classifications of media type.
In practical terms, in the current period, the relation between media and politics is increasingly complex. Analyzing the characteristics and previous methods of managing this relationship in the history of Vietnam's revolution will be practical and valuable suggestions for journalists and the authorities in Vietnam.
11. Practical applicability:
The thesis also can be valuable sources of reference for students, graduate students and people interested in the issues of theory and practice of Journalism, Political Science and History.
12. Further research direction:
- Theories on media and politics.
- The development of Vietnamese political journalism from 1945 until now.
- Comparing media system: media and politics in Vietnam and abroad.
13. Thesis-related publications:
- Nguyễn Thị Thúy Hằng, Vũ Thị Minh Thắng (2015), “The formation of public sphere in Vietnam before 1945: Research from the perspective of Journalism, Political Science and History”, Proceedings of the young staffs and graduate students’ conference 2014-2015 Interdisciplinary studies in Social Sciences and Humanities: Approach from the perspective of theory and practice, Vietnam National University Publisher, 2015, pp.298-309.
- Nguyễn Thị Thúy Hằng (2015), “Vietnamese revolutionary press before 1945 under the leadership of the Communist Party of Vietnam,” Online Communist Review, November 6th 2015.
- Nguyễn Thị Thúy Hằng (2014), “Theories on political communication and application in Vietnam”, Political Theory Journal (12), pp. 28-31.
- Nguyễn Thị Thúy Hằng (2014), “Some descriptions of the role of Communist Party of Vietnam in the revolutionary press (1930-1945)”, Journal of Party History (6), pp. 66-70.
- Nguyễn Thị Thúy Hằng (2014), “The role of revolutionary press in Vietnam’s political life in the period between 1925 and 945 stage”, Journal of Social Sciences and Humanities, V. 30 (1), pp. 22-32.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn