Ngôn ngữ
Đó là nhận xét của PGS.TS Nguyễn Thị Việt Thanh - Trưởng ban Chính trị và Công tác HSSV ĐHQGHN - tại Hội nghị Công tác học sinh sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2009 tổ chức ngày 20/6/2009 tại Đồ Sơn, Hải Phòng.
Đó là nhận xét của PGS.TS Nguyễn Thị Việt Thanh - Trưởng ban Chính trị và Công tác HSSV ĐHQGHN - tại Hội nghị Công tác học sinh sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2009 tổ chức ngày 20/6/2009 tại Đồ Sơn, Hải Phòng.
Đoàn đại biểu của Trường ĐHKHXH&NV, gồm 10 thành viên do PGS.TS Lâm Bá Nam - Phó Hiệu trưởng - dẫn đầu, là 1 trong 10 đơn vị của ĐHQGHN tham gia hội nghị. Đến dự và chỉ đạo tại hội nghị có PGS.TS Phạm Trọng Quát – Bí thư Đảng uỷ, Phó Giám đốc ĐHQGHN, GS.TS Nguyễn Hữu Đức – Phó Giám đốc ĐHQGHN.
Hội nghị đã nghe và thảo luận về báo cáo tổng kết công tác học sinh sinh viên ĐHQGHN năm học 2008-2009, phương hướng nhiệm vụ năm học 2009-2010. Đặc biệt, một chủ đề quan trọng chiếm nhiều thời gian tranh luận của các đại biểu là việc triển khai công tác HSSV như thế nào trong bối cảnh đào tạo tín chỉ hiện nay.
Trong báo cáo tổng kết, PGS.TS Nguyễn Thị Việt Thanh cho rằng năm học vừa qua, “công tác tuyên truyền giáo dục chính trị tư tưởng sinh viên đã được quan tâm tiến hành thường xuyên và có hiệu quả. Từ đó, ý thức chính trị của sinh viên đã có nhiều chuyển biến tích cực”. Trong đó, phát huy được bản sắc riêng, Trường ĐHKHXH&NV là một trong những đơn vị đi đầu của ĐHQGHN trong việc tổ chức được nhiều hoạt động rộng khắp, có hiệu quả trong việc giáo dục và nâng cao nhận thức chính trị tư tưởng cho sinh viên.
[img class="caption" src="images/stories/2009/06/23/img_7794-1756.jpg" border="0" alt="PGS.TS Lâm Bá Nam" title="PGS.TS Lâm Bá Nam" width="240" height="161" align="left" ]Tiếp đó, là một trong ba điển hình được chọn để báo cáo thành tích tại hội nghị, Trường ĐHKHXH&NV đã có tham luận cụ thể về thực trạng công tác HSSV nhà trường năm học vừa qua. Phát biểu tại hội nghị, PGS.TS Lâm Bá Nam cho rằng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng (CTTT) cho sinh viên hiện này có nhiều cái khó, trong đó điều khó nhất là triển khai như thế nào để hoạt động này thực sự đi sâu vào cuộc sống, không khô cứng, nặng về hô hào, nhưng vẫn đảm bảo được hiệu quả là làm thay đổi và điều chỉnh nhận thức chính trị của sinh viên. Trong bối cảnh đó, Nhà trường đã cố gắng phát huy thế mạnh riêng, phối hợp chặt chẽ với nhiều đơn vị trong và ngoài trường để triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền rộng khắp nhân các dịp kỉ niệm lớn của dân tộc. Rất nhiều hoạt động gây được tiếng vang trong sinh viên.
Trong ngày 22 và 23/4/2009, Phòng Chính trị và Công tác sinh viên, Hội Cựu chiến binh Trường ĐHKHXH&NV phối hợp với Công ty Phát hành phim Việt Nam tổ chức trình chiếu miễn phí bộ phim điện ảnh Đừng đốt – về cuộc đời của liệt sĩ Đặng Thuỳ Trâm, thu hút hơn 3.500 lượt xem. Từ 7 đến 9/5/2009, Nhà trường đã cùng Bảo tàng chiến sĩ cách mạng bị địch bắt và tù đầy tổ chức triển lãm các hình ảnh, hiện vật, tư liệu về các chiến sĩ cách mạng bị Mĩ nguỵ giam giữ tại nhà tù Phú Quốc. Hơn 4.500 lượt sinh viên toàn trường đã đến xem triển làm. Những dòng lưu bút đầy xúc động tại sổ cảm tưởng của Bảo tàng đã cho thấy sức ảnh hưởng, lay động lớn của buổi triển lãm đến tâm tư, tình cảm sinh viên. Tiếp đó, ngày 9/5, buổi giao lưu “Gặp những người trung kiên bất khuất” giữa sinh viên và các chiến sĩ cách mạng đã diễn ra cảm động tại trường. Đông đảo sinh viên tham gia buổi giao lưu đã thể hiện sự khâm phục đối với những người anh hùng thời chiến, qua đó thêm tự hào và hiểu sâu sắc hơn về cuộc kháng chiến chống xâm lược của dân tộc.
Trong nhiều hoạt động lớn của của tuổi trẻ cả nước, sinh viên Trường ĐHKHXH&NV luôn hưởng ứng nhiệt tình bằng nhiều hoạt động xã hội kết hợp với hoạt động chuyên môn. Nhờ linh động trong cách tổ chức, khéo léo vận dụng việc giáo dục CTTT trong từng hoạt động cụ thể mà qua những hoạt động này, sinh viên Trường ĐHKHXH&NV từng bước trưởng thành, có phẩm chất chính trị tư tưởng vững vàng, có nhân cách và lí tưởng sống đẹp, luôn mong muốn cống hiến cho sự phát triển của xã hội và đất nước.
Bên cạnh thành tích đạt được, PGS.TS Lâm Bá Nam đã đưa ra những hạn chế mà công tác CT&SV Nhà trường còn mắc phải như: việc triển khai giai đoạn II của cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh còn chậm, các mô hình “làm theo” mới chỉ dừng ở mức độ thí điểm, nhỏ lẻ chứ chưa thành phong trào; công tác hỗ trợ chuyên môn và phát triển kĩ năng cho đoàn viên, hội sinh viên còn ở quy mô nhỏ. Hoạt động tư vấn cho sinh viên còn hạn chế; các khoá đào tạo kĩ năng mềm còn chưa thu hút được đông đảo sinh viên tham gia. Cuối cùng, Trường ĐHKHXH&NV cũng đề xuất với ĐHQGHN một số điểm liên quan đến quy chế công tác học sinh – sinh viên, về công tác học bổng, làm rõ việc hỗ trợ và chỉ đạo của ĐHQGHN trong một số hoạt động phong trào của các đơn vị thành viên...
Tác giả: thanhha
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn