Hội đồng Tư vấn Chính sách họp phiên thứ V

Thứ hai - 29/07/2019 06:09
Ngày 25/7/2019, Hội đồng Tư vấn Chính sách Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn họp phiên thứ V dưới sự chủ của GS.TS Phùng Hữu Phú (Chủ tịch Hội đồng Tư vấn Chính sách, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng lý luận Trung ương, Trưởng khoa Khoa học Chính trị).
Hội đồng Tư vấn Chính sách họp phiên thứ V
Hội đồng Tư vấn Chính sách họp phiên thứ V

Các thành viên Hội đồng đã nghe và đóng góp ý kiến cho 02 dự thảo báo cáo tư vấn về “Đổi mới quản lý phát triển xã hội đảm bảo đất nước phát triển nhanh và bền vững” do GS.TS Phạm Quang Minh (Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV Hà Nội) trình bày; báo cáo “Xây dựng con người Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và cách mạng công nghiệp mới” do GS.TS Hoàng Bá Thịnh (Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Dân số, Môi trường và Các vấn đề xã hội) trình bày.

Báo cáo thứ nhất đề cập đến các giải pháp quản lý phát triển xã hội đảm bảo sự phát triển nhanh, bền vững cho Việt Nam và đưa ra bốn đề xuất chính: Thứ nhất, đổi mới thể chế trong lĩnh vực quản lý phát triển xã hội, chú trọng vào: xây dựng thể chế minh bạch, trách nhiệm giải trình cao, áp dụng chính sách, luật pháp nhất quán. Thứ hai, định hướng chuyển từ quản lý phát triển xã hội sang quản trị phát triển xã hội. Thứ ba, tích hợp các chính sách an sinh xã hội nhằm đảm bảo an ninh con người. Thứ tư, ứng phó đối với các vấn đề môi trường nhằm giảm thiểu rủi ro và phòng tránh thảm họa môi trường.

Báo cáo tư vấn thứ hai đưa ra những đánh giá về thực trạng phát triển của con người Việt Nam theo các chỉ số phát triển, chỉ số đổi mới sáng tạo, chỉ số cạnh tranh toàn cầu... và phân tích các tác động tiêu cực và tích cực của chính sách đến sự phát triển của con người Việt Nam. Trên cơ sở đó, báo cáo đề xuất các giải pháp về xây dựng, phát triển con người Việt Nam hiện đại trên các phương diện:

Một là nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước.

Hai là tiếp tục nâng cao nhận thức cho toàn xã hội, trước hết là trong cán bộ, đảng viên và trong nhân dân về vai trò của việc xây dựng con người.

Ba là đổi mới căn bản và toàn diện hệ thống giáo dục – đào tạo, đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, thích ứng với bối cảnh của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Bốn là tiếp tục đẩy mạnh phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng giá trị và nhân cách con người Việt Nam, tạo lập môi trường văn hóa tinh thần lành mạnh, khuyến khích tài năng văn hóa nghệ thuật, các sáng tạo văn hóa mới.

Năm là khắc phục tình trạng suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống; tình trạng phân hóa xã hội và tiêu cực xã hội trên lĩnh vực xây dựng con người và phát triển văn hóa.

Sáu là đẩy mạnh hoạt động văn hóa đối ngoại và giao lưu văn hóa.

  • Ngày 25/12/2001, Thường trực Ban Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ban hành Công văn số 1013-CV/VPTW, giao Đại học Quốc gia Hà Nội nhiệm vụ là đầu mối nghiên cứu những chủ trương, chính sách, đề án lớn và những vấn đề quan trọng khác trong lĩnh vực khoa học, văn hoá và giáo dục quốc gia để báo cáo và tư vấn trực tiếp cho các cơ quan Đảng và Nhà nước. Trên cơ sở chỉ đạo của Thường trực Ban Bí thư, Đại học Quốc gia Hà Nội đã giao Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn làm đơn vị trực tiếp thực hiện nhiệm vụ này thông qua Hội đồng Tư vấn Chính sách của Nhà trường.
  • Qua các nhiệm kỳ hoạt động, với sự tham gia của nhiều nhà quản lý và nhà khoa học đầu ngành, Hội đồng Tư vấn Chính sách đã để xuất nhiều kiến nghị khoa học, giáo dục, văn hóa quan trọng, mang tầm chiến lược quốc gia lên các cơ quan Trung ương; trong đó có những đề xuất đã được Nhà nước triển khai thành công, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trên cả phương diện lý luận và thực tiễn, như các chương trình về: Biển Đông; Tây Nguyên; Văn hóa Óc Eo và Vùng đất Nam Bộ; chiến lược xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam, chính sách dân tộc Việt Nam…
  • Nhằm phát huy tốt hơn nữa vị thế và vai trò của Hội đồng Tư vấn Chính sách trong công tác tham mưu cho các cơ quan Trung ương, tháng 2/2019, Nhà trường đã kiện toàn Hội đồng với 20 thành viên là các nhà quản lý và các nhà khoa học đầu ngành. GS.TS Phùng Hữu Phú (Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương) là Chủ tịch Hội đồng Tư vấn Chính sách.    

 

Tác giả: Thanh Hà

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây