TTLA: Văn hóa đọc của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội

Chủ nhật - 09/05/2021 23:11
1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Chí Trung             2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 28/9/1989                                                      4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 1745/2017/QĐ-XHNV ngày 13/7/2017 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận án: Văn hóa đọc của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội
8. Chuyên ngành: Khoa học Thông tin - Thư viện                       9. Mã số: 62 32 02 03
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Thị Minh Nguyệt
11. Tóm tắt các kết quả của luận án:
Luận án đã làm sáng tỏ những vấn đề lý luận chung về văn hóa đọc và các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa đọc của sinh viên; đã phân tích, làm rõ những đặc điểm văn hóa đọc của sinh viên trong giai đoạn đổi mới giáo dục và hội nhập quốc tế hiện nay; phân tích, đánh giá thực trạng văn hóa đọc của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục và hội nhập quốc tế hiện nay; khảo sát và đánh giá những tác động của hoạt động hỗ trợ và phát triển văn hóa đọc cho sinh viên Đại học Quốc gia hà Nội thông qua hoạt động thông tin - thư viện, hoạt động giảng dạy, hoạt động đoàn thể.
Kết quả khảo sát nêu ra trong luận án cho thấy văn hóa đọc của sinh viên ĐHQGHN đã phát triển dưới tác động của yếu tố môi trường giáo dục, chương trình đào tạo, giảng viên, hoạt động thông tin - thư viện và hoạt động của các tổ chức đoàn thể trong ĐHQGHN. Sinh viên có nhu cầu đọc cao với các tài liệu chuyên môn và biết sử dụng các nguồn tra cứu đa dạng, hiện đại; có kỹ năng đọc tài liệu ở mức độ nhất định và đã có ý thức tự giác trong ứng xử với tài liệu. Tuy nhiên, kỹ năng lĩnh hội tài liệu chuyên ngành của sinh viên chưa cao; kỹ năng tìm kiếm tài liệu chưa cao và một bộ phận sinh viên còn thiếu ý thức giữ gìn tài liệu.
 Từ kết quả nêu trên, dựa trên các căn cứ khoa học, luận án đã đề xuất mô hình và các giải pháp hiện thực hóa mô hình phát triển văn hóa đọc của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và hội nhập quốc tế.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
- Luận án góp phần hoàn thiện lý luận về văn hóa đọc và phát triển văn hóa đọc cho người dùng tin là sinh viên.
- Luận án làm sáng tỏ thực trạng và đưa ra các giải pháp phát triển văn hóa đọc cho sinh viên ĐHQGHN.
- Luận án giúp các chuyên gia, cán bộ thư viện nhận thức vị trí, trách nhiệm, năng lực, quyền lợi, nghĩa vụ của mình với sự nghiệp phát triển văn hóa đọc.
- Kết quả nghiên cứu của luận án là tài liệu có ý nghĩa quan trọng cho những người nghiên cứu, học tập về lĩnh vực thư viện nói riêng và những người nghiên cứu về văn hóa, giáo dục Việt Nam nói chung.
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
  1. Nguyễn Chí Trung (2018), “Nhận thức của sinh viên về vấn đề bản quyền - Tiếp cận từ góc độ tài nguyên giáo dục mở”, Tạp chí Thư viện Việt Nam Tập 71 (3), tr.29-33.
  2. Nguyễn Chí Trung (2020), “Đặc điểm văn hóa đọc của sinh viên”, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật (435), tr.36-39.
  3. Nguyễn Chí Trung (2020), “Thực trạng văn hóa đọc của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội”, Tạp chí Thông tin và Tư liệu (4), tr.12-18.
INFORMATION ON DOCTORAL’S THESIS
1. Full name: NGUYEN CHI TRUNG                  2. Sex: Male
3. Date of birth: 28/09/1989                                 4. Place of birth: Hanoi
5. Admission decision number: 1745/2017/QĐ-XHNV Dated 13 July 2017 by Rector of The VNU University of Social Sciences and Humanities, Hanoi
6. Changes in academic process: None
7. Official thesis title: Vietnam National University Hanoi Students’ reading culture
8. Major: Library and Information Science                     9. Code: 62 32 02 03
10. Supervisors: Assoc.Prof.Dr. Tran Thi Minh Nguyet
11. Summary of the findings of the thesis:
The thesis systematized the common theoretical issues about reading culture and factors affecting student’s reading culture; showed some characteristics of students’ reading culture; surveyed, analyzed and clarified the issues in Vietnam National University Hanoi students’ reading culture; evaluated the impacts of supporting and developing reading culture for Vietnam National University Hanoi students’ reading culture through library, teaching and youth union activities.
It was shown that the VNU Hanoi students’ reading culture has been developed based on factors: educational environment, training programs, lectures, library activities and youth union activities. Students have a high need for materials and know how to use diverse, modern but unsustainabilty. Students have reading skills but not at a high level, especially specialized reading skills. Few of students lack of preserving, especially the respect of copyright and citation.
To sum up, thesis has recommended the model and solutions to promote Vietnam National University Hanoi Students’ reading culture to meet the require of the educational innovation and international integration.
12. Practical applicability, if any:
            - The thesis contributed to perfect the theory of reading culture and developing its for students.
            - The thesis showed the issues and offered the solutions for Vietnam National University students’ reading culture development.
- The thesis helps librarians to understand their position, responsibility, capacity, rights and obligations with the development of students’ reading culture.
            - The results of thesis are very significant for researchers in libraries, cultures and education
13. Thesis-related publications:
 1. Nguyen Chi Trung (2018), “Students’ Awareness of the copyright issues - Approach from OER”, Vietnam library Journal Vol 71 (3), pp.29-33.
2. Nguyen Chi Trung (2020), “Features of students’ reading culture”, Culture and Arts Magazine (435), pp.36-39.
3. Nguyen Chi Trung (2020), “Vietnam National University Hanoi students’ reading culture”, Journal of Information and Documentation (4), pp.12-18.

Tác giả: Vũ Ngà

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây