TTLA: Nghiên cứu địa danh hành chính châu Hồng Hà, Vân Nam, Trung Quốc

Thứ ba - 08/06/2021 21:36
1. Họ và tên  nghiên cứu sinh: Cao Ngật Kiều (Gao Yi Jiao)
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 05/09/1979
4. Nơi sinh: Mông Tự, Vân Nam, Trung Quốc
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 2694/QĐ-XHNV-SĐH ngày 25/11/2013 của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Gia hạn thời gian học tập (24 tháng) theo Quyết định: số 649/ XHNV-ĐT 15/03/2019 của trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
7. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu địa danh hành chính châu Hồng Hà, Vân Nam, Trung Quốc.
8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ học      Mã số: 62220240
9. Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Văn Hiệu
10. Tóm tắt kết quả mới của luận án:
- Chúng tôi thu thập được 1419 địa danh hành chính gồm các cấp thôn, huyện, thị /thị xã, châu với hai loại hình lớn định danh theo nhân tố thiên nhiên và nhân tố nhân văn.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy các địa danh ở đây có nguồn gốc từ các ngôn ngữ khác nhau như nguồn gốc tiếng Hán, Hán phương ngôn, tiếng Di, tiếng Hà nhì, tiếng Thái, tiếng Mèo, tiếng Choang, tiếng Bố Y và có cả những địa danh có nguồn gốc hỗn hợp từ các yếu tố này.
- Địa danh hành chính châu Hồng Hà là một phức thể gồm hai bộ phận thành tố chung và thành tố riêng. Thành tố chung trong địa danh hành chính có thôn, khu phố, xã, trấn (thị trấn), huyện/ thị (thị xã), châu. Thành tố riêng có 3 loại quan hệ ngữ pháp như chính phụ, đẳng lập và chủ vị. Các địa danh tiếng Hán luôn theo thứ tự chính sau phụ trước, phù hợp đặc điểm ngữ pháp tiếng Hán, còn địa danh có nguồn gốc dân tộc thiểu số thì có hai loại chính trước phụ sau và chính sau phụ trước tuỳ thuộc vào loại hình ngôn ngữ chủ thể của các địa danh.
- Chúng tôi chia địa danh thành hai loại lớn là địa danh được đặt theo nhân tố thiên nhiên và địa danh được đặt theo nhân tố nhân văn gồm 23 nhóm, sự tiếp xúc giữa dân tộc, ngôn ngữ và văn hoá đã để lại dấu ấn trong các địa danh hỗn hợp, nền văn hoá Hán vẫn giữ vai trò chính trong địa danh hành chính châu Hồng Hà. Kết quả nghiên cứu địa danh hành chính châu Hồng Hà về mặt văn hoá thể hiện qua ngữ nghĩa của các đơn vị địa danh đã cho chúng ta thấy toàn cảnh một bức tranh sống động về cuộc sống, văn hoá, lịch sử của địa phương.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ là tư liệu quý báu cho nhiều ngành khoa học, có thể làm tài liệu tham khảo trong việc nghiên cứu và giảng dạy ngôn ngữ, lịch sử, văn hoá địa phương, biên soạn từ điển bách khoa địa danh địa phương.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Luận án bước đầu khảo sát địa danh hành chính châu Hồng Hà chủ yếu theo hướng tiếp cận ngôn ngữ học để khảo sát đặc điểm cấu tạo, ý nghĩa, làm sáng tỏ nguồn gốc ngôn ngữ, nguyên nhân định danh cũng như mối liên quan giữa địa danh hành chính Châu Hồng Hà với các nhân tố lịch sử, địa lý, văn hoá của khu vực Châu Hồng Hà. Đây là vấn đề khó nhưng thú vị và sẽ là hướng mở cho công việc tiếp theo của chúng tôi. 
13. Các công trình đã công bố liên quan đến luận án:
1. Cao Ngật Kiều (2017), “Nghiên cứu ngôn ngữ văn hoá địa danh Mông Tự”, Nghiên cứu dịch thuật và ngôn ngữ văn hoá, NXB Nhân dân Quảng Tây, tr.254-260.
2. Cao Ngật Kiều (2019), “Nghiên cứu địa danh hành chính châu Hồng Hà ”, Du lịch Đương đại, Công ty TNHH Truyền thông Văn hoá Sáng Liên tỉnh Hắc Long Giang, tr.15-16.
3. Cao Ngật Kiều (2019), “Đặc điểm địa danh tiếng Di ở châu Hồng Hà, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc”, Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống (9), tr.70-73.
INFORMATION ON DOCTORAL THESIS
1. Full name: Gao Yi Jiao                                  
2. Sex: Female
3. Date of birth: Sept 05th, 1979                         
4. Place of birth: Meng Zi, Yun Nan, China
5. Admission decision number: 2694/2013/QĐ- XHNV-SĐH  dated 25 Nov 2013 from University of Social Sciences & Humanities, Vietnam National University, Hanoi.
6. Changes in academic process: Extending study time (24 months) according to decision number số 649/ XHNV-ĐT of University of Social Sciences & Humanities, Vietnam National University, Hanoi.
7. Official thesis title: Research on the place names of China’s Honghe Prefecture, Yunnan Province
8. Major: Linguistics                    Code: 62220240
9. Supervisor: Assoc. Prof., Dr. Nguyen Van Hieu
10. Summary of the new findings of the thesis:
We collected 1419 administrative place names at the village, district, county, municipality, and prefecture levels. The basis of the names can be divided into natural factors and human factors.
Research results indicate that the place names have various origins, such as Standard Chinese, local Chinese dialect, Yi, Hani, Dai, Miao, Zhuang, Bouyei, and a mix of the above.
The place names of Honghe prefecture include compounding of common nouns and proper nouns. Common nouns include the words for village, street, district, town, county, and prefecture. Proper compound nouns show the following grammatical relations: modifier and modified, coordinate structure, and subject-predicate. The word order in Chinese place names is modified followed by modifier, characteristic of Chinese syntax.  But minority language place names show either modified-modifier or modifier-modified word order, depending on the typology of the minority source language.
The two main types of basis for names are natural factors and human factors, which contain 23 smaller types. Traces of ethnic, linguistic and cultural contact are left in the names of mixed etymology. Chinese culture maintains an important status in Honghe prefecture administrative place names. The culture of Honghe administrative place names is displayed through research on their semantics, unfurling a rich picture scroll of life, culture, and history for us.
Honghe administrative place names is a completely new object of research. This is the first research project to systematically investigate Honghe place names. The thesis collected and analyzed 1419 place names’ etymology, method of naming, word structure, and the value of ethnic culture demonstrated in the place names’ semantics. The research results are valuable to many disciplines, especially contributing to the work of standardizing place names.
11. Practical applicability:
The results of the thesis are valuable materials for many academic fields, providing resource material for linguistic, historic, and locale culture research and the writing of locale encyclopedias.
12. Further research directions:
The thesis initially examines the place names of Honghe prefecture from the perspective of linguistic investigate the structural characteristics and meanings of Honghe Prefecture’s place names, to clarify their etymology and principles for naming as well as the relationship between Honghe’s administrative place names and Honghe’s history, geography, and culture. This is a difficult but exciting issue, and will be a part of my future study.
13. Thesis-related publications:
1.(2017),“Linguistic culture research on the place names of Mengzi[J]”, Translation and Culture Researc, Guangxi People’s Press, pp.254-260.
2. (2019), “Regional cultural research on the place names of Honghe Prefecture [J]”, Modern Tourism. Heilongjiang Chuanglian Press Corporation Limited, pp. 15-16.
3. (2019), “Research on the Yi place names of Honghe Prefecture, Yunnan Province, China [J]”, Language and Life. National Politics Press (09), pp.70-73.

Tác giả: Vũ Ngà

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây