Ngôn ngữ
GS.TS. Hoàng Anh Tuấn - Trưởng ban điều phối dự án
Trong chương trình tọa đàm, báo cáo về thực trạng năng lực số của sinh viên (dựa trên kết quả khảo sát tại Trường ĐHKHXH&NV) và mô hình khung năng lực số cùng chuẩn đầu ra cho sinh viên (dự kiến đề xuất áp dụng chung cho các trường đại học) đã được trình bày bởi bởi nhóm nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy sinh viên đang thiếu hụt những kỹ năng và kiến thức quan trọng để làm việc, học tập và trải nghiệm trong môi trường số. Sinh viên đã có ý thức về bảo vệ thông tin cá nhân nhưng lại chưa chủ động tham gia tích cực vào tạo lập một môi trường số an toàn và hạnh phúc.
TS. Đỗ Văn Hùng trình bày khung năng lực số
Theo UNESCO thì Năng lực số là khả năng truy cập, quản lý, hiểu, kết hợp, giao tiếp, đánh giá và sáng tạo thông tin một cách an toàn và phù hợp thông qua công nghệ số để phục vụ cho các công việc từ đơn giản đến phức tạp cũng như khởi nghiệp. Năng lực số là tổng hợp của năng lực sử dụng máy tính, năng lực công nghệ thông tin, năng lực thông tin và năng lực truyền thông.
GS.TS. Phạm Quang Minh - Cố vấn cao cấp của chương trình
Nhóm nghiên cứu đã đề xuất Khung năng lực số cho sinh viên trong thế kỷ 21 với bảy nhóm kỹ năng, bao gồm: Vận hành thiết bị và phần mềm, Khai thác thông tin và dữ liệu, Giao tiếp và hợp tác trong môi trường số, Sáng tạo nội dung số, Bảo đảm an ninh và trên không gian mạng, Học tập và phát triển số, Sử dụng năng lực số cho nghề nghiệp.
TS. Nghiêm Xuân Huy - Chuyên gia tư vấn
Năng lực số được thừa nhận rộng rãi bao gồm kiến thức và kỹ năng nhưng lại có những góc nhìn khác nhau đối với yêu cầu về thái độ hay năng lực tự chịu trách nhiệm. Trong phạm vi nghiên cứu này, năng lực tự chịu trách nhiệm được coi là một phần không thể thiếu của năng lực số và có tác động quan trọng khi đưa ra đề xuất khung năng lực số bởi nó là cần thiết để một người có cam kết và động lực để tích lũy đủ năng lực này. Năng lực số của mỗi cá nhân được phát triển dựa trên các nền tảng của năng lực thấu cảm, tư duy phản biện, giải quyết vấn đề, sáng tạo và đổi mới.TS. Phạm Hải Chung - Chuyên gia tư vấn
Các chuyên gia góp ý cho rằng cần nâng cao tính ứng dụng của khung năng lực số và chuẩn đầu ra đối với sinh viên, tính toán các giải pháp khi đưa môn học về năng lực số vào giảng dạy trong các trường đại học, nâng cao nhận thức về năng lực số trong bối cảnh chuyển đổi số quốc gia, v.v.
Đại biểu tham dự đóng góp ý kiến
Khép lại tọa đàm, GS. Hoàng Anh Tuấn - Trưởng ban điều phối Dự án trân trọng cảm ơn các chuyên gia và khách mời, cam kết sẽ tiếp tục phân tích, nghiên cứu và điều chỉnh khung năng lực số cũng như hệ thống chuẩn đầu ra dựa trên nội dung thảo luận, làm cơ sở lý luận để triển khai các bước tiếp theo. Dự án Nâng cao năng lực số cho sinh viên của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn dự kiến sẽ kéo dài tới năm 2022 với các mục tiêu quan trọng bao gồm: xây dựng các khóa học chung và chuyên sâu về năng lực số, xuất bản giáo trình, cẩm nang về năng lực số, phát triển các mô hình hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ cho sinh viên về năng lực số. Kết quả của dự án này cũng được kỳ vọng sẽ nhân rộng và áp dụng cho nhiều trường đại học trong cả nước.
Tác giả: Trần Đức Hòa
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn