Công tác Đoàn thời COVID-19: Cần nhiều hoạt động nhân văn

Thứ hai - 31/08/2020 21:52
SVVN - Chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, báo Tiền Phong có cuộc trao đổi với TS. Trần Bách Hiếu – Bí thư Đoàn trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG Hà Nội về chủ đề công tác đoàn trong thời kỳ COVID-19.
Công tác Đoàn thời COVID-19: Cần nhiều hoạt động nhân văn
Công tác Đoàn thời COVID-19: Cần nhiều hoạt động nhân văn

Thưa TS. Trần Bách Hiếu, đại dịch COVID-19 ảnh hưởng thế nào đến các hoạt động Đoàn của trường ĐH KHXH&NV - ĐHQGHN và Đoàn trường đã có chủ trương, hành động gì để đối phó với dịch bệnh?

Có thể nói đại dịch COVID–19 đã ảnh hưởng rất lớn tới các hoat động Đoàn của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn nói riêng, thủ đô và cả nước nói chung. Có nhiều hoạt động đã được đề ra trước đó không thực hiện được trong thực tiễn, đặc biệt là các hoạt động về văn nghệ, thể thao, giao lưu đối ngoại.

Điều này làm ảnh hưởng khá lớn tới mục tiêu hỗ trợ phát triển toàn diện đối với đoàn viên sinh viên. Nếu dịch bệnh tiếp tục kéo dài, các hoạt động cộng đồng tương tác trực tiếp không được tổ chức thì chắc chắn sẽ xuất hiện những thế hệ “thanh niên COVID”, mang đặc tính kép của thời kỳ COVID-19 và 4.0: đã phụ thuộc vào điện thoại lại càng phụ thuộc vào điện thoại, ngày càng ít tiếp xúc trực tiếp, cảm xúc tương tác tự nhiên sẽ ngày càng kém đi. Vì vậy, theo tôi, công tác Đoàn trong bối cảnh COVID cần tạo nhiều hoạt động nhấn vào chiều sâu cảm xúc nhân văn, nỗ lực cao nhất trong mọi điều kiện để truyền tải thông điệp cảm xúc, tình người trong các hoạt động, đặc biệt là các hoạt động tương thân tương ái, hỗ trợ cộng đồng, tình nguyện, tri ân. Công tác Đoàn của thời kỳ này cần truyền tải những thông điệp, những hình ảnh, những sự kiện lịch sử trọng đại tự hào, trân trọng của dân tộc, những gương người tốt, việc tốt hay những câu chuyện, nhân chứng lịch sử truyền cảm hứng về niềm tin, khát vọng sống trong mỗi đoàn viên sinh viên.

Công tác Đoàn thời COVID-19: Cần nhiều hoạt động nhân văn - ảnh 1

Hợp tác với các doanh nghiệp trong phòng chống dịch

Về các hoạt động để đối phó với dịch bệnh, Đoàn trường đã tập trung vào các công tác truyền thông ứng phó với dịch bệnh, cập nhật các tin tức chính thống và ngăn chặn các luồng tin giả, độc hại tới đoàn viên sinh viên. Các hoạt động truyền thông bắt buộc phải đổi mới để đặt được mục đích truyền tải nhanh nhất, hiệu quả tới đoàn viên sinh viên. Không còn là những công văn, thông báo thông thường, mà phải nắm được các cách tiếp cận bắt được “trend” – xu thế với các bạn sinh viên thời nay. Điều đó khiến cho các nội dung quan trọng về ứng phó dịch bệnh tới được các bạn đoàn viên sinh viên nhanh nhất, chính xác nhất và dễ hiểu nhất.

Ngoài ra, để duy trì các hoạt động Đoàn trong thời gian cách ly xã hội hay trạng thái “bình thường mới” hiện nay, các hoạt động cũng được đổi mới, chủ động thích ứng, thay đổi về phương thức tổ chức, tiếp cận, làm sao cho không mất đi tính phong trào mà vẫn đảm bảo được các điều kiện an toàn phòng, chống dịch bệnh.

Các chuỗi chương trình phong trào văn – thể như “Thanh niên khỏe”, “Thanh niên học tập và làm theo lời Bác”, “Sinh viên hội nhập”, … đều được chuyển sang hình thức triển khai tổ chức trực tuyến với sự hưởng ứng lớn từ các bạn đoàn viên sinh viên trong trường.

Công tác Đoàn thời COVID-19: Cần nhiều hoạt động nhân văn - ảnh 2

Công tác Đoàn thời COVID-19: Cần nhiều hoạt động nhân văn - ảnh 3

Công tác Đoàn thời COVID-19: Cần nhiều hoạt động nhân văn - ảnh 4

Các hoạt động Online

Thích ứng là từ khóa và cũng là kinh nghiệm quan trọng nhất. Cũng vì chủ động thích ứng, luôn trong tâm thế đối diện để hoạt động nên Đoàn Trường đã hoàn thành các nhiệm vụ năm học và đóng góp một phần quan trọng trong công tác phòng, chống dịch bệnh trong đoàn viên sinh viên. Dịch đi thì có hoạt động của dịch đi, dịch tới thì có hoạt động kiểu dịch tới. Mục tiêu là mang lại các giá trị tốt nhất, hỗ trợ đoàn viên sinh viên toàn diện nhất có thể trong mọi hoàn cảnh.

Hoạt động nổi bật của Đoàn Thanh niên trường trong thời gian qua là gì?

Về các hoạt động nổi bật trong “mùa COVID”, chúng tôi đã thực hiện mô hình “Tuổi trẻ Nhân Văn đồng hành cùng sinh viên trong dịch COVID–19”.

Một, Đoàn Trường đã thành lập đội hình tình nguyện hỗ trợ sinh viên khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID–19, với sứ mệnh chia sẻ sự khó khăn của sinh viên Nhân Văn đang lưu trú tại Hà Nội bằng những phần quà lương thực, thực phẩm từ các cán bộ, giảng viên của Trường trực tiếp quyên góp và vận động quyên góp.

 

Công tác Đoàn thời COVID-19: Cần nhiều hoạt động nhân văn - ảnh 5

Việc thành lập và triển khai đội hình "shipper áo xanh" đã mang lại hiệu ứng tích cực trong công tác "Đồng hành cùng sinh viên Nhân Văn" của Nhà trường, thể hiện rõ chủ trương "Không ai bị bỏ lại phía sau !!"

Các bạn sinh viên đón nhận quà hỗ trợ rất bất ngờ và xúc động trước tình cảm của các thầy cô Nhà trường và các bạn tình nguyện viên, một số bạn còn "tặng" lại tình nguyện viên hiện vật như bánh mì, nước uống, phần lớn đều gửi lời hỏi thăm và tạo hiệu ứng truyền thông mạng xã hội rất tốt về chiến dịch.

Công tác Đoàn thời COVID-19: Cần nhiều hoạt động nhân văn - ảnh 6

Công tác Đoàn thời COVID-19: Cần nhiều hoạt động nhân văn - ảnh 7

Công tác Đoàn thời COVID-19: Cần nhiều hoạt động nhân văn - ảnh 8

Hai, sau khi hết thời gian cách ly toàn xã hội, chương trình “Siêu thị 0 đồng” được triển khai nhằm hỗ trợ đoàn viên, sinh viên lương thực, thực phẩm và các nhu yếu phẩm thiết yếu khác được bày như trong siêu thị nhưng tặng miễn phí cho Sinh viên Nhân văn. Siêu thị mở cửa góp phần chung tay chia sẻ khó khăn với sinh viên sau mùa dịch COVID-19 đồng thời động viên với các bạn đoàn viên, sinh viên Nhân văn trong kỳ thi học kì II, năm học 2019 – 2020.

Kết quả, trực tiếp trao hàng nghìn phần quà lương thực, thực phẩm thông qua đội “shipper áo xanh” cho sinh viên khó khăn lưu trú tại Hà Nội trong thời gian cách ly xã hội; chương trình “Siêu thị 0 đồng” thu hút 2217 lượt sinh viên tới nhận hỗ trợ lương thực, thực phẩm (296 thùng mì tôm; 1,2 tấn gạo, 189 thùng thực phẩm, …).

Mô hình cho thấy sự triển vọng phát triển không chỉ trong khoảng thời gian cách ly xã hội do dịch COVID–19, vì đây là giải pháp hỗ trợ sinh viên một cách thiết thực, khả thi và phù hợp duy trì lâu dài

Công tác Đoàn thời COVID-19: Cần nhiều hoạt động nhân văn - ảnh 9

Siêu thị 0 đồng

Người xưa thường nói trong cái rủi thường có cái may, câu này có đúng với các hoạt động Đoàn - Hội của trường Nhân Văn trong hoàn cảnh hiện nay?

Vượt qua được những khó khăn của những thay đổi bất ngờ ập tới, mỗi tổ chức, đặc biệt là tổ chức Đoàn của nhà trường cũng có những thay đổi mang tính căn cơ và lâu dài. Cái may là tinh thần đoàn kết, tinh thần tương thân tương ái, niềm tin, và tiềm lực không ngờ được phát huy. Tất cả làm nên động lực trong hoạt động, tiếp thêm sức mạnh cho mỗi người.

Ý thức, trách nhiệm của mỗi người trẻ như được gia tăng. “Lửa thử vàng, gian nan thử sức”, chắc chắn tinh thần yêu nước, vì dân tộc, vì lợi ích chung của các bạn đoàn viên sinh viên sẽ như được tăng lên gấp nhiều lần.

Các hình thức hội họp được đa dạng hóa hơn, với sự tiến bộ của công nghệ thông tin, các hoạt động cũng sẽ được truyển tải sâu rộng, mang tính lan tỏa. Kĩ năng làm việc nhóm được cải thiện, tinh thần “một người vì mọi người, mọi người vì một người” thể hiện rõ trong các công tác Đoàn “mùa COVID”.

Công tác Đoàn thời COVID-19: Cần nhiều hoạt động nhân văn - ảnh 10

Công tác Đoàn thời COVID-19: Cần nhiều hoạt động nhân văn - ảnh 11

Công tác Đoàn thời COVID-19: Cần nhiều hoạt động nhân văn - ảnh 12

Shipper áo xanh

Liệu công tác Đoàn của trường Nhân Văn có thay đổi nhiều sau khi dịch COVID-19 qua đi, thưa anh?

Chắc chắn là có nhiều thay đổi, và thay đổi theo hướng chủ động, thích ứng nhanh nhậy hơn trước. Kế hoạch năm học sẽ có hai kịch bản, cũng như mỗi hoạt động cũng sẽ có hai kịch bản

Tâm thế thích nghi, sẵn sàng chuyển từ “thời chiến sang thời bình, thời bình sang thời chiến” luôn phải có trong các cán bộ tổ chức của Đoàn – Hội.

Công tác Đoàn thời COVID-19: Cần nhiều hoạt động nhân văn - ảnh 13

Công tác Đoàn thời COVID-19: Cần nhiều hoạt động nhân văn - ảnh 14

Các hoạt động tăng cường các hoạt động chiều sâu, chuyên môn, hỗ trợ cộng đồng sẽ là ưu tiên số 1. Các hoạt động bề nổi, đông người sẽ không phải hướng ưu tiên và phải đảm bảo nguyên tắc an toàn trong phòng chống dịch bệnh.

Theo Sinh viên Việt Nam

Tác giả: Tú Chân

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây