Tìm kiếm hồ sơ

TS. Nguyễn Thị Thu Hường

Email ntthuong.ussh@vnu.edu.vn
Chức vụ Đang cập nhật
Đơn vị Khoa Đông phương học

Giới thiệu / kỹ năng

I. Thông tin chung

  • Năm sinh: 1982.
  • Email: huong82dph@gmail.com; ntthuong.ussh@vnu.edu.vn
  • Đơn vị công tác: Phòng Hợp tác - Phát triển; Khoa Đông Phương học.
  • Học vị: Tiến sĩ.                                 Năm nhận: 2016.
  • Quá trình đào tạo:

2004: Đại học, Khoa Đông Phương học, Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN.

2007: Thạc sĩ, Khoa Đông Phương học, Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN.

2016: Tiến sĩ, Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN.

  • Trình độ ngoại ngữ: Tiếng Hàn (tốt); tiếng Anh (khá); tiếng Nga (trung bình khá).
  • Hướng nghiên cứu chính: Lịch sử phát triển kinh tế Hàn Quốc, Singapore; Văn hóa doanh nghiệp Hàn Quốc; Quan hệ thương mại Việt Nam - Hàn Quốc, Việt Nam - Singapore; Nghiên cứu khu vực.

II. Công trình khoa học

Chương sách

  1. “Chính sách phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”, Kỷ yếu Hội nghị khoa học Các nhà khoa học trẻ lần 2, 2000, tr. 396-408.
  2. “Vai trò của Hangul trong vấn đề giáo dục nữ giới”, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế "Giá trị sáng tạo chữ viết Hangul và vai trò của nữ giới trong phát triển văn hóa, giáo dục Hàn Quốc", 2006.
  3. “Shaman giáo - cái nhìn từ quá khứ tới hiện đại”, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế "Văn hoá Phương Đông: truyền thống và hội nhập", 2008.
  4. “Một số nhân tố cấu thành xã hội đa văn hóa Hàn Quốc”, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế "Thúc đẩy Hàn Quốc học ở Việt Nam", Nxb Thế giới, 3/2010.
  5. “Điểm lại nguồn lực phát triển kinh tế Singapore từ sau khi giành độc lập tới những năm cuối thập kỷ 80”, Kỷ yếu hội thảo khoa học "Đông Nam Á trong thế giới phương Đông", Nxb Thế giới, Hà Nội, 2010, tr. 123-136.
  6. “Nghiên cứu so sánh đường lối phát triển của Singapore và Hàn Quốc từ sau khi giành độc lập cho tới những năm 80 thế kỷ XX”, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế "Nhật Bản trong thời đại Châu Á", Nxb Thế giới, Hà Nội, 2013, tr. 257-277.
  7. “Tính hài hòa trong chiến lược sử dụng nguồn vốn và nhân lực của Hàn Quốc giai đoạn 1961 - 1979”, Kỷ yếu tọa đàm khoa học dành cho các nhà khoa học trẻ "Những nghiên cứu mới về Nhật Bản và châu Á năm 2014-2015", Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN, 2014, tr. 140-160.
  8. “베트남인 초급 한국어 학습자의 대화에 나타난 인과관계 관련 연결어미 오류 연구” (Nghiên cứu lỗi sai trong sử dụng câu ghép nguyên nhân - kết quả của người học tiếng Hàn Việt Nam trình độ sơ cấp), The 6th Korean Studies Association of Southeast Asia (KoSASA) Biennial Conference, 9/2014, Malaysia.
  9. “Tính hài hòa giữa mục tiêu phát triển kinh tế với phát triển nguồn nhân lực của Hàn Quốc giai đoạn 1961-1979”, Kỷ yếu hội nghị Khoa học cán bộ trẻ và học viên sau đại học năm học 2014-2015  "Nghiên cứu liên ngành trong khoa học xã hội và nhân văn: tiếp cận từ góc độ lý thuyết và thực tiễn", Nxb ĐHQGHN, Hà Nội, 2015, tr. 145-161.
  10. “박정희 정부시대의 금융자원 문제 해결 - 싱가포르의 경우 비교하여” (Giải quyết vấn đề nguồn lực tài chính của Hàn Quốc dưới thời kỳ tổng thống Park Chung-hee: so sánh với trường hợp Singapore), trong Korea Foundation, 2015년 해외 대학 한국역사 전공 박사과정생 워크숍, Hội thảo dành cho nghiên cứu sinh chuyên ngành lịch sử Hàn Quốc ở nước ngoài, Korea, 7/2015, tr. 233-247.
  11. “Cơ sở hoạch định chiến lược phát triển của Hàn Quốc và Singapore - một nghiên cứu so sánh”, (trong Khoa Đông Phương học, Phương Đông: truyền thống và hiện đại), Nxb Thế giới, Hà Nội, 2015, tr. 189-202.

Bài báo

  1. “Một vài nhận định về ảnh hưởng của Khổng giáo tới Chaebol Hàn Quốc”, Tạp chí Đông Bắc Á, 7/2009 (1001), tr. 55-63.
  2. “Quan điểm và chính sách của Hàn Quốc với vấn đề hiện thực hóa cộng đồng ASEAN (AC)”, Tạp chí Hàn Quốc, số 2(4)/ 2013, tr. 39-56.
  3. “Chính sách huy động và sử dụng vốn của Singapore giai đoạn 1961-1979”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á  số 11/2015 (188), tr. 28-35.
  4. “Vai trò của phát triển giáo dục đối với sự tăng trưởng kinh tế ở Singapore”, Tạp chí Thông tin Khoa học Xã hội số 12/2015 (396), tr. 22-30.
  5. “Khủng hoảng Triều Tiên - thế lưỡng nan của các bên liên quan”, Thế giới toàn cảnh (ISSN 0866-7446) số 91 (7/2017), tr.11-12.
  6. “Thị trường chứng khoán Châu Á biến động mạnh vì đấu khẩu Mỹ - Triều”, Thế giới toàn cảnh (ISSN 0866-7446) số 94 (8/2017), tr. 33-34.

III. Đề tài KH&CN các cấp

  1. Ảnh hưởng của văn hóa qua đầu tư nước ngoài - liên hệ với Việt Nam (tham gia), Đề tài cấp Bộ 245/HDKH/KHXH-CT09-3209, 2009-2010.
  2. Quan điểm của Chính phủ Hàn Quốc với vấn đề hiện thực hóa cộng đồng Asean” (tham gia), trong Tác động của các nước lớn đến sự hiện thực hóa cộng đồng Asean, Đề tài cấp Bộ (2011-2012) do Viện NC Đông Nam Á chủ trì.
  3. Nghiên cứu chiến lược phát triển của Singapore từ sau khi giành độc lập tới thập niên 70 (XX): so sánh trường hợp Hàn Quốc (CS.2013.03) (chủ trì), Đề tài cơ sở cấp Trường Đại học KHXH&NV, 2013-2014.
  4. Quản lý phát triển xã hội ở nước ta: Thực trạng, vấn đề đặt ra và định hướng chính sách (KX.04.15/16-20) (thư ký khoa học), Đề tài cấp Nhà nước (2017-2019), Hội đồng Lý luận Trung ương.
  5. Nghiên cứu so sánh nguồn lực tài chính của Hàn Quốc và Singapore giai đoạn 1961 - 1979: bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (CS.2017.03) (chủ trì), Đề tài cơ sở cấp Trường Đại học KHXH&NV, 2017-2018.

IV. Giải thư­ởng, học bổng

  1. Giải nhất Tỉnh Thanh Hóa môn Nga văn dành cho học sinh khối phổ thông năm học 1998-1999.
  2. Giải ba Quốc gia môn Nga văn dành cho học sinh khối phổ thông năm học 1999-2000.
  3. Giải nhất môn Kinh tế Chính trị cấp Trường Đại học KHXH&NV, Kỳ thi Olympic các môn khoa học Mác - Lênin năm học 2002-2003.
  4. Học bổng dành cho học viên cao học ngành Hàn Quốc học tại Việt Nam của Quỹ Giao lưu Quốc tế Hàn Quốc các năm 2005, 2006.
  5. Học bổng dành cho nghiên cứu sinh ngành Hàn Quốc học tại Việt Nam của Quỹ Giao lưu Quốc tế Hàn Quốc các năm 2010, 2012, 2014.
  6. Học bổng Khóa học tiếng Hàn tại Hàn Quốc của Quỹ Giao lưu Quốc tế Hàn Quốc năm 2011.
  7. Học bổng dành cho nghiên cứu sinh tại Việt Nam của Quỹ học bổng Tài năng trẻ Sasakawa (SYLFF) Nhật Bản năm 2013.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây