Tư vấn trực tuyến: Tuyển sinh Đại học 2012

Thứ hai - 09/04/2012 12:19
Tư vấn trực tuyến: Tuyển sinh Đại học 2012
Tư vấn trực tuyến: Tuyển sinh Đại học 2012
Xin chào các bạn thí sinh tham dự chương trình tư vấn trực tuyến của Trường Đại học KHXH&NV dành cho thí sinh dự thi đại học năm 2012. Đây là chương trình thứ 3 của Nhà trường trong kì tuyển sinh năm nay. Tham dự chương trình có PGS.TS Nguyễn Văn Kim - Phó Bí thư thường trực Đảng uỷ Trường, Phó Hiệu trưởng Nhà trường cùng các Thầy, Cô đại diện cho lãnh đạo phòng Đào tạo và các khoa/ngành Văn học, Hán Nôm, Việt Nam học, Quốc tế học, Đông phương học, Lịch sử. Em chào thầy cô. Năm nay em thi đại học. Em đã quyết định thi vào khoa đông phương học của trường. Thầy cô cho em hỏi học đông phương học ra trường cơ hội việc làm thế nào ạ. Em muốn học chuyên ngành hàn quốc học. Thầy cô cho em hỏi sinh viên có quyền tự chọn chuyên ngành hay do sự phân bổ của khoa? Em thi khối d1. Nhưng theo em biết trường KHXH&NV không nhận hồ sơ khối d1. Vậy trong mục 2 của hồ sơ em phải đăng kí trường thi nào? Em xin chân thành cám ơn thầy cô trong ban tư vấn! TS Phạm Thị Thu Giang: Về cơ hội việc làm thì còn tuỳ vào ngành học và khả năng của mỗi người, nhưng nhìn chung trong những năm gần đây sinh viên Khoa Đông phương có rất nhiều cơ hội tìm việc làm cũng như du học. Sau khi vào học, Nhà trường sẽ lấy điểm tổng kết của học kì đầu tiên (Học kì I của năm thứ nhất) để xét tuyển sinh viên vào các chuyên ngành. Có các chuyên ngành sau: Hàn Quốc học, Nhật Bản học, Trung Quốc học, Ấn Độ học, Đông Nam Á và Úc học. Cơ sở để phân chuyên ngành là điểm tổng kết học kì đầu tiên, chỉ tiêu của các Bộ môn và nguyện vọng của sinh viên. Em là người dân tộc trong xã vùng sâu vùng xa. Em có dự định theo học ngành HQ học. Vậy sau này ra trường em có khó xin việc ko? Em học kém Tiếng anh thì sau khi vào khoa có thể học tốt chuyên ngành HQ học được ko? TS Phạm Thị Thu Giang: Tiếng Hàn hay tiếng Anh cũng đều là ngoại ngữ, nên nếu em có năng khiếu ngoại ngữ thì việc học sẽ dễ dàng hơn, Tuy nhiên, mỗi ngôn ngữ có một đặc thù riêng, nên rất có thể em không hợp với tiếng Anh, nhưng lại có tố chất riêng để học tiếng Hàn. Để biết có thể học được hay không, tốt nhất em nên dành thời gian tìm hiểu và nếu có thể thì học thử. Cô chỉ lưu ý với em là thời lượng học ngoại ngữ của khoa Đông phương học rất lớn (chiếm 40% thời lượng chương trình học). Còn chuyện xin việc thì không phụ thuộc vào em là người dân tộc nào, từ địa phương nào mà phụ thuộc vào năng lực của em. Chúc em thành công với dự định của mình! Em đang phân vân giữa 2 khoa Quốc tế học và Đông phương. Em muốn hỏi cơ hội nghề nghiệp của ngành nào là cao hơn. Khi đỗ vào khoa Quốc tế học thì có nhũng điều kiện gì để được xét học bổng đi du học. TS Bùi Thành Nam – Phó Chủ nhiệm Khoa Quốc tế học: Mỗi khoa, ngành học có những đặc thù riêng nên việc so sánh cơ hội nghề nghiệp của sinh viên là rất khó, và phụ thuộc phần lớn vào chính năng lực của từng sinh viên. Nhưng theo khảo sát mới nhất của Nhà trường gần đây với số lượng cựu sinh viên thì Khoa Quốc tế học và Đông phương học nằm ở trong nhóm dẫn đầu về thu nhập của sinh viên sau khi ra trường. Một trong những điều kiện tiên quyết để có được học bổng là việc học Ngoại ngữ, đặc biệt là có những chứng chỉ tiếng Anh như TOEFL, IELTS…Bên cạnh đó là những thành tích học tập (và có tính tới việc tham gia những hoạt động ngoại khoá của các ứng viên). Nhà trường và khoa luôn tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên nhận học bổng, đi du học nếu như các sinh viên đó đạt đủ tiêu chí của các chương trình tuyển chọn, các chương trình trao đổi với đối tác nước ngoài. Xin cho em hỏi về Khoa Việt Nam học ạ. Sinh viên sau khi tốt nghiệp khoa này ra trường sẽ làm những công việc gì ạ? TS Nguyễn Thị Nguyệt – Phó Chủ nhiệm khoa Việt Nam học và Tiếng Việt: Chào em Thương! Về nghề nghiệp và cơ hội việc làm, sau khi tốt nghiệp ngành Việt Nam học, sinh viên có thể làm một số nghề hay công việc như: - Nghề giáo (dạy những môn như ngữ văn, tiếng Việt, văn học, lịch sử, địa lí, văn hoá, xã hội, du lịch Việt Nam…) tại các trường đại học, cao đẳng, trường phổ thông; - Nhà nghiên cứu - nhà Việt Nam học hay nhà nghiên cứu ngôn ngữ, văn học, văn hoá, lịch sử, địa lí, du lịch… làm việc tại các Viện, trung tâm nghiên cứu, tại các cơ quan nghiên cứu văn hoá; - Nhà tư vấn Việt Nam học: cung cấp thông tin về Việt Nam, điều tra, khảo sát, lập kế hoạch, đàm phán, giao tiếp, hoạch định chiến lược trong các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội…; - Hướng dẫn viên du lịch, người thiết kế, tổ chức các chương trình du lịch, kinh doanh du lịch tại các công ti du lịch, các cơ quan văn hoá, thể thao và du lịch; - Người làm báo, phóng viên, biên tập viên tại các cơ quan báo chí và truyền thông, các nhà xuất bản; - Nhà hoạt động văn hoá, xã hội, là cán bộ văn hoá tại các cơ quan văn hoá thông tin, văn hoá - thể thao và du lịch, các tổ chức, hiệp hội trong nước và quốc tế; Năm 2011, em được giải ba học sinh giỏi QG môn Địa lí…Năm nay em muốn thi vào khoa báo chí của trường…nếu em thi vượt sàn liệu có chắc chắn đỗ không ạ…em cảm ơn thầy cô ạ…!!! Th.S Đinh Việt Hải - Phó Trưởng phòng Đào tạo: Chúc mừng em đã đạt giải thi học sinh giỏi quốc gia. Nếu em không sử dụng quyền tuyển thẳng mà dự thi và đăng kí ưu tiên xét tuyển thì khi em thi đại học đạt điểm sàn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, không có môn thi nào bị điểm 0 (không) thì em được ưu tiên xét tuyển vào ngành học em đã đăng kí. Nhà trường ưu tiên xét tuyển không hạn chế số lượng với những thí sinh đạt giải quốc gia. Em nhớ là khi nộp hồ sơ đăng kí dự thi phải nộp kèm hồ sơ đăng kí ưu tiên xét tuyển theo đúng mẫu của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhé. Em nên tìm hiểu thêm thông tin về tuyển sinh, về ngành học tại website của Trường (http://ussh.vnu.edu.vn). Hẹn gặp em tại Trường Đại học KHXH&NV vào tháng 9/2012 với tư cách là một thành viên của Nhà trường nhé. Thưa các thầy cô, em xin hỏi khi học ngành Văn học em co thể được thêm các kiến thức về ngành báo chí được ko TS Phạm Xuân Thạch – Khoa Văn học: Bạn Thu thân mến, trong chương trình đào tạo của Khoa Văn học có các môn học liên quan trực tiếp đến ngành Báo chí như Cơ sở lí luận báo chí truyền thông đại cương, Nghiệp vụ báo chí và sáng tác, Lí luận phê bình nghệ thuật (môn học nâng cao kĩ năng viết báo về nghệ thuật), Kí văn học và kí báo chí, Kịch bản văn học và kịch bản sân khấu điện ảnh….. Hơn thế nữa hiện nay, Trường Đại học KHXH và NV đã chuyển sang hình thức đào tạo tín chỉ. Đây là một phương thức đào tạo có tính mềm dẻo cao, nhấn mạnh vào tính chủ động của sinh viên và cho phép sinh viên đồng thời có thể theo nhiều ngành học khác nhau. Ngoài ra, trong trường cũng rất nhiều chương trình học bổ sung các kiến thức nghiệp vụ trong đó có nghiệp vụ báo chí, sư phạm, điện ảnh… thế nên việc sinh viên học ngành Văn học có thể học thêm các môn kiến thức báo chí là hoàn toàn có. Thầy Cô cho e hỏi Sau khi học khoa Lịch Sử của trường tốt nghiệp ra chúng e có thể làm nhưng công việc cụ thể ở các cơ quan nào ?? TS Trần Viết Nghĩa – Khoa Lịch sử: Chào em, học ngành Lịch sử có cơ hội việc làm rất rộng. Hiện nay, khoa Lịch sử phân chia cơ hội việc làm cho sinh viên theo các mức độ như sau: * Làm việc phù hợp và tốt (đúng ngành) - Làm công tác nghiên cứu ở các viện, trung tâm nghiên cứu, các cơ quan nhà nước, đoàn thể xã hội có yêu cầu chuyên môn liên quan trực tiếp đến kiến thức lịch sử. - Làm công tác giảng dạy lịch sử và môn học Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam tại các trường đại học, cao đẳng, phổ thông trung học. - Làm công tác quản lí tư liệu lịch sử, quản lí bảo tàng, di tích lịch sử,… * Các cơ hội nghề nghiệp khác (phù hợp với ngành học) - Làm công tác lịch sử, văn hoá ở các cơ quan nhà nước, đoàn thể xã hội. - Làm những công việc liên quan đến những vấn đề khác nhau thuộc khối khoa học xã hội và nhân văn. Sinh viên tốt nghiệp ngành Lịch sử hiện làm việc tại rất nhiều loại hình tổ chức, tiêu biểu như ở các trường đại học, cao đẳng, các viện nghiên cứu thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam (Viện Sử học, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Viện nghiên cứu Đông Bắc Á, Viên Nghiên cứu Châu Mĩ, Viện Nghiên cứu Châu Âu, Viên Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông, Viện Dân tộc học…), Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Viện Lịch sử Đảng…Bên cạnh đó, các cơ quan Nhà nước và đoàn thể có sử dụng kiến thức lịch sử (các cơ quan trung ương của hệ thống chính trị, các cơ quan báo chí, UBND các cấp, bảo tàng, các trung tâm nghiên cứu lịch sử-văn hoá, các đơn vị quản lí di tích lịch sử, các nhà xuất bản, tạp chí chuyên ngành lịch sử… ) cũng có rất nhiều sinh viên của khoa tốt nghiệp đang làm việc. Thưa các thầy cô,cháu rất thích ngành khảo cổ của khoa lịch sử học,nhưng cháu nghe mọi người nói là ngành khảo cổ chỉ thi ở những trường có khối A,mà có thi được thì sau này ra cũng rất khó tìm việc ở các trung tâm giống như trên cẩm nang có viết.Vậy cháu muốn hỏi chắc chắn rằng khoa lịch sử trường mình có đào tạo ngành khảo cổ không ạ?Nếu như khoa lịch sử đã đủ chỉ tiêu thì có thể chuyển được sang khoa khác còn thiếu chỉ tiêu phải không ạ?Cháu thi khối C,ví dụ như trường hết chỉ tiêu không tuyển thêm thì cháu có thể xin chuyển hồ sơ sang trường không thi khối C mà cũng đào tạo ngành khảo cố có được không ạ?Và cháu muốn biết thêm nữa là ngành khảo cổ liệu có nhiều trung tâm đang thiếu người tuyển cán bộ khảo cổ không ạ?Cháu xin cảm ơn! TS Trần Viết Nghĩa – Khoa Lịch sử: Thân chào em. Xin trả lời em như sau: 1. Ngành Khảo cổ trực thuộc Khoa Lịch sử và ngành này tuyển sinh khối C và khối D. 2. Sinh viên tốt nghiệp ngành Khảo cổ hiện nay khá dễ xin việc vì hiện nay các sinh viên tốt nghiệp Khảo cổ đều xin được việc làm theo đúng chuyên ngành đào tạo. Hơn nữa, nhu cầu của xã hội hiện nay vẫn còn khá nhiều. 3. Một số nơi em có thể nộp hồ sơ xin việc sau khi tốt nghiệp như sau: Viện khảo cổ học, các sở văn hoá ở các tỉnh thành, các trung tâm quản lí và bảo tồn di tích, các bảo tàng...Thậm chí nếu em yêu ngành sư phạm, có học lực tốt, có khả năng nghiên cứu khoa học thì có thể được giữ lại làm cán bộ giảng dạy ngành Khảo cổ của Khoa Lịch sử. 4. Nếu em biết ngoại ngữ (đặc biệt là tiếng Anh) thì có thể xin học bổng ở các trường đại học nước ngoài như Mĩ, Anh, Pháp… Cơ hội việc làm với chuyên ngành Quan hệ quốc tế? TS Bùi Thành Nam: Có thể khẳng định sinh viên Khoa Quốc tế học luôn tìm được công việc sau khi tốt nghiệp ra trường. Chuyên ngành Quan hệ quốc tế là 1 trong 3 chuyên ngành của Khoa Quốc tế học (bên cạnh chuyên ngành nghiên cứu châu Âu, nghiên cứu châu Mĩ). Đây là chuyên ngành có số lượng sinh viên đăng kí học đông nhất của Khoa (thường chiếm trên 50% sinh viên). Đối với sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành QHQT hoặc Khoa Quốc tế học nói chung, có thể ra làm ở các tổ chức phi Chính phủ, các vị trí biên tập báo, truyền hình, các viện nghiên cứu, các bộ phận hợp tác quốc tế, đối ngoại của các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp… E chào các thầy cô.e có thắc mắc muốn được giải đáp.e muốn thi vào khoa quốc tế học của trường nhưng theo số liệu thống kê thi điểm của ngành biến động nhiều qua các năm nên e không biết năm nay điểm có chênh nhiều không? Hơn nữa theo quy định mới của bộ thì nhừng thí sinh đạt từ giải 3 quốc gia sẽ được tuyển thẳng vào đại học.Vậy có bao nhiêu hồ sơ trong diện ưu tiên được tuyển thẳng nộp vào trường KHXH-NV đặc biệt là khoa Quốc tế học? TS Bùi Thành Nam: Điểm chuẩn của Khoa Quốc tế không có biến động nhiều. Từ năm 2007-2011 khối D duy trì ở mức 18 điểm (riêng 2011 là 17 điểm), Khối C từ 2007 2011 lần lượt là 18đ - 20đ 18,5đ-20,5đ - 17đ. Bắt đầu từ 2010, Khoa có tuyển thêm khối A, điểm 2 năm gần nhất là 17 và 16,5. “Tỉ lệ chọi” của Khoa cũng không quá cao so với các khoa khác trong trường. Nếu chia số hồ sơ với số lượng sinh viên đỗ hàng năm thì tỉ lệ chọi là 1 chọi 5-6 người. Cho tới thời điểm này, Nhà trường chưa nhận đủ hồ sơ nên không thể thống kê được số lượng hồ sơ nộp xin xét tuyển thẳng là bao nhiêu. Tuy nhiên, số lượng tuyển thẳng là không giới hạn, miễn sao môn đạt giải phù hợp theo hướng dẫn tuyển thẳng của Bộ giáo dục và đào tạo. Kính chào các thày cô, Em rất muốn thi vào Khoa Lịch sử. Xin các thày cô cung cấp cho em một số thông tin về Khoa Lịch sử. TS Trần Viết Nghĩa – Khoa Lịch sử: Thân chào em. Khoa Lịch sử hình thành và phát triển cùng với Trường đại học Tổng hợp Hà Nội xưa (nay là Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội). Đến nay Khoa đã trải qua hơn nửa thế kỉ xây dựng và phát triển. Khoa Lịch sử có khá nhiều chuyên ngành đào tạo như Khảo cổ học, Lịch sử thế giới, Lịch sử Việt Nam cổ trung đại, Lịch sử Việt Nam cận hiện đại, Lịch sử Đảng, Phương pháp luận sử học, Văn hoá học. Trong hơn nửa thế kỉ qua, Khoa Lịch sử đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong đào tạo và nghiên cứu khoa học. Đến nay đội ngũ cán bộ, giảng viên của Khoa Lịch sử đã công bố hơn 5000 công trình nghiên cứu khoa học ở trong nước và quốc tế, trong đó có những nhà giáo đạt giải thưởng cao về khoa học như Giải thưởng Nhà nước, Giải thưởng Hồ Chí Minh…Có những nhà giáo mà tên tuổi của họ không chỉ được biết đến ở trong nước mà còn nổi tiếng trong giới học giả nước ngoài như các giáo sư Đào Duy Anh, Trần Văn Giàu, Trần Đức Thảo, Đinh Xuân Lâm, Trần Quốc Vượng, Phan Huy Lê, Hà Văn Tấn…Đặc biệt, Khoa Lịch sử luôn là đơn vị tiên phong trong việc đề xuất các khuynh hướng nghiên cứu mới. Trong hơn nửa thế kỉ qua, Khoa Lịch sử đã cung cấp cho đất nước một nguồn cán bộ có năng lực và đã có khá nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp đã trở thành những cán bộ lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước. Thưa thầy cô ,em muốn hỏi : Trong quá tình học Ngành Đông Phương học của trường sẽ được giảng dạy bằng ngôn ngữ gì ạ ? Với ngành này thì ra trường sẽ có khả năng làm gì và ở đâu ạ? Em xin chân thành cảm ơn sự giải đáp của thầy cô TS Phạm Thị Thu Giang: Chào em. Cảm ơn em đã quan tâm đến Khoa Đông phương học. Hiện nay Khoa Đông phương có 5 Bộ môn như sau: Bộ môn Korea (Hàn Quốc học), Bộ môn Trung Quốc học, Bộ môn Ấn Độ học, Bộ môn Nhật Bản, Bộ môn Đông Nam Á và Ôxtrâylia. Bộ môn Korea sẽ dạy cho sinh viên tiếng Hàn và các vấn đề văn hoá, lịch sử, kinh tế, xã hội..Hàn Quốc. Tương tự như vậy, ở Bộ môn Trung Quốc, Nhật Bản sẽ dạy cho sinh viên tiếng Trung và các vấn đề văn hoá, lịch sử, kinh tế, xã hội..Hàn Quốc, Nhật Bản. Bộ môn Đông Nam Á và Ôxtrâylia sẽ giảng dạy tiếng Thái bên cạnh tiếng Anh và các vấn đề văn hoá, lịch sử, kinh tế, xã hội..các nước Đông Nam Á. Bộ môn Ấn Độ sẽ giảng dạy tiếng Anh và các vấn đề văn hoá, lịch sử, kinh tế, xã hội.. Ấn Độ. Về công việc em có thể làm tại các cơ quan nghiên cứu, các cơ sở đào tạo, các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, các tổ chức quốc có liên quan đến ngoại ngữ hay chuyên ngành đã học. Em chào các thầy cô. Năm nay em dự định thi vào khoa Văn học của trường ĐHKHXH&NV nhưng em lại không biết khi ra trường em có thể làm gì và làm việc tại đâu? TS Phạm Xuân Thạch: Sinh viên học Khoa Văn sau khi ra trường có thể làm việc trong những lĩnh vực như sau: 1. Nghiên cứu và giảng dạy văn học trong nhà trường phổ thông, cao đẳng, đại học. 2. Chuyên viên, nghiên cứu viên tại các viện nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực văn học, văn hoá, nghệ thuật, di sản văn hoá truyền thống. 3. Cán bộ, chuyên viên trong các cơ quan quản lí và hoạt động văn hoá, văn học, nghệ thuật. 4. Biên tập viên trong các nhà xuất bản. 5. Phóng viên, biên tập viên trong các cơ quan báo chí, truyền thông. 6. Biên kịch điện ảnh, truyền hình. 7. Nhân viên truyền thông, quảng cáo trong các doanh nghiệp. Em chào các thầy cô, em có thắc mắc muốn được giải đáp, ngành Đông phương học của trường bây giờ đào tạo những khoa gì ạ? Có phải khoa tiếng Hàn được tách ra thành ngành Hàn Quốc học riêng rồi phải không ạ? Em cảm ơn các thầy cô. TS Phạm Thị Thu Giang: Hiện nay Khoa Đông phương học gồm có 5 Bộ môn như sau: Bộ môn Korea học (Hàn Quốc học), Bộ môn Trung Quốc học, Bộ môn Ấn Độ học, Bộ môn Nhật Bản học, Bộ môn Đông Nam Á và Ôxtrâylia. Một trong những đặc thù của Khoa Đông phương học là ngoài ngoại ngữ còn cung cấp cho sinh viên những kiến thức về văn hoá, lịch sử, kinh tế, xã hội…của các nước theo chuyên ngành bằng phương pháp nghiên cứu khu vực học. Vì vậy, Khoa tiếng Hàn không thuộc Khoa Đông phương học mà từ khi thành lập (1995) đến nay Khoa Đông phương học chỉ có Bộ môn Korea (Hàn Quốc học) em ạ. Em muốn các thầy cô giải thích cho em hiểu về khoa Hán Nôm có được không? Ví dụ: Học những gì, tốt nghiệp ra sẽ làm nghề gì? Thầy Nguyễn Phúc Anh – Bộ môn Hán Nôm: Ngành Hán Nôm thuộc khoa văn học là một ngành kén người học. Nội dung học chủ yếu liên quan đến việc bồi dưỡng những kiến thức liên quan đến chữ Hán Nôm, và Tiếng Trung hiện đại. Đây là nền tảng rất tốt để sinh viên Hán Nôm có thể học thêm các ngôn ngữ khác như tiếng Nhật, tiếng Hàn. Sau khi ra trường hầu hết sinh viên của ngành Hán Nôm đều có khả năng sử dụng được tốt ngoại ngữ là tiếng Trung và chữ Hán Nôm. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Hán Nôm có thể làm: 1. Trong các cơ quan nghiên cứu, viện nghiên cứu như: Viện Hán Nôm, Viện Văn học, Viện triết học, Viện Tôn giáo, Viện Nghiên cứu lịch sử, Viện nghiên cứu Đông Bắc Á,… 2. Có thể làm việc ở các bảo tàng, trung tâm lưu trữ quốc gia, các sở văn hoá trực thuộc các tỉnh và các cơ quan tư vấn quản lí văn hoá, du lịch khác. 3. Có thể tham gia hoạt động giảng dạy văn học, lịch sử tại các trường trung học cơ sở, phổ thông trung học. 4. Một số lượng lớn sinh viên Hán Nôm sau khi ra trường nhờ có ngoại ngữ tiếng Trung rất mạnh nên lựa chọn giải pháp đi học tập ở nước ngoài sau khi tốt nghiệp. 5. Một số sinh viên Hán Nôm nhờ lợi thế về ngôn ngữ đã chuyển sang làm các ngành khác có liên quan đến giao lưu kinh tế văn hoá Việt Nam Trung Quốc. 6. Những sinh viên Hán Nôm có năng lực có cơ hội được nhận vào làm việc trong các trường Đại học như Đại học KHXH&NV, Đại học Sư phạm và các trường đại học địa phương… 7. Có một số sinh viên Hán Nôm nhờ có khả năng nên đã chuyển sang những hoạt động nghệ thuật như thư pháp, hội hoạ truyền thống. Một số người khác chuyển sang làm trong lãnh vực Đông y và khoa học tâm linh. Em dự định thi vào ngành Hán Nôm. Em đã tìm hiểu chương trình đào tạo và thấy đây là ngành học tuy hay nhưng khá khó vì nhiều môn kinh điển Nho gia quá. Nếu trở thành sinh viên ngành Hán Nôm em sẽ có những kĩ năng gì sau khi ra trường và sẽ đảm nhận những công việc gì ạ. Thầy Nguyễn Phúc Anh: Về việc sinh viên ngành Hán Nôm phải học nhiều môn liên quan đến kinh điển Nho gia chúng tôi xin được trả lời như sau. Nho gia và kinh điển Nho gia có ảnh hưởng lớn đến sách vở Hán Nôm. Hầu hết sách vở Hán Nôm hiện còn là do những nhà Nho biên soạn. Vậy nên để hiểu được sách vở Hán Nôm, sinh viên ngành Hán Nôm phải được trang bị những kiến thức ở mức độ sâu sắc liên quan đến kinh điển Nho gia và văn hoá Nho gia. Chương trình này không nhằm hướng đến việc đào tạo các nhà nghiên cứu kinh điển Nho gia mà hướng đến việc hỗ trợ sinh viên sau khi ra trường có thể đọc và phiên dịch được tốt hơn nhóm sách vở Hán Nôm. Thầy có thể cho em biết một ví dụ cụ thể về công việc của sinh viên tốt nghiệp khoa Văn sau khi ra trường? TS Phạm Xuân Thạch: Rất cảm ơn câu hỏi của em. Có nhiều ví dụ để em có thể hình dung về công việc của sinh viên khoa Văn sau khi ra trường. Hiện nay, nhiều cựu sinh viên của Khoa văn học, dù tuổi đời còn trẻ (trong khoảng từ 30 đến 40 tuổi) hiện đang giữ vị trí là Phó tổng biên tập của một số nhà xuất bản như Văn học và Phụ nữ. Công ti truyền thông Nhã Nam, đơn vị đã hợp tác xuất bản nhiều đầu sách văn học Việt Nam và văn học thế giới có giá trị trong mười năm qua cũng có các lãnh đạo là cựu sinh viên của Khoa văn học. kiến thức rất rộng về văn học Việt Nam và văn học thế giới đã khiến các bạn này có thể ứng dụng vào công tác của những người biên tập viên hoặc định hướng cho các doanh nghiệp xuất bản. Khả năng nhận định giá trị của một tác phẩm văn học được cung cấp trong nhà trường đã giúp ích cho các bạn rất nhiều với tư cách là biên tập viên văn học. Một ví dụ khác là nhiều sinh viên văn học hiện đang làm công tác biên kịch điện ảnh và truyền hình. Chỉ một thời gian ngắn sau khi được bổ sung kiến thức về biên kịch, các sinh viên này đã ứng dụng kiến thức văn học và văn hoá được học trong nhà trường để tạo nên được những kịch bản được thị trường chấp nhận. Thầy có thể giới thiệu đôi nét về hệ thống kiến thức và kĩ năng được giảng dạy trong khoa văn học? TS Phạm Xuân Thạch: Cảm ơn câu hỏi của bạn. về kiến thức, ngoài các kiến thức mang tính đại cương của nhóm, khối ngành như kiến thức về Triết học, Ngôn ngữ học, Báo chí và truyền thông, hiện nay, sinh viên Khoa Văn học còn được cung cấp thêm kiến thức về Những nguyên lí lí luận văn học, về văn học Việt Nam từ cổ đến đương đại, về văn học một số quốc gia và khu vực có quan hệ trực tiếp đến văn học Việt Nam, các kiến thức đại cương về nghệ thuật. Đó là những kiến thức mang tính bắt buộc, ngoài ra, người học còn có thể tự chọn các kiến thức liên quan đến lĩnh vực mà mình quan tâm như kiến thức về lí luận phê bình văn học nghệ thuật, viết kịch bản văn học và điện ảnh, sân khấu, kĩ năng sáng tác một số thể loại văn học và báo chí, kĩ năng nghiên cứu văn học. Cũng không nên hình dung học văn chỉ là học thuộc lòng hoặc sáng tác thơ truyện ngắn, thậm chí, sáng tác chỉ là một kĩ năng. Một trong những kĩ năng quan trọng nhất mà sinh viên Khoa văn phải nắm được là kĩ năng phân tích, thẩm định, đánh giá các hiện tượng văn học từ tác giả, tác phẩm đến khuynh hướng. Ngoài ra, viết kịch bản, giảng dạy văn học hoặc viết báo về văn học nghệ thuật cũng là những kĩ năng mà người học có thể lựa chọn để được trang bị. Cho em hỏi: ở quyển những điều cần biết em thấy ngành tâm lí khối A, B, C, D đều thi được nhưng xem qua trên mạng em thấy chỉ có khối A, C, D thi được. Có thể cho em biết chính xác khối được thi vào khoa Tâm lí không ạ. Thầy Nguyễn Văn Hồng – Phòng Đào tạo: Đầu tiên phải khẳng định với em ngay là ngành Tâm lí học năm 2012 có tuyển khối B em ạ. Thông tin mà em xem qua mạng có thể đã cũ hoặc ở một website không đáng tin cậy. Để tránh những thông tin sai sót như vậy, lần sau em cố gắng vào website của Trường ĐH KHXH&NV để xem các thông tin tuyển sinh của Nhà trường em nhé. E muốn hỏi ban tư vấn là có cần phải ghi mã chuyên ngành vào hồ sơ đăng kí hay không? Thầy Nguyễn Văn Hồng: Với các em thí sinh đăng kí dự thi vào Trường ĐH KHXH&NV, trong phiếu đăng kí dự thi, sau khi ghi phần “Tên ngành”, ở phần “Chuyên ngành” các em để trống mà không cần phải ghi bất cứ thông tin gì. Nếu em học Việt Nam học, em có thể làm những công việc trong ngành Du lịch không? TS Nguyễn Thị Nguyệt: Việt Nam học đào tạo liên ngành đáp ứng nhu cầu xã hội. Các kiến thức về nhiều lĩnh vực hỗ trợ cho nhau để tạo nên nền tảng tri thức chắc chắn vững vàng hơn trong những công việc đòi hỏi phông kiến thức xã hội rộng. Nền tảng kiến thức lịch sử, địa lí, văn hoá, xã hội, du lịch Việt Nam và nghiệp vụ du lịch rất cần cho những người muốn trở thành hướng dẫn viên du lịch hay hoạt động trong ngành du lịch. Sau khi tốt nghiệp ngành Việt Nam học, sinh viên có thể làm hướng dẫn viên du lịch, thiết kế, tổ chức các chương trình tham quan du lịch trong các công ti du lịch trong và ngoài nước, các cơ quan văn hoá, thể thao và du lịch, các viện bảo tàng. Thưa thầy cô, thầy cô có thể cho em biết nếu em học ngành Hán Nôm em có thể chuyển sang làm tiếng Trung sau khi ra trường được không ạ? Thầy Nguyễn Phúc Anh: Hoàn toàn có thể. Sau khi học ngành Hán Nôm ra các em sẽ có một trình độ tốt về tiếng Trung hiện đại. Hơn nữa, các em sẽ có những lợi thế hơn so với những sinh viên của ngành tiếng Trung hiện đại khi làm việc với các đối tác Đài Loan, Hồng Công khi có thể sử dụng được chữ Hán phồn thể. Khi vào học ngành Hán Nôm, em sẽ có cơ hội được học bằng kép ở Đại học Ngoại ngữ Đại học Quốc gia Hà Nội. Khi ra trường, em sẽ có hai bằng đại học chính quy, một là bằng Đại học Ngoại ngữ (tiếng Trung), một là bằng Hán Nôm. Em rất thích nghiên cứu Việt Nam học. Vậy em có thể trở thành nhà nghiên cứu Việt Nam học không? TS Nguyễn Thị Nguyệt: Ngành Việt Nam học đào tạo tiếp cận những vấn đề liên quan đến Việt Nam theo từng chuyên ngành lịch sử, địa lí, văn hoá, ngôn ngữ, văn học, kinh tế, chính trị…hay những vấn đề cụ thể về đất nước, con người Việt Nam, văn hoá Việt Nam trên mọi bình diện hoặc nghiên cứu liên ngành, nghiên cứu Việt Nam trong tính tổng thể của lịch sử hình thành quốc gia dân tộc, nghiên cứu văn hoá Việt Nam trong quá trình phát triển lịch sử, nghiên cứu Việt Nam dưới nhiều góc độ… Chính vì vậy, trong quá trình học tập, sinh viên sẽ được phát triển năng lực nghiên cứu rất nhiền nên sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể trở thành những nhà nghiên cứu, làm việc tại các Viện, trung tâm nghiên cứu, tại các cơ quan nghiên cứu văn hoá. Em chào thầy cô. Năm nay em thi đại học. Em đã quyết định thi vào khoa đông phương học của trường. Thầy cô cho em hỏi học đông phương học ra trường cơ hội việc làm thế nào ạ. Em muốn học chuyên ngành hàn quốc học. Thầy cô cho em hỏi sinh viên có quyền tự chọn chuyên ngành hay do sự phân bổ của khoa? Em thi khối d1. Nhưng theo em biết trường KHXH&NV không nhận hồ sơ khối d1. Vậy trong mục 2 của hồ sơ em phải đăng kí trường thi nào? Em xin chân thành cám ơn thầy cô trong ban tư vấn! ThS Đinh Việt Hải: Về cơ hội việc làm và chuyên ngành Hàn Quốc học cũng như việc chọn chuyên ngành, TS Phạm Thị Thu Giang đã trả lời nhiều bạn khác nên em xem thêm. Về hồ sơ đăng kí dự thi, em nộp tại Trường Đại học Ngoại ngữ thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội nhưng ở mục 2 của hồ sơ thì em ghi rõ mã trường QHX, mã ngành của ngành Đông phương học D220213 em nhé. Thua cac thay co trong ban tu van, vua qua em dat gia khuyen khich trong ki thi hoc sinh gioi quoc gia , vay neu em du thi du so mon quy dinh quy dinh , khong mon nao bi diem 0 va ket qua thi tu diem san dai hoc tro len co duoc uu tien xet tuyen vao khoa bao chi va truyen thong khong a? Mong thay co tu van giup em a ! ThS Đinh Việt Hải: Nếu em thì đạt điểm sàn đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo và không có môn nào bị điểm 0 thì em được ưu tiên xét tuyển vào ngành em đăng kí học. 1. Em chao thay co a! Trong ki thi hsg quoc gia vua qua,em da dat giai ba mon van. emmuon thi vao khoa dong phuong hoc cua truong, neu duoc giai ba mon van.em co duoc tuyen thang hay khong? neu khong,em se co quyen uu tien nhu the nao? em rat mong duoc thay co giai dap som nhat de quyet dinh chon truong thi! em xin cam on thay co! 2. Vừa qua em được giải Nhì môn Địa lí trong kì thi chọn học sinh giỏi quốc gia, em muốn hỏi rằng em có xét tuyển thẳng vào những ngành nào của trường ạ? 3. Em chào thầy cô ạ, cho em hỏi đối với hoc sinh giỏi quốc gia môn địa lí từ giải 3 trở lên thì được tuyển thẳng vào những nghành nào của trường a ? có hạn chế số lượng không a? ThS Đinh Việt Hải: Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm 2012, thí sinh đạt giải quốc gia được tuyển thẳng vào trường Đại học KHXH&NV như sau: - Môn Ngữ văn: Văn học (D220330), Việt Nam học (D220113), Báo chí (D320101), Sư phạm Ngữ văn (D140217), - Môn Lịch sử: Lịch sử (D220310), Lưu trữ học (D320303), Sư phạm Lịch sử (D140218) - Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Trung, Tiếng Pháp: Quốc tế học (D220212). Riêng ngành tiếng Trung còn được xét tuyển vào ngành Hán Nôm (D220104) nữa. Các em nhớ nộp hồ sơ đăng kí tuyển thẳng về Sở Giáo dục và Đào tạo trước ngày 20/6/2012. Chi tiết về tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển, em xem tại website của Trường. Năm 2011 (em đang học lớp 11) em đã đạt giải 3 môn Địa lí.Năm 2012 này, e muốn dự thi vào khoa Báo chí – truyền thông của Trường thì em sẽ được ưu tiên những gì ạ ? ThS Đinh Việt Hải: Kết quả thi học sinh giỏi quốc gia năm 2011 của em được bảo lưu để xét tuyển thẳng trong kì thi tuyển sinh đại học năm 2012. Tuy nhiên, theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì em không được quyền tuyển thẳng vào các ngành của Trường Đại học KHXH&NV nhưng em được quyền ưu tiên xét tuyển vào ngành em đăng kí học nếu em dự thi đạt điểm sàn đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo và không có môn nào bị điểm 0. Em chao thay co! Nam nay em dinh thi khoi C vao nganh xa hoi hoc cua truong.voi luc hoc kha va trung binh.neu khong du diem do,em co duoc chuyen sang nganh khac cua truong khong a ? Va neu khong duoc em co duoc chuyen ket qua thi sang truong khac de xet tuyen khong a? .mong thay co tu van giup em. Em cam on thay co ! Thầy Nguyễn Văn Hồng: Trong kì thi tuyển sinh năm nay, nếu em không đỗ vào ngành đã ĐKT nhưng có điểm thi đạt từ điểm sàn của ĐHQGHN trở lên thì em sẽ cơ hội được đăng kí chuyển sang một ngành học khác còn chỉ tiêu của Nhà trường. Ngoài ra, khi em không đỗ vào ngành đã ĐKDT nhưng có điểm thi đạt từ điểm sàn của Bộ GD&ĐT trở lên, em sẽ được cấp 02 phiếu báo điểm để tham gia các đợt xét tuyển tiếp theo. Thầy Cô cho e hỏi trường mình có khoa Địa Lí mà sao e không tìm thấy mã ngành? Và cho e hỏi cơ hội tìm kiếm việc làm của ngành Địa lí sau khi ra trường? e không xác định được công việc cụ thể là gì? Thầy Nguyễn Văn Hồng: Thầy nghĩ là em đang nhầm lẫn giữa Trường ĐH KHXH&NV Hồ Chí Minh và Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN. Ngành Địa lí chỉ có ở trong Trường ĐH KHXH&NV Hồ Chí Minh thôi. Vì vậy, em cần liên hệ với bộ phận tuyển sinh của Trường ĐH KHXH&NV Hồ Chí Minh để có thể tìm hiểu thêm thông tin nhé. Thưa thầy,cô, cho em hỏi: Trong phiếu đăng kí dự thi ở mục 2 có 2 chỗ trống cần điền là ngành và chuyên ngành. Em quyết định sẽ thi khoa Xã hội học trường KHXH&NV. Vậy thì ở mục chuyên ngành em có thể điền như thế nào ạ? Và em thi khối D4. Vậy sau khi vào trường em có thể tiếp tục học tiếng Trung hay không ạ? Thầy Nguyễn Văn Hồng: Phần tên ngành thì em ghi rõ tên ngành mà em ĐKDT là Xã hội học, còn phần “chuyên ngành” em không phải ghi gì cả vì với các ngành có phân chuyên ngành thì sau khi nhập học mới xem xét việc phân chuyên ngành nếu ngành đó có phân chuyên ngành. Ngành Xã hội học không có quy định riêng về học ngoại ngữ, nên khi đỗ vào trường em hoàn toàn có thể tiếp tục học tiếng Trung được em ạ. Chúc em thành công. Thưa thầy cô em muốn hỏi mức học phí của trường mình là bao nhiêu ạ? Trường mình có cho hoc sinh vay tiền để hỗ trợ cho việc học không? Thầy Nguyễn Văn Hồng: Theo Quy định của Chính phủ về mức trần học phí đối với các trường công lập trong năm học 2012-2013, học phí đối với sinh viên của Nhà trường cao nhất là 420.000đ/tháng (trừ các sinh viên hệ chất lượng cao và Ngôn ngữ đẳng cấp quốc tế có quy định riêng và học phí của ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành là 480.000đ/tháng). Nói là cao nhất vì hiện tại Nhà trường chưa ban hành quy định cụ thể mức học phí của

Tác giả: cmp

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây