Xây dựng chương trình đào tạo tiến sĩ Nhân học
nguyenhang
2012-05-24T10:21:01-04:00
2012-05-24T10:21:01-04:00
https://ussh.vnu.edu.vn/vi/news/thong-bao/xay-dung-chuong-trinh-dao-tao-tien-si-nhan-hoc-6686.html
/themes/ussh_v2/images/no_image.gif
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN
https://ussh.vnu.edu.vn/uploads/ussh/logo.png
Thứ năm - 24/05/2012 10:21
Ngày 23/5/2012 Bộ môn Nhân học đã tổ chức toạ đàm trao đổi về chương trình đào tạo tiến sĩ chuyên ngành Nhân học. Tham dự có các nhà khoa học, nghiên cứu, các giảng viên đến từ các trường đại học đào tạo Nhân học trong nước và quốc tế.
Ngày 23/5/2012 Bộ môn Nhân học đã tổ chức toạ đàm trao đổi về chương trình đào tạo tiến sĩ chuyên ngành Nhân học. Tham dự có các nhà khoa học, nghiên cứu, các giảng viên đến từ các trường đại học đào tạo Nhân học trong nước và quốc tế.
Toạ đàm nhằm thảo luận, góp ý về chương trình đào tạo ngành tiến sĩ nhân học do Bộ môn Nhân học Trường ĐHKHXH&NV triển khai xây dựng dưới sự tài trợ của Wenner – Gren Foundation. Mục tiêu của chương trình là đào tạo người học trở thành các nhà nhân học chuyên nghiệp có năng lực chuyên môn đảm nhiệm tốt công việc nghiên cứu, giảng dạy và các hoạt động liên quan đến hành chính và thực hành chính sách.
Tại toạ đàm, GS.TS Lương Văn Hi (Đại học Toronto - Canada) đánh giá cao khung chương trình đào tạo tiến sĩ chuyên ngành Nhân học do Bộ môn Nhân học Trường ĐHKHXH&NV xây dựng. Ông cho rằng để phần giảng dạy các môn tự chọn được đa dạng nội dung chương trình nên đa dạng và mời giảng viên thỉnh giảng trong nước, quốc tế. Đồng thời, giáo sư nhấn mạnh rằng đối với bất kì chương trình nào thì môn học là một phần quan trọng nhưng phương pháp dạy cũng rất quan trọng. Cùng với đó đòi hỏi phải có nhiều tư liệu, học liệu cung cấp cho người học và điều này ở Việt Nam hiện nay vẫn còn hạn chế. Do đó, theo GS Lương Văn Hi, khi xây dựng chương trình đào tạo phải tính đến phương pháp giảng dạy và hệ thống tư liệu, học liệu.
Nhất trí với ý kiến của GS Lương Văn Hi, PGS.TS Nguyễn Văn Tiệp (Khoa Nhân học – Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG Tp.HCM) cũng cho rằng về học liệu là vấn đề quan trọng trong việc xây dựng chương trình đồng thời góp ý chương trình đào tạo phải gắn lí thiết với thực tế và phù hợp với thực tiễn Việt Nam.
Một số ý kiến khác góp ý chương trình cần hướng tới tính liên thông trong đào tạo, hội nhập, phát triển cao đồng thời thiết thực với Việt Nam để đào tạo các nhà Nhân học mang bản sắc Việt Nam có khả năng hội nhập với cộng đồng Nhân học quốc tế; chú trọng biên soạn các chuyên đề, dịch học liệu…
Bộ môn Nhân học được thành lập năm 2004 thuộc Khoa Lịch sử, năm 2009 Bộ môn bắt đầu đào tạo cử nhân ngành Nhân học. Năm 2010 Bộ môn Nhân học trở thành Bộ môn trực thuộc Trường. Năm 2011 Bộ môn đã xây dựng chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Nhân học. Năm nay Bộ môn tiếp tục xây dựng chương trình đào tạo tiến sĩ nhằm đạo tạo một thế hệ tiến sĩ Nhân học chuyên nghiệp, có khả năng giảng dạy, nghiên cứu và thực hành Nhân học.