TTLA: Xu hướng vận động quan hệ chính trị Trung – Nhật những thập niên đầu thế kỷ XXI

Thứ sáu - 30/03/2018 00:25

   THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Trần Thùy Dương    

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 19/4/1982                                                      

4. Nơi sinh: Hòa Bình

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: 1555/QĐ-ĐHQGHN, ngày 25/5/2011 của Giám đốc, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Quyết định số 3203 /QĐ-XHNV-SĐH về việc kéo dài thời gian học tập của NCS khóa QH-2011-X; Quyết định số 167/QĐ-XHNV-SĐH về việc kéo dài thời gian học tập của NCS khóa QH-2011-X.

7. Tên đề tài luận án: Xu hướng vận động quan hệ chính trị Trung – Nhật những thập niên đầu thế kỷ XXI

8. Chuyên ngành: Chính trị học                Mã số: 62.31.02.01

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Vũ Văn Hà, PGS.TS Phạm Hồng Thái

10. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

Luận án đã dựa trên nguồn tài liệu chính thống để làm rõ nội dung cơ bản, đặc điểm và xu hướng của sự vận động quan hệ chính trị Trung – Nhật những thập niên đầu thế kỷ XXI. Phân tích làm rõ những cơ sở lý luận, thực tiễn cũng như những nhân tố chính tác động tới sự vận động quan hệ chính trị Trung – Nhật những thập niên đầu thế kỷ XXI, bao gồm các nhân tố nội tại của hai nước, nhân tố quốc tế, khu vực...Bên cạnh đó, nghiên cứu sinh nhấn mạnh đến sự thay đổi trong chính sách của cả Trung Quốc và Nhật Bản, trong tương quan thay đổi cơ bản của cục diện thế giới và nhu cầu phát triển của mỗi nước, để lý giải cho sự điều chỉnh chính sách đối ngoại mỗi nước nói chung và đối với nhau nói riêng. Trên cơ sở đó luận án đưa ra đặc điểm và tiến trình của xu hướng vận động của cặp quan hệ này từ đó rút ra những đặc điểm nổi trội trong quan hệ chính trị Trung – Nhật trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI. Các kịch bản về xu hướng vận động quan hệ chính trị Trung – Nhật trong những năm đầu thế kỷ XXI đã được đưa ra phân tích, đánh giá để dự báo về xu hướng quan hệ chính trị Trung – Nhật trong thời gian tới. Ngoài ra, luận án đánh giá những triển vọng và tác động của xu hướng vận động quan hệ chính trị Trung – Nhật đối với tình hình chính trị khu vực và đối với Việt Nam trong thời gian tới. Đưa ra những giải pháp để Việt Nam có thể tận dụng những cơ hội và vượt qua những thách thức do quan hệ chính trị Trung – Nhật tác động đến trong quan hệ quốc tế của Việt Nam.

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Kết quả nghiên cứu của luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu khoa học, học tập cũng như đặc biệt làm tài liệu chuyên khảo cho những người quan tâm đến lĩnh vực chính trị quốc tế.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Quan hệ chính trị Trung – Nhật trong những thời gian tiếp theo.

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

1. “Kích cầu: Động lực tăng trưởng kinh tế Trung Quốc sau khủng hoảng”, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, Viện KHXH Việt Nam, số 9 (121), năm 2011.

2. “Chính sách phát triển Khoa học Công nghệ Đài Loan”, Tạp chí Khoa học Xã hội Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, số 4, năm 2013.

3. “Những nhân tố tác động đến quan hệ chính trị Trung – Nhật những năm đầu thế kỷ XXI”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 4 năm 2017.

4. Quan hệ chính trị Trung – Nhật và tác động của nó tới Việt Nam. Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam, tháng 3 năm 2018

 

INFORMATION ON DOCTORAL THESIS

1. Full name: Trần Thùy Dương                    2. Sex: female

3. Date of birth: 19/4/1982                            4. Place of Birth: Hòa Bình

5. Admission decision number: 1555 / QD-DHQGHN, dated 25/5/2011 of the Director, Hanoi National University, Hanoi.

6. Changes in academic process: Decision No 3203/QD-XHNV- SĐH on extending the study period of NCS-2011-X; Decision No 167/QD-XHNV- SĐH on extending the study period of NCS-2011-X.

7. Official thesis title: Movement trend in political relationship between China – Japan in the first decades of 21st century

8. Major: Politics                                             Code:  62.31.02.01

9. Supervisor: Ass. Prof. Vu Van Ha; Ass.Prof. Pham Hong Thai

10. Summary of new results of thesis:

The thesis is based on official sources to clarify the content, characteristics and trends of Sino-Japanese political relations in the early decades of the 21st century. This analysis clarifies the causes and practices as well as the The main factor affecting the movement of Sino-Japanese political relations in the first decades of the 21st century, including internal factors of the two countries, international and regional factors…In addition, researcher have emphasized the change in both China and Japan's policies, taking into account the fundamental changes in world situation and the development needs of each country, to adjust the policy. Foreign relations in each country in general and other special. On the basis of this dissertation, the characteristics and tendency of mid-political relations to give prominent features of Sino-Japanese political relations in the first two decades of the 21st century. Scenarios of the trend of Sino-Japanese political relations in the early years of the 21st century were analyzed and evaluated to forecast the trend of Sino-Japanese political relations in the future. In addition, the thesis evaluates the prospects and implications of Sino-Japanese political movement trends towards regional politics and for Vietnam in the future. Provide solutions for Vietnam to take advantage of the opportunities and overcome the challenges posed by Sino-Japanese political relations in Vietnam's international relations.

11. Applicability:

The results of the thesis can be used as reference materials, scientific research, as well as special monographs for those interested in international politics.

12. Future research: Sino-Japanese political relations in the coming time.

13. Researches published in relation to the thesis:

1. "Demand: China's Economic Growth After the Crisis," Journal of Chinese Studies, Vietnam Academy of Social Sciences, No. 9 (121), 2011.

2. "Science and Technology Development Policy in Taiwan", Vietnam Journal of Social Sciences, Vietnam Academy of Social Sciences, No. 4, 2013.

3. “Factors Affecting Sino-Japanese Political Relations in the Early 21st Century”, Journal of Northeast Asian Studies, No. 4 2017.

4. China-Japan political relations and its impact on Vietnam, Communist party of Viet Nam online news paper, March 2018.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây