Học ngành quốc tế có thể trở thành Nhà báo, PR, giảng viên, quản lý nhân sự

Thứ ba - 06/04/2021 00:19
Sinh viên ngành Quốc tế học có khả năng xin việc tương đối nhanh với công việc khá đa dạng như hợp tác quốc tế, nhân sự, PR... thì có thể trở thành nhà báo, các cơ quan nước ngoài, bộ ngành...

Học ngành quốc tế có thể trở thành Nhà báo, PR, giảng viên, quản lý nhân sự - 1

Quốc tế học là ngành  khoa học hiện đại trên thế giới và cả ở Việt Nam

Quốc tế học là một xu hướng đào tạo mới trên thế giới, xuất hiện chủ yếu từ sau Chiến tranh Lạnh. Xu hướng này ra đời nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển tư duy và kỹ năng nghề nghiệp theo hướng đa ngành, rộng mở và sáng tạo trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng phát triển, các quốc gia ngày càng quốc tế hóa sâu sắc trên mọi lĩnh vực.

GS.TS Hoàng Khắc Nam, Trưởng khoa Quốc tế học, trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn - ĐH QGHN cho biết, ngày nay, ngành Quốc tế học đã được đào tạo nhiều nơi trên thế giới, nhất là ở các nước phát triển. Ngành khoa học này có vị trí quan trọng trong bối cảnh ngày càng có sự đan xen giữa đời sống trong nước và quốc tế, giữa các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, môi trường...

Do thực tế đan xen như vậy, không ai có thể giải thích các hiện tượng và vấn đề nào mà lại chỉ có kiến thức một ngành học. Từ đó, yêu cầu đào tạo đa ngành, liên ngành đã trở nên bức thiết. Quốc tế học ra đời chính là nhằm đáp ứng nhận thức hiện đại và yêu cầu đào tạo đó.

Khoa Quốc tế học, Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN là đơn vị tiên phong  xây dựng ngành Quốc tế học từ năm 1995. Chương trình đào tạo của Khoa Quốc tế học được xây dựng trên bốn khối kiến thức nền tảng là chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội và luật pháp. Từ bốn khối kiến thức này, đến năm cuối, sinh viên sẽ được đào tạo chuyên sâu theo các hướng chuyên ban là: Quan hệ quốc tế, Châu Âu học, Châu Mỹ học, Nghiên cứu phát triển quốc tế.

"Quốc tế học là ngành  khoa học hiện đại trên thế giới và cả ở Việt Nam. Đây là ngành học năng động, đòi hỏi tư duy cởi mở và giàu sức sáng tạo - rất cần thiết cho con người khi sống và làm việc trong môi trường hội nhập  quốc tế như hiện nay" - GS.TS Hoàng Khắc Nam chia sẻ.

Tư duy toàn cầu, hành động địa phương

GS.TS Hoàng Khắc Nam cho biết, sinh viên ngành Quốc tế  học được đào tạo Quốc tế học  theo các định hướng cơ bản sau:

Thứ nhất là đào tạo tư duy đa ngành và liên ngành. Các vấn đề quốc tế và đối ngoại của Việt Nam hiện nay là sự tổng  hợp, đan xen của rất nhiều lĩnh vực. Do đó,  phải có tư duy đa ngành  và liên ngành  thì mới nhìn nhận đầy đủ và giải quyết được các vấn đề trên.

Điều này cũng giúp người học có được tinh thần năng động và linh hoạt, có cách nhìn rộng mở về các vấn đề quốc tế mà không phiến diện. Điều này cũng giúp sinh viên có khả năng làm việc ở các vị trí công tác, các cơ quan và lĩnh vực hoạt động khác nhau. Bởi kiến thức có thể quên  đi hay bị lạc hậu nhưng  cách suy nghĩ và luận giải, cách phát hiện và xử lý vấn đề mới là hành trang quan trọng để sinh viên bước vào đời và phát triển.

Thứ halà đào tạo tư duy toàn cầu nhưng hành động địa phương. Nghiên cứu quốc tế không chỉ để hiểu biết về thế giới mà còn nhằm tìm hiểu tác động của những xu hướng thế giới đến Việt Nam, để ứng dụng vào giải quyết các vấn đề hội nhập và phát triển của Việt Nam.

Tư duy "biết người, biết ta" này cũng giúp người học có tinh thần sáng tạo và khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, có khả năng làm việc cho các cơ quan tổ chức của Việt Nam cũng như nước ngoài.

Thứ ba là đào tạo tri thức hiện đại và gắn liền với thực tiễn. Các chương trình đào tạo và các môn học của Khoa đều được xây dựng với sự trợ giúp của các chuyên  gia nước  ngoài.  Các kiến thức  và phương pháp  trang bị thường  xuyên được cập nhật để đảm bảo theo kịp thế giới.

Hàng năm, có hàng chục lượt sinh viên được đi giao lưu, học tập hay tham dự hội thảo  ở nước ngoài. Điều này giúp  người học thích ứng nhanh  với công việc và có thể học tiếp bậc học cao hơn ở nước ngoài một cách thuận lợi sau khi tốt nghiệp.

Thứ tư là chú trọng  đào tạo tiếng Anh và kỹ năng nghề nghiệp. Chương trình đào tạo của Khoa Quốc tế học dành một thời lượng đáng kể cho việc dạy tiếng Anh - ngôn  ngữ giúp người học có thể đi khắp thế giới. Một số môn học ở năm cuối dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh như: Quan hệ quốc tế ở châu Á - Thái Bình Dương, Hệ thống chính trị và pháp luật châu Âu, Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ, Nhập môn Nghiên cứu Phát triển Quốc tế... Chương trình của Khoa cũng có nhiều môn đào  tạo  kỹ năng  nghề  nghiệp  như Nghiệp vụ công tác đối ngoại, Đàm phán quốc tế, Quan hệ công chúng quốc tế, Quản lý dự án phát triển... Đào tạo kỹ năng

Sinh viên ngành Quốc tế học có khả năng xin việc tương đối nhanh với công việc khá đa dạng. Các công việc mà sinh viên thường làm nhiều nhất khi mới ra trường là về hợp tác quốc tế, nhân sự, PR... trong các công ty nước ngoài và Việt Nam; cán bộ dự án hoặc văn phòng trong các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức nước ngoài;

Đặc biệt, làm phóng  viên hay biên tập viên tin tức đối ngoại trong lĩnh vực báo chí-truyền thông; công tác ở các cơ quan hợp tác quốc tế ở Trung ương  và địa phương, ở các bộ phận  đối ngoại của các bộ, ngành; nghiên cứu và giảng dạy về quốc tế học ở các viện nghiên cứu, các trường đại học.

Tác giả: Đức Thắng

Nguồn tin: dantri.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây