Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQGHNhttps://ussh.vnu.edu.vn/uploads/ussh/logo.png
Thứ sáu - 16/09/2011 00:43
Sáng 15/9/2011, Hội đồng Tư vấn chính sách tổ chức phiên họp lần 1 nhiệm kì 2011 - 21015 tại Trường ĐHKHXH&NV.
Sáng 15/9/2011, Hội đồng Tư vấn chính sách tổ chức phiên họp lần 1 nhiệm kì 2011 - 21015 tại Trường ĐHKHXH&NV.
Tham dự phiên họp có GS.VS Phan Huy Lê (Chủ tịch Hội đồng), nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan, GS.TS Nguyễn Văn Khánh (Hiệu trưởng, Uỷ viên Hội đồng) và thành viên khác trong Hội đồng là các nhà khoa học, nhà quản lí trong và ngoài Trường.
Phát biểu tại phiên họp GS.TS Nguyễn Văn Khánh (Hiệu trưởng Nhà trường) nêu rõ: Tiếp tục triển khai các yêu cầu, nhiệm vụ phù hợp với đường lối Đại hội lần thứ XI của Đảng, Ban Giám hiệu Nhà trường quyết định thành lập Hội đồng tư vấn chính sách nhiệm kì mới 2011 - 2015. Giáo sư Hiệu trưởng nhấn mạnh: phiên họp lần này nhằm tập trung trao đổi xác định nhiệm vụ của Hội đồng trong năm học 2011 – 2012, mong muốn Hội đồng tư vấn triển khai một số nghiên cứu, xây dựng những kiến nghị cụ thể liên quan đến những vấn đề: chính sách đối với trí thức, tự chủ đại học, nguồn thu và chi tiên của trường đại học, chính sách phát triển khoa học xã hội và nhân văn.
Tiếp đó các thành viên Hội đồng đã tập trung thảo luận và đưa ra những ý kiến đóng góp cho hoạt động của Hội đồng trong nhiệm kì này.
GS.TS Mai Ngọc Chừ đề xuất 3 vấn đề chính Hội đồng cần tập trung tư vấn đó là: vấn đề chủ quyền biển đảo và chủ quyền Việt Nam; cần sớm có những nghiên cứu chuyên sâu về di chỉ văn hoá Óc Eo; văn hoá và ngôn ngữ các dân tộc.
GS.TS Ngô Đức Thịnh nêu những vấn đề mà Hội đồng cần quan tâm, kiến nghị trong chiến lược phát tiển khoa học xã hội và nhân văn hiện nay. Ông nhấn mạnh, việc đầu tư cho những nghiên cứu cơ bản còn hạn chế, hầu hết đang chạy theo những nghiên cứu ứng dụng.
GS.TS Đỗ Quang Hưng cho rằng, để khoa học xã hội hiện nay tiếp tục phát triển không thể đồng nhất với tất cả các nghị quyết của đại hội, nghiên cứu cũng cần phải có phương tiện, cần có cơ chế liên thông không nên có sự tách bạch giữa đào tạo và nghiên cứu.
Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan đặc biệt nhấn mạnh chức năng, nhiệm vụ, đối tượng của Hội đồng Tư vấn chính sách. Hội đồng nên tập trung tư vấn những chính sách lớn, nóng bỏng, bao quát. Đồng thời ông cũng đưa ra một số đề nghị cụ thể của Hội đồng trong năm nay: cải cách giáo dục, đóng góp ý kiến vào xây dựng chương trình về khoa học xã hội.
Các ý kiến khác của thành viên trong Hội đồng cũng đã đề ra những kiến nghị cụ thể liên quan đến các
Kết luận phiên họp, GS.VS. Phan Huy Lê tổng hợp và nêu ra những nhiệm vụ cụ thể sẽ đưa vào hoạt động của Hội đồng trong nhiệm kì này, Hội đồng sẽ tập trung tư vấn những vấn đề chung có tầm chiến lược đặc biệt chú trọng vào một số lĩnh vực cụ thể: chính sách phát triển khoa học xã hội, chính sách đối với trí thức; đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục; tổ chức những nghiên cứu về biển Đông.... Từ đó, Hội đồng sẽ tập trung đóng góp ý kiến vào các đề tài cụ thể, trong đó Chủ tịch Hội đồng đặc biệt nhấn mạnh 2 vấn đề là văn hoá Óc Eo và Biển Đông. Được biết, ngay sau phiên họp, lãnh đạo Hội đồng đã chỉ đạo thành lập 2 nhóm nghiên cứu để tư vấn về 2 vấn đề này. Các vấn đề còn lại đã nêu sẽ được xây dựng thành chương trình và đưa ra Hội đồng thống nhất tại phiên họp tiếp theo.
Từ năm 2001 Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã giao cho Đại học Quốc gia Hà Nội là đầu mối nghiên cứu những chủ trương, chính sách, đề án lớn và những vấn đề quan trọng khác trong lĩnh vực khoa học, văn hoá và giáo dục quốc gia để báo cáo và tư vấn trực tiếp cho các cơ quan Đảng và Nhà nước. Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn là đơn vị trực tiếp thực hiện nhiệm vụ này thông qua Hội đồng Tư vấn chính sách.
Danh sách Hội đồng Tư vấn chính sách nhiệm kì 2011-2015
1
GS. Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam
Chủ tịch Hội đồng
2
PGS.TS Phạm Xuân Hằng, Chủ nhiệm Bộ môn Quản lí Xã hội thuộc Khoa Khoa học Quản lí, nguyên Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hà Nội
Phó Chủ tịch Thường trực
3
GS. Vũ Dương Ninh, Chủ tịch Hội Cựu giáo chức Trường
Phó Chủ tịch
4
PGS.TS Nguyễn Văn Kim, Phó Hiệu trưởng Nhà trường
Phó Chủ tịch
5
TS. Hoàng Văn Luân, Trưởng Phòng Quản lí Nghiên cứu Khoa học
Thư kí Hội đồng
6
GS.TS Nguyễn Văn Khánh, Hiệu trưởng Nhà trường
Uỷ viên
7
PGS.TS Nguyễn Kim Sơn, Phó Hiệu trưởng Nhà trường
Uỷ viên
8
PGS.TS Vũ Đức Nghiệu, Phó Hiệu trưởng Nhà trường
Uỷ viên
9
GS.TS Phùng Hữu Phú, Chủ nhiệm Bộ môn Khoa học Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực chuyên trách Hội đồng Lí luận Trung ương, nguyên Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương
Uỷ viên
10
GS.TS Đinh Văn Đức, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Châu Á – Thái Bình Dương
Uỷ viên
11
GS.TS Nguyễn Minh Thuyết, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá – Giáo dục – Thanh niên – Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội
Uỷ viên
12
GS.TS Trần Trí Dõi, Giám đốc Trung tâm Tiếng Hàn và Nghiên cứu Hàn Quốc
Uỷ viên
13
GS.TS Mai Ngọc Chừ, Phó Giám đốc Trung tâm tiếng Hàn và Nghiên cứu Hàn Quốc
Uỷ viên
14
GS.TS Đỗ Quang Hưng, giảng viên Bộ môn Khoa học Chính trị, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tôn giáo
Uỷ viên
15
PG.TS Phạm Quang Long, Giám đốc Sở Văn hoá – Thể thao và Du lịch Hà Nội
Uỷ viên
16
GS. Ngô Đức Thịnh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hoá
Uỷ viên
17
Ông Vũ Khoan, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ
Uỷ viên
18
Ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại
Uỷ viên
19
PGS.TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam