TTLA: Biến thể thanh điệu tiếng Việt qua các thế hệ Việt kiều ở tỉnh Nakhon Phanom, Thái Lan
Vũ Ngà
2021-06-08T21:35:39-04:00
2021-06-08T21:35:39-04:00
https://ussh.vnu.edu.vn/vi/dao-tao/thong-tin-luan-van-luan-an/ttla-bien-the-thanh-dieu-tieng-viet-qua-cac-the-he-viet-kieu-o-tinh-nakhon-phanom-thai-lan-20949.html
/themes/ussh_v2/images/no_image.gif
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN
https://ussh.vnu.edu.vn/uploads/ussh/logo.png
Thứ ba - 08/06/2021 21:33
1. Họ và tên nghiên cứu sinh: PATTHIDA BUNCHAVALIT
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 11/12/1981
4. Nơi sinh: tỉnh Nakhon Phanom, Thái Lan
5. Quyết định cộng nhận nghiên cứu sinh số: 2859/QĐ-XHNV, ngày 02/11/2017
6. Các thay đổi trong quá trịnh đào tạo: Điều chỉnh đề tài luận án tiến sĩ từ “Lỗi phát âm thanh điệu tiếng Việt của người Việt kiều ở tỉnh Nakhon Phanom, Thái Lan” thành “Biến thể thanh điệu tiếng Việt qua các thế hệ Việt kiều ở tỉnh Nakhon Phanom, Thái Lan” theo Quyết định số 1450/QĐ-XHNV, ngày 20/08/2020
7. Tên đề tài luận án: Biến thể thanh điệu tiếng Việt qua các thế hệ Việt kiều ở tỉnh Nakhon Phanom, Thái Lan
8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ Việt Nam
9. Mã số: 62 22 01 02
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS Vũ Kim Bảng và TS Nguyễn Ngọc Bình
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
Hệ thống thanh điệu tiếng Việt của các thế hệ Việt kiều ở tỉnh Nakhon Phanom chịu ảnh hưởng của cả nhân tố bên trong lẫn nhân tố bên ngoài, tức cơ chế đơn giản hóa của chính hệ thanh điệu và hiện tượng giao thoa ngôn ngữ do tiếp xúc với hệ thanh điệu tiếng Thái tiếng Isan và tiếng Lào. So với hệ thống thanh điệu tiếng Việt gốc, thanh huyền là một thanh duy nhất không biến đổi trong khi thanh hỏi, thanh ngã và thanh nặng đã biến đổi do cả nhân tố bên trong lẫn nhân tố bên ngoài, thanh ngang và thanh sắc chỉ biến đổi do nhân tố bên ngoài. Như vậy, có thể dự đoán đặc trưng các biến thể thanh điệu tiếng Việt của các thế hệ Việt kiều ở tỉnh Nakhon Phanom sẽ biến đổi trong tương lai như sau: thanh ngang sẽ không biến đổi về âm điệu nhưng có thể biến đổi về âm vực, tức có âm vực thấp hơn thanh ngang trong tiếng Việt gốc; thanh huyền sẽ không biến đổi cả về mặt âm vực lẫn âm điệu; thanh sắc có xu hướng chỉ còn lại hai biến thể mới là: 1) xuống-lên như thanh chặt tạ va5 (thấp-xuống-lên) trong tiếng Thái; 2) bằng phẳng như thanh 5 [22] trong tiếng Isan ở âm tiết kết thúc bằng phụ âm tắc vô thanh nhưng cả hai biến thể đều có âm vực thấp hơn thanh sắc trong tiếng Việt gốc; thanh hỏi có xu hướng chỉ còn lại một biến thể mới là thấp-xuống như thanh huyền hoặc thanh ệch2 (thấp-xuống) trong tiếng Thái; thanh ngã có xu hướng còn lại cả biến thể gốc và biến thể mới (xuống-lên, lên, lên- tắc thanh hầu, lên-xuống, lên-xuống-tắc thanh hầu), riêng hiện tượng tắc thanh hầu ở các biến thể mới sẽ mất đi hoàn toàn hoặc chỉ xuất hiện ở một số biến thể; thanh nặng có xu hướng mất đi hoàn toàn biến thể gốc và cuối cùng thanh nặng sẽ còn lại ba biến thể mới là: 1) thấp-xuống như thanh huyền hoặc thanh ệch2 (thấp-xuống) trong tiếng Thái; 2) thấp-bằng phẳng như thanh 5 [22] trong tiếng Isan; 3) thấp/trung bình-bằng phẳng-lên như thanh nặng ở âm tiết kết thúc không bằng phụ âm tắc vô thanh trong tiếng Việt gốc nhưng sẽ mất đi hiện tượng tắc thanh hầu ở mọi biến thể.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Lỗi phát âm thanh điệu trong ngôn ngữ khác của người học ngoại ngữ.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Lỗi phát âm thanh điệu tiếng Việt của người Thái học tiếng Việt hoặc lỗi phát âm thanh điệu tiếng Thái của người Việt học tiếng Thái như một ngoại ngữ.
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
1) Bunchavalit Patthida (2019), “The Vietnamese Tones Variation in Closed Syllable of the Viet kieu in Nakhon Phanom Province, Thailand”, Proceedings of Fifth International Conference on Linguistics and Language Studies (ICLLS 2019), School of Humanities and Languages of the Caritas Institute of Higher Education, Hong Kong, pp.6-13.
2) Bunchavalit Patthida (2019), “Contrastive Analysis in Phonetics Characteristics of Thai and Vietnamese Tones”, Proceedings of the Conference on Asian Linguistics Anthropology (CALA 2019), the Pannasastra University of Combodia, Siem Reap, pp.224-251.
INFORMATION ON DOCTORAL THESIS
1. Full name : PATTHIDA BUNCHAVALIT
2. Sex: Female
3. Date of birth: 11/12/1981
4. Place of birth: Nakhon Phanom province, Thailand
5. Admission decision number: 2859/QĐ-XHNV, Dated: 02/11/2017
6. Changes in academic process: Adjustment of the doctoral thesis title from “The error of pronunciation of Vietnamese tones of the Viet Kieu in Nakhon Phanom Province, Thailand” to “Variants of Vietnamese Tones over the Viet Kieu Generations in Nakhon Phanom Province, Thailand” accoding to Decision no.1450/ QĐ-XHNV on 20/08/2020.
7. Official thesis title: Variant of Vietnamese Tones over the Viet Kieu Generations in Nakhon Phanom Province, Thailand
8. Major: Vietnamese Linguistics
9. Code: 62 22 01 02
10. Supervisors: Assoc.Prof.Dr. Vu Kim Bang and Dr.Nguyen Ngoc Binh
11. Summary of the new findings of the thesis:
The Vietnamese tonal system of the Viet Kieu generations in Nakhon Phanom province, Thailand was affected by both internal and external factors. Specifically, it was affected by both the simplification mechanism of its own tonal system, and the language interference phenomenon that occurred due to language contact with the Thai, Isan and Lao tonal systems. To compare with the Vietnamese tonal system, thanh Huyền is the only tone which has no variation, while the thanh Hỏi, thanh Ngã and thanh Nặng tones have variation because of both internal and external factors. The tones thanh Ngang and thanh Sắc have variation because of external factors only. Therefore, this information can be used to predict the variation of Vietnamese tonal characteristics of the Viet Kieu in Nakhon Phanom province in the future in the following ways: thanh Ngang will have no variation in intonation but it will ahve a variation in pitch which has a lower pitch than Ngang in original Vietnamese; thanh Huyền will have no variation both in intonation and pitch; thanh Sắc will tend to still retain two new variants which are: 1) down-up like thanh Chặt tạ va5 (low-down-up) in Thai language; 2) flat like thanh 5 [22] in Isan language in the syllables ending with unvoiced plosive consonant but both of them have lower pitch than thanh Sắc in original Vietnamese; thanh Hỏi tend to still retains a new variant is low-down like thanh Huyền or thanh Ệch2 (low-down) in Thai language; thanh Ngã will tend to retain traits of both of original variants and new variants (down-up, up, up-glottalization, up-down, up-down-glottalization), but glottalization in the new variants will completely lose the glottalization phenomenon or it will appear in only some variants; thanh Nặng will tend to completely lose original variants and finally it will result in 3 new variants: 1) low-down like thanh Huyền or thanh Ệch2 (low-down) in Thai language; 2) low-flat like thanh 5 [22] in Isan language; 3) low/medium-flat-up like thanh Nặng in the syllables ending with unvoiced plosive consonant in original Vietnamese, but will completely lose glottalization phenomenon in all of variants.[AMD-A1] [AMD-A2]
12. Practical applicability (if any): An error analysis in pronouncing other tones to whom studies foreign language.
13. Further research directions (if any): An error analysis in pronouncing Vietnamese tones of Thai who studies Vietnamese or in pronouncingThai tones of Vietnamese student who studies Thai as a foreign language.
14. Thesis-related publication:
1) Bunchavalit Patthida (2019), “The Vietnamese Tones Variation in Closed Syllable of the Viet kieu in Nakhon Phanom Province, Thailand”, Proceedings of Fifth International Conference on Linguistics and Language Studies (ICLLS 2019), School of Humanities and Languages of the Caritas Institute of Higher Education, Hong Kong, pp.6-13.
2) Bunchavalit Patthida (2019), “Contrastive Analysis in Phonetics Characteristics of Thai and Vietnamese Tones”, Proceedings of the Conference on Asian Linguistics Anthropology (CALA 2019), the Pannasastra University of Combodia, Siem Reap, pp.224-251.
[AMD-A1]I think this list of 5 conclusions/predictions would be more clearly presented as a list of bullet points, rather than this long sentence with each point separated by semicolons.
[AMD-A2]It might be good to have a final conclusory sentence that summarizes and ties everything together.