1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Kim Dung 2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 25/01/1987 4. Nơi sinh: Nam Định
5. Quyết định Về việc công nhận nghiên cứu sinh đợt 2 năm 2016 số 4618/2016/QĐ-XHNV ngày 29 tháng 12 năm 2016 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Quyết định về việc điều chỉnh đề tài luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh số 236/QĐ-XHNV ngày 09 tháng 01 năm 2019 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, từ “Giáo dục Miền Nam Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1975” thành “Giáo dục Miền Nam Việt Nam dưới thời chính quyền Sài Gòn”.
7. Tên đề tài luận án: Giáo dục Miền Nam Việt Nam dưới thời chính quyền Sài Gòn
8. Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam 9. Mã số: 62220313
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: Hướng dẫn 1: GS.TSKH. Vũ Minh Giang
Hướng dẫn 2: PGS.TS. Trần Viết Nghĩa
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Luận án khái quát một cách hệ thống, tương đối toàn diện, chân thực nền giáo dục Miền Nam Việt Nam dưới thời chính quyền Sài Gòn. Luận án nghiên cứu thực trạng hệ thống giáo dục về bộ máy quản lý giáo dục và ba trụ cột của nền giáo dục: nhà trường, giáo chức và học sinh, sinh viên. Luận án làm rõ thực trạng chính sách giáo dục của chính quyền Sài Gòn trong từng giai đoạn cụ thể, gắn với chủ trương chuyển đổi hệ thống giáo dục từ mô hình giáo dục Pháp sang mô hình giáo dục Mỹ.
- Luận án thể hiện nhiều nhận thức mới về các vấn đề cụ thể của giáo dục Miền Nam thời kỳ này như: bộ máy quản lý, tổ chức hệ thống giáo dục, cải tổ giáo dục, ngân sách giáo dục, chính sách đối với giáo chức, vấn đề du học, thi cử và cải cách thi cử…
- Luận án cung cấp khối lượng lớn sử liệu gốc về nhiều mặt của nền giáo dục Miền Nam Việt Nam thời chính quyền Sài Gòn, đặc biệt là tài liệu lưu trữ. Luận án cung cấp một hệ thống số liệu minh họa nhiều khía cạnh của nền giáo dục xuyên suốt từ năm 1954 đến năm 1975, được thống kê, định lượng từ tài liệu lưu trữ.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Thông qua thực trạng hệ thống giáo dục và chính sách giáo dục ở Miền Nam Việt Nam thời chính quyền Sài Gòn, luận án gợi mở các kinh nghiệm phát triển giáo dục hữu ích cho công cuộc cải cách giáo dục ở Việt Nam hiện nay.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Giáo dục Việt Nam thời cận hiện đại.
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
1/ Nguyễn Văn Khánh - Nguyễn Kim Dung (2017), “Đại học Đông Dương với việc đào tạo đội ngũ trí thức trình độ cao ở Việt Nam đầu thế kỷ XX”, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử (1/489), tr.30-39.
2/ Nguyễn Kim Dung (2019), “Chính sách đào tạo giáo chức tiểu học ở miền Nam Việt Nam giai đoạn 1954-1975”, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam (11), tr.110-116.
3/ Nguyễn Kim Dung (2019), “Chính sách đối với giáo chức tiểu học miền Nam Việt Nam thời chính quyền Sài Gòn”, Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn Tập 5 (2b), tr.248-261.
INFORMATION ON DOCTORAL THESIS
1. Fullname: Nguyen Kim Dung 2. Sex: Felmale
3. Date of birth: 25/01/1987 4. Place of birth: Nam Dinh
5. Admission decision number 4618/2016/QĐ-XHNV of the Rector of University of Social Sciences and Humanities dated 28/02/2017.
6. Changes in acedemic process: Decision about changing thesis title under the number 236/QD-XHNV dated 09/01/2019 of the Rector of University of Social Sciences and Humanities from “Southern Vietnam’s education from the late 19th century to 1975” to “Southern Vietnam’s education under the Sai Gon regime”.
7. Official thesis title: Southern Vietnam’s education under the Sai Gon regime.
8. Major: Vietnamese history 9. Code: 62220313
10. Supervisors: Supervisor 1: Prof. Dr. Vu Minh Giang
Supervisor 2: Asso. Prof. Dr. Tran Viet Nghia
11. Sumary of the new finding of the thesis
- The thesis generalizes information about Southern Vietnam’s education under the Sai Gon regime systematically, completely and truly. The research focuses on the fact and situation of this education and its three main key points of schools, educational officials and students. The study makes clearly the fact of this educational system in each specific period with the transformative policies of educational system from French style to American style.
- The thesis provides new ideas and acknowledge about specific of Southern Vietnam’s education in this period such as administrative system, educational structure, educational innovation, its government budget, policies towards educational officials, issues of studying abroad, examination and its revolution.
- The thesis shows and provides a large number of primary materials relating to various aspects of Southern Vietnam’s education under Sai Gon regime. From this, different data of education from 1954 to 1975 is collected, built, evaluated from Vietnam National Archives.
12. Practical applicability, if any: by investigating the fact of and policies towards Southern Vietnam’s education under the Sai Gon regime, this thesis presents and expresses experience of developing national education which is helpful for recent Vietnamese educational innovation.
13. Futher research directions: Vietnam’s education in the early modern and contemporary periods.
14. Thesis-related publication:
1/ Nguyen Van Khanh, Nguyen Kim Dung (2017), “University of Indochina with training intelligent scholars in Vietnam in the early 20th century”, Historical Studies (1/489), pp. 30-39.
2/ Nguyen Kim Dung (2019), “Policies of training teachers of primary schools in Southern Vietnam in the period 1954-1975”, Vietnam social sciences (11), pp. 110-116.
3/ Nguyen Kim Dung (2019), “Policies towards Southern Vietnam’s teachers of primary schools under the Sai Gon regime”, VNU Journal of Social Sciences and Humanities vol. 5D (2b), pp. 248-261.