Ngôn ngữ
Chiều 23/9/2008, đoàn công tác do Phó Thủ tướng - Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân dẫn đầu đã đến thăm và làm việc tại Trường ĐHKHXH&NV (ĐHQGHN).
Chiều 23/9/2008, đoàn công tác do Phó Thủ tướng - Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân dẫn đầu đã đến thăm và làm việc tại Trường ĐHKHXH&NV (ĐHQGHN).
[img class="caption" src="images/stories/2008/9/24/img_0658.jpg" border="0" alt="Phó Thủ tướng dự giờ môn Phương pháp luận sử học" title="Phó Thủ tướng dự giờ môn Phương pháp luận sử học" width="240" height="160" align="right" ]Thành phần đoàn công tác gồm đồng chí Trần Quốc Toản - Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, đồng chí Bành Tiến Long - Thứ trưởng thường trực Bộ Giáo dục và Đào tạo, đồng chí Lê Đình Tiến - Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ cùng đại diện lãnh đạo các vụ của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Bộ Khoa học và Công nghệ, Văn phòng Chính phủ. Đi cùng đoàn có GS.TS. Mai Trọng Nhuận - Giám đốc ĐHQGHN cùng đại diện lãnh đạo các phòng, ban của ĐHQGHN.
PTT đã đến dự giờ một tiết học môn Phương pháp luận sử học, thăm khoa Lịch sử - đơn vị anh hùng thời kỳ đổi mới, thăm Bảo tàng Nhân học, Trung tâm Nghiệp vụ Phát thanh và Truyền hình - Khoa Báo chí. Tiếp đó, đoàn công tác của PTT đã có buổi làm việc chính thức với lãnh đạo Nhà trường.
[img class="caption" src="images/stories/2008/9/24/img_0762.jpg" border="0" alt="PTT thăm Bảo tàng Nhân học" title="PTT thăm Bảo tàng Nhân học" width="180" height="269" align="left" ]Tại buổi làm việc, GS.TS Nguyễn Văn Khánh - Hiệu trưởng, Bí thư Đảng ủy Nhà trường đã giới thiệu khái quát về tình hình thực hiện nhiệm vụ năm học 2007-2008 và phương hướng nhiệm vụ năm học tới. Bên cạnh những thành tích đạt được, GS.TS Nguyễn Văn Khánh cũng thẳng thắn nêu ra những khó khăn lớn mà nhà trường hiện đang phải đối mặt như: việc hẫng hụt về đội ngũ cán bộ đầu ngành có trình độ cao; tỷ lệ giảng viên có học vị tiến sĩ hiện nay mới đạt 33%, còn thấp so với yêu cầu là 60% vào năm 2010; khó khăn về cơ sở vật chất và tài chính...
Trao đổi với lãnh đạo Nhà trường, đoàn công tác đã quan tâm và đặt nhiều câu hỏi liên quan đến những vấn đề đặc thù của ngành khoa học xã hội và nhân văn: những khó khăn lớn nhất của sinh viên ngành khoa học xã hội và nhân văn phải đối mặt trong quá trình học tập và làm việc; tỷ lệ sinh viên ngành khoa học xã hội nhân văn kiếm được việc làm sau tốt nghiệp; vấn đề gắn kết đào tạo và nghiên cứu khoa học giữa các khoa, bộ môn và trung tâm của trường; vấn đề định hướng nghiên cứu cơ bản trong khoa học xã hội và nhân văn nói chung cũng như xác định những hướng nghiên cứu là thế mạnh và đặc thù của nhà trường trong thời gian tới; việc xác định những ngành mũi nhọn tập trung đào tạo chất lượng cao; đâu là những chuyển hướng cần thiết trong chiến lược đào tạo của nhà trường hướng tới phục vụ nhu cầu xã hội; những biện pháp của nhà trường để tiếp tục duy trì thành tích và truyền thống rực rỡ có từ thời trường Đại học Tổng hợp Hà Nội...
Kết thúc buổi làm việc, PTT Nguyễn Thiện Nhân đã phát biểu khẳng định những đóng góp to lớn của nhà trường đối với sự phát triển của hệ thống giáo dục nước ta, đặc biệt là lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn. Đã 33 năm trôi qua sau thống nhất, trong tâm trí người Việt Nam đây vẫn là cái nôi của khoa học xã hội và nhân văn của Việt Nam và những kết quả đạt được và được ghi nhận của nhà trường là hoàn toàn xứng đáng. Trong tiến trình phát triển chung của ngành giáo dục, PTT đặc biệt hoan nghênh những cố gắng của nhà trường trong việc điều chỉnh hướng đào tạo, mở ra những ngành nghề mới phù hợp với nhu cầu thực tiễn của xã hội. Để tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn, PTT cũng lưu ý nhà trường nên quan tâm thực hiện một số việc:
Thứ nhất là nên có những nghiên cứu cụ thể và chính xác về tình hình công tác của sinh viên nhà trường sau tốt nghiệp. Những ý kiến của các cựu sinh viên sau một thời gian dài va chạm với thực tế công việc sẽ đưa đến những gợi mở có ích cho nhà trường để điều chỉnh đào tạo cho phù hợp hơn nữa với thực tế xã hội.
Thứ hai là nhất trí với ý kiến của Hiệu trưởng về việc đẩy mạnh dạy và học Hán Nôm cho sinh viên, trước hết là sinh viên ngành khoa học xã hội nhân văn.
Thứ ba là liên quan đến việc nghiên cứu và dạy về Việt Nam học, Nhà trường nên xác định rõ hướng phát triển của riêng mình, hướng tới trở thành trung tâm hàng đầu đẳng cấp quốc tế về Việt Nam học. Muốn vậy, chúng ta phải có lộ trình chuẩn hóa về đội ngũ cán bộ, các hướng nghiên cứu và chủ động hội nhập quốc tế. Nhà trường cũng nên mở rộng việc tìm hiểu với giới nghiên cứu Việt Nam học ở các nước và khu vực xung quanh, qua đó mở rộng các hoạt động giao lưu trao đổi học thuật, nâng tầm ảnh hưởng của mình đối với ngành học này trên phạm vi toàn cầu.
Thứ tư là rà soát lại sách giáo khoa dạy trong nhà trường, chú ý đến việc hiện đại hóa hệ thống giáo trình cho cập nhật với trình độ thế giới. Nhà trường nên có hướng xây dựng những bộ sách giáo trình của riêng mình, mang thương hiệu của nhà trường.
Thứ năm là để trở thành một trung tâm nghiên cứu mạnh về khoa học xã hội nhân văn, nhà trường cần xác định cho mình những định hướng nghiên cứu chính, trọng tâm mà ở những hướng đó, nhà trường phải là những người phát ngôn có uy tín.
Tác giả: i333
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn