Ngôn ngữ
Chủ đề: Nghiên cứu về trao đổi tri thức và tập quán bản địa trong quản lí môi trường ở miền núi Việt Nam: Nhìn từ quan điểm nhân học
Người trình bày: TS. Christian Culas - Viện Nghiên cứu Đông Nam Á Marseille (IRSEA – Marseille)
Thời gian: 9h00 ngày 26/9/2008 (sáng thứ Sáu)
Địa điểm: Phòng Đa phương tiện - Bảo tàng Nhân học - Tầng 3 nhà D - Trường ĐHKHXH&NV - số 336 Nguyễn Trãi - Thanh Xuân - Hà Nội.
Chủ đề: Nghiên cứu về trao đổi tri thức và tập quán bản địa trong quản lí môi trường ở miền núi Việt Nam: Nhìn từ quan điểm nhân học
Người trình bày: TS. Christian Culas - Viện Nghiên cứu Đông Nam Á Marseille (IRSEA – Marseille)
Thời gian: 9h00 ngày 26/9/2008 (sáng thứ Sáu)
Địa điểm: Phòng Đa phương tiện - Bảo tàng Nhân học - Tầng 3 nhà D - Trường ĐHKHXH&NV - số 336 Nguyễn Trãi - Thanh Xuân - Hà Nội.
Trong hơn 50 năm qua, lối canh tác nương rẫy của các tộc người thiểu số ở miền núi Việt Nam, Lào và Thái Lan thường bị chỉ trích là đã hủy hoại rừng. Với trường hợp Việt Nam, trước Luật Đất đai năm 1993, phần lớn các tộc người thiểu số như Hmông, Dao, có khá nhiều quyền tự chủ trong sử dụng đất. Tuy nhiên, kể từ Luật Đất đai 1993 và Luật chống sản xuất thuốc phiện (1993), áp lực đối với sử dụng ruộng đất và kĩ thuật sản xuất nông nghiệp gia tăng mạnh mẽ. Trước tình huống mới này, phần lớn những cư dân miền núi có khả năng thích nghi ở những mức độ khác nhau với sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, song trong hầu hết các trường hợp, những thích nghi này không được chính quyền lường trước, vì thế, rất khó quản lí biến đổi xã hội từ góc độ thực hành và mạng lưới và dưới các tác động ngắn hạn và dài hạn đối với sự cân bằng giữa sản xuất nông nghiệp (như một nguồn thu nhập trực tiếp trước mắt) và bảo vệ rừng.
Bài thuyết trình sẽ trình bày sự đa dạng trong nhận thức về những áp lực này từ góc độ những người nông dân miền núi và lí giải khả năng tổ chức sản xuất nông nghiệp và quản lí rừng trong những năm qua. Từ các nghiên cứu trường hợp ở Việt Nam, cộng với các ví dụ về Thái Lan, tác giả muốn giới thiệu cuộc tranh luận trong nhân học về việc thu thập, phân tích và sử dụng tri thức và các thực hành bản địa giúp chúng ta quản lí qúa trình phát triển bền vững.
Nhận thức luận về các ngôn thuyết trong khoa học xã hội, quan điểm nhân học, tri thức bản địa, tri thức sinh thái, các thực hành trong sử dụng và quản lí rừng, quản lí môi trường, canh tác nương rẫy, nông nghiệp, lâm nghiệp, các tộc người thiểu số, miền Bắc và Trung Việt Nam.
Tác giả: i333
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn