Ghi chép về ngày nhập học của sinh viên khoá 2008

Thứ sáu - 05/09/2008 00:02

Hôm nay (05/9/2008), 1.157 trên tổng số 1.210 tân sinh viên khoá QH-2008-X đã hoàn thành thủ tục nhập học để chính thức trở thành sinh viên của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN.

Hôm nay (05/9/2008), 1.157 trên tổng số 1.210 tân sinh viên khoá QH-2008-X đã hoàn thành thủ tục nhập học để chính thức trở thành sinh viên của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN.

[img class="caption" src="images/stories/2008/9/05/img_5766.jpg" border="0" alt="Sinh viên và người nhà tập trung trước khu vực làm thủ tục nhập học" title="Sinh viên và người nhà tập trung trước khu vực làm thủ tục nhập học" width="147" height="220" align="right" ]

Quang cảnh nhập học diễn ra khá đông vui nhưng có trật tự. Trong sắc áo xanh quen thuộc, đội sinh viên tình nguyện của Đoàn trường làm nhiệm vụ hỗ trợ sinh viên nhập học đã tỏ ra là một trong những nhóm hoạt động rất hiệu quả. Bằng chứng là rất đông người nhà các tân sinh viên tin tưởng và thường xuyên tìm đến bàn tư vấn của sinh viên tình nguyện để hỏi các thông tin về trường, về thủ tục nhập học, về chỗ trọ... Và họ đều nhận được những hướng dẫn tận tình kèm theo những nụ cười thân thiện. Các đơn vị như: Câu lạc bộ Sức khoẻ sinh sản, Câu lạc bộ Các nhà quản  lí trẻ, Phòng Thông tin, Trung tâm Ngoại ngữ và Xúc tiến trao đổi giáo dục quốc tế... đã rất nhanh nhạy trong việc tự giới thiệu hình ảnh của mình đến các tân sinh viên bằng việc phát các tờ rơi cùng các lời chào mừng tham gia hoạt động của nhóm. Và những nhân vật chính của buổi nhập học hôm nay - rất đông sinh viên cùng người nhà - đã có mặt tại nhà G từ khá sớm để chờ làm thủ tục với nhiều tâm trạng, vui mừng có, bâng khuâng lạ lẫm cũng có và thậm chí có cả những băn khoăn.

Yêu trường từ... những người nổi tiếng

Khi chúng tôi tìm hiểu về mức độ nắm rõ thông tin về ngành học và về nhà trường nơi các bạn sinh viên sẽ theo học, bạn Phùng Thị Miền (Hà Tây) - sinh viên khoá 2008 ngành Văn học đã thổ lộ: “Trước khi thi, em đã tìm hiểu thông tin về trường qua cuốn “Những điều cần biết về kì thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2008” và trên website của nhà trường, và được biết trường mình là một trường có uy tín và có truyền thống lâu năm về đào tạo các ngành xã hội nhân văn. Rất nhiều người đã từng học trong trường và giờ trở nên thành đạt và nổi tiếng”. Và khi được đề nghị nêu tên một vài trong số những người thành đạt ấy, thì theo bạn Miền đó là... anh Trịnh Lê Anh, một gương mặt truyền hình rất nổi tiếng mà bạn Miền hâm mộ. Cũng một “nhân vật” khác của trường mà bạn Miền thấy ngưỡng mộ là PGS.TS Vũ Cao Đàm, người đã từng dạy bạn môn “Phương pháp luận nghiên cứu khoa học” tại Trường ĐH Đông Đô, nơi bạn đã có 3 năm theo học ngành Quan hệ quốc tế (nhưng rồi vẫn quyết định rẽ ngang sang học Văn bởi một mong muốn rất mãnh liệt là được trở thành giáo viên dạy Văn).

[img class="caption" src="images/stories/2008/9/05/img_5823.jpg" border="0" alt="Nhiều tân sinh viên bày tỏ mong muốn được cống hiến trong các hoạt động Đoàn - Hội" title="Nhiều tân sinh viên bày tỏ mong muốn được cống hiến trong các hoạt động Đoàn - Hội" width="147" height="220" align="left" ]

Còn bạn Đoàn Văn Trường (Hưng Yên) đã từng là cựu sinh viên năm thứ nhất ngành Xã hội học Trường ĐH Công đoàn thì cũng tìm đến với ngành Lịch sử đã chọn bởi niềm đam mê môn học của những sự kiện, những nhân vật vượt thời gian và còn mãi trong kí ức. Và bạn dường như càng thêm yêu và thêm quyết tâm đến với môn lịch sử khi được chứng kiến sự uyên bác của những người thầy mà bạn ngưỡng mộ là PGS.TSKH Nguyễn Hải Kế, PGS.TS Phạm Xanh (giảng viên Khoa Lịch sử) - những khách mời quen thuộc của chương trình Theo dòng lịch sử phát trên sóng VTV2.

Ở một góc độ khác, sinh viên Trịnh Tú Quyên (Nam Định) lại khẳng định một lí do quan trọng để bạn chọn học ngành Quốc tế học là bạn tin vào khả năng dạy và học tiếng Anh của sinh viên khoa Quốc tế học (thông tin này bạn đọc được ở cuốn sách “Khám phá con đường  đến đại học của bạn”). Quyên cho rằng ngành học này sẽ đem đến cho bạn nhiều cơ hội việc làm tốt sau khi ra trường.

Đồng quan điểm với bạn Quyên, bạn Nguyễn Thị Hương (Vĩnh Phúc), sinh viên ngành Văn học, một bạn gái yêu văn và mê làm báo thì khẳng định rằng sau khi ra trường ngành học của bạn sẽ đem lại cho bạn nhiều lựa chọn nghề nghiệp thú vị và phù hợp với bản thân: đi dạy, viết báo, biên tập, làm thông tin.

Có thể thấy rằng, ngoài mong muốn được làm một công việc nhất định mà mình yêu thích cùng những cố gắng tìm kiếm thông tin giới thiệu về các ngành nghề đào tạo đó từ sách báo, Internet (mà nguồn này thì vốn cũng không phong phú cho lắm) thì các bạn sinh viên bị ảnh hưởng và bị thu hút rất mạnh từ những hình mẫu những người thân xung quanh, đặc biệt là những hình mẫu lí tưởng của những người hay xuất hiện trên các phương tiện truyền thông. Điều đó phần nào cho thấy sức mạnh to lớn của thông tin đã và đang ảnh hưởng nhiều đến thế nào tới khả năng lựa chọn nghề nghiệp hiện nay của nhiều bạn trẻ.

Học đại học: dễ hay khó?

100% sinh viên được hỏi trong buổi nhập trường đều chưa biết thế nào là đào tạo theo tín chỉ - phương thức đào tạo mới mà nhà trường chính thức triển khai được một năm nay. Một số bạn thì “có nghe nói” những cũng không hiểu thực chất của việc học theo tín chỉ là như thế nào. Tuy nhiên, đa số sinh viên ý thức khá rõ về độ khó cũng như sự vất vả của học đại học. Bạn Nguyễn Văn Hưng (Hà Tĩnh), sinh viên ngành Khoa học Chính trị cho biết: “Em đã chuẩn bị tinh thần là sẽ học gấp nhiều lần so với các cấp dưới”. Bạn Nguyễn Thị Hương (Vĩnh Phúc) học ngành Văn học tâm sự: “Dù khá tự tin nhưng em vẫn có chút ít lo lắng. Em nghĩ học đại học khá vất vả, để đạt kết quả tốt trong cả 4 năm đòi hỏi phải cố gắng trong thời gian dài, nhất là khi bạn muốn được học bổng nữa”. Bạn Đoàn Văn Trường (Hưng Yên), theo học ngành Lịch sử thì tự tin: “Học đại học là tự học, thầy cô chỉ là người hướng dẫn mình thôi. Sự nỗ lực và cố gắng của cá nhân là yếu tố chính để có kết quả học tốt”. Còn bạn Nguyễn Trường Sinh (Nam Định), sinh viên ngành Văn học gói gọn quan điểm về học đại học của mình trong bốn chữ: “tự học là chính”. Và bạn cũng bày tỏ sự tự tin rằng bạn sẽ thích nghi được với cách học đại học. Bạn Đoàn Thị Soan (Hải Dương), bạn gái theo học ngành Khoa học Quản lí và mê các công việc liên quan đến công tác xã hội thì nói: “Quan trọng nhất là mình tự học và có những tư duy sáng tạo cho riêng mình. Tự tin và sáng tạo sẽ đem đến thành công”.

[img class="caption" src="images/stories/2008/9/05/img_5848.jpg" border="0" alt="Làm quen ngay từ buổi đầu nhập học" title="Làm quen ngay từ buổi đầu nhập học" width="220" height="146" align="left" ]

Khởi động chặng đường học đại học, đa số các bạn tân sinh viên đều có những suy nghĩ khá tích cực và chủ động trong thời gian học sắp tới của mình. Phần lớn sinh viên được hỏi có ý định sẽ bắt tay ngay vào việc tìm hiểu thêm nhiều thông tin hơn về nhà trường, về ngành học của mình, đặc biệt là về chương trình học và các môn học. Trịnh Tú Quyên (SV Khoa Quốc tế học) khẳng định: “Việc đầu tiên là em sẽ làm quen với nhiều các anh chị khoá trên để hỏi han về kinh nghiệm học tập, làm quen với các thầy cô giáo để tạo mối quan hệ thân thiện và hiểu biết lẫn nhau”. Bạn Nguyễn Trường Sinh (SV Khoa Văn học) thì đặt sự quan tâm của mình tới thư viện nhà trường: “Đó sẽ là nơi em ghé thăm đầu tiên vì em thích đọc sách và em muốn biết thư viện nhà trường sẽ đáp ứng sở thích này của em đến mức nào”. Bạn gái Nguyễn Thị Hương (SV Khoa Văn học) thì quan tâm đến các hoạt động của Đoàn Thanh niên và Hội sinh viên Nhà trường: “Em rất thích tham gia các hoạt động của Đoàn Thanh niên, em sẽ tìm hiểu về Đoàn Thanh niên và Hội sinh viên để xem mình có thể tham gia vào mảng hoạt động nào. Em rất muốn được tham gia các hoạt động tình nguyện hè của sinh viên trong 3 năm đầu, còn năm thứ tư chắc là đành thôi để làm luận văn”. Bạn Nguyễn Văn Hưng (Hà Tĩnh), một trong những tân sinh viên đã có những kinh nghiệm hoạt động Đoàn thì bày tỏ mong muốn được đảm nhiệm một chức vụ nào đó của lớp, chi đoàn với mong muốn được phát triển khả năng của bản thân và đóng góp sức mình cho các hoạt động chung của tập thể. Bên cạnh đó, một số sinh viên được hỏi lại có nhu cầu tìm việc làm thêm để đỡ đần tiền ăn học cho gia đình do điều kiện kinh tế không dư dả.

Dù mỗi bạn một ý kiến, mỗi người một mong muốn song trên tất cả, ngày nhập học hôm nay đã đem đến cho chúng tôi những suy nghĩ lạc quan và vui mừng về một lứa sinh viên mới năng động, tự tin với nhiều ước mơ trong cuộc sống.

Tác giả: thanhha

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây