Hội thảo Quốc tế “Tiểu Địa Trung Hải: Vịnh Bắc Bộ qua các thời kì lịch sử”

Thứ năm - 20/03/2008 19:22
Trong hai ngày 14 và 15 tháng 3 năm 2008, hơn 30 nhà khoa học đến từ tám quốc gia (Trung Quốc, Việt Nam, Úc, Đài Loan, Thái Lan, Đức, Pháp, Hoa Kì) đã tham gia Hội thảo Quốc tế “Tiểu Địa Trung Hải: Vịnh Bắc Bộ qua các thời kì lịch sử” tại Viện Khoa học Xã hội Quảng Tây, thành phố Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Trong số các nhà khoa học nước ngoài tham gia hội thảo có một số chuyên gia về Việt Nam như GS. John Withmore (ĐH Michigan, Mĩ), GS. Brantly Womack (ĐH Virginia), GS. Claudine Salmon (ĐH Paris, Pháp), GS. Li Tana (ĐH Quốc gia Úc)… 22 tham luận của Hội thảo được trình bày trong 10 tiểu ban: Phiên khai mạc; Toàn cảnh về dự án “Hai hành lang một vành đai”; Tiểu Địa Trung Hải?; Những khám phá mới về khảo cổ học; Bối cảnh chính trị khu vực (thế kỉ X-XIII); Cảng, mạng lưới buôn bán và hệ thống thương mại; Thương mại và thương nhân ở Vịnh Bắc Bộ; Cướp biển vùng Vịnh Bắc Bộ (thế kỉ XVII-XIX); Giao lưu văn hoá; Phiên bế mạc.
Hội thảo Quốc tế “Tiểu Địa Trung Hải: Vịnh Bắc Bộ qua các thời kì lịch sử”
Hội thảo Quốc tế “Tiểu Địa Trung Hải: Vịnh Bắc Bộ qua các thời kì lịch sử”

Trong hai ngày 14 và 15 tháng 3 năm 2008, hơn 30 nhà khoa học đến từ tám quốc gia (Trung Quốc, Việt Nam, Úc, Đài Loan, Thái Lan, Đức, Pháp, Hoa Kì) đã tham gia Hội thảo Quốc tế “Tiểu Địa Trung Hải: Vịnh Bắc Bộ qua các thời kì lịch sử” tại Viện Khoa học Xã hội Quảng Tây, thành phố Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Trong số các nhà khoa học nước ngoài tham gia hội thảo có một số chuyên gia về Việt Nam như GS. John Withmore (ĐH Michigan, Mĩ), GS. Brantly Womack (ĐH Virginia), GS. Claudine Salmon (ĐH Paris, Pháp), GS. Li Tana (ĐH Quốc gia Úc)… 22 tham luận của Hội thảo được trình bày trong 10 tiểu ban: Phiên khai mạc; Toàn cảnh về dự án “Hai hành lang một vành đai”; Tiểu Địa Trung Hải?; Những khám phá mới về khảo cổ học; Bối cảnh chính trị khu vực (thế kỉ X-XIII); Cảng, mạng lưới buôn bán và hệ thống thương mại; Thương mại và thương nhân ở Vịnh Bắc Bộ; Cướp biển vùng Vịnh Bắc Bộ (thế kỉ XVII-XIX); Giao lưu văn hoá; Phiên bế mạc.

3723 hoi thao quoc te tieu dia trung hai vinh bac bo

Từ những thập niên cuối của thế kỉ XX, Denys Lombard đã công bố những nghiên cứu so sánh của mình về lịch sử của hai khu vực tương đối cách xa nhau về mặt địa lí nhưng có những nét tương đồng trong lịch sử phát triển: Địa Trung Hải ở Tây Âu và Biển Đông (trọng tâm là vùng Vịnh Bắc Bộ) ở Đông Á. Đặc biệt, chuyên luận “Another ‘Mediterranean’ in South East Asia” (Một ‘Địa Trung Hải’ khác ở Đông Nam Á) của Lombard đã thực sự gợi cảm hứng cho nhiều nhà nghiên cứu tham dự vào những cuộc tranh luận hết sức sôi nổi về vấn đề này. Vì vậy, 22 báo cáo của Hội thảo về Vịnh Bắc Bộ lần này cũng không nằm ngoài tinh thần trên.

Các báo cáo tập trung vào nhiều lĩnh vực khác nhau của khu vực Vịnh Bắc Bộ qua các thời kì lịch sử, đặc biệt luôn hướng tới việc làm sáng tỏ những nét tương đồng và dị biệt của hai vùng biển nói trên. Bên cạnh một số điểm tương đồng, sự dị biệt được thể hiện rất rõ, nhất là trên phương diện địa lí tự nhiên: gió mùa, hải lưu, chế độ thuỷ triều... Biển Địa Trung Hải được che chắn từ nhiều hướng, lại nằm trong khu vực khí hậu ôn đới nên biển tương đối lặng, hầu như không bị chi phối bởi yếu tố gió mùa và các dòng hải lưu mạnh. Trong khi đó, vùng Vịnh Bắc Bộ nói riêng và khu vực Biển Đông nói chung chịu ảnh hưởng mạnh của chế độ gió mùa và nhiều dòng hải lưu mạnh; giao thông vì thế bị ảnh hưởng rất lớn, nhất là trong thời kì thuyền còn sử dụng buồm. Nếu như ở Địa Trung Hải thương nhân về cơ bản có thể tiến hành xuôi xuống Bắc Phi và ngược về Nam Âu tương đối chủ động, ở Biển Đông thương nhân chỉ có thể đi lại nương theo chế độ gió mùa. Bởi vậy mỗi chuyến buôn bán hai chiều cần ít nhất hai mùa gió (một năm), đó là chưa nói trong trường hợp bị nhỡ gió thương thuyền phải lưu lại chờ ít gần một năm sau mới lại có thể khởi hành... Sự khác biệt về điều kiện tự nhiên dẫn đến sự khác biệt của hàng loạt các khía cạnh khác giữa lịch sử phát triển của hai khu vực, trong đó nổi lên vấn đề kĩ thuật, văn hoá, tộc người...

Việt Nam là quốc gia sở hữu đại bộ phận Vịnh Bắc Bộ nên tất cả các báo báo trong Hội thảo đều liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến Việt Nam. Trong tham luận “Vietnam in the Commercial Networks of East Asia” trình bày tại Phiên Khai mạc, GS.TS. Nguyễn Văn Khánh – Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội – khẳng định “Là một quốc gia có lịch sử phát triển gắn chặt với khu vực Vịnh Bắc Bộ, đồng thời sở hữu một đường bờ biển dài hơn 3,000 km nối liền nam Trung Quốc với khu vực bán đảo Mã Lai và thế giới Đa Đảo, lịch sử Việt Nam phát triển trong sự gắn bó với lịch sử khu vực nói chung và lịch sử thương mại của khu vực nói riêng”. Sau khi điểm qua những thời kì phát triển chính của lịch sử Việt Nam trong tương quan với khu vực Vịnh Bắc Bộ và Biển Đông, bản báo cáo khẳng định: “Ngày nay, với nguyên tắc hợp tác bền vững, tuân thủ các nguyên tắc chung, tôn trọng lẫn nhau và hai bên cùng có lợi, Việt Nam đang nỗ lực thực hiện những chiến lược hợp tác đa phương và đa lĩnh vực với nhiều các quốc gia trong khu vực. Điều này sẽ góp phần đưa đến một sự phát triển hoà bình, thịnh vượng ở khu vực Vịnh Bắc Bộ nói riêng và khu vực Đông Á nói chung trong thời gian tới...”.

Sau hai ngày thảo luận sôi nổi, Hội thảo kết thúc bằng một chuyến tham quan một số địa điểm nằm trong khu vực Vịnh Bắc Bộ: cửa khẩu Móng Cái (Việt Nam), thành phố Đông Hưng, cảng Phòng Thành... (Trung Quốc). Những người tổ chức chính (GS. Li Tana từ Đại học Quốc gia Úc và GS. Cổ Tiểu Tùng từ Viện Khoa học Xã hội Quảng Tây) hi vọng sẽ có một Hội thảo tiếp theo về chủ đề trên để tiếp tục thảo luận một số khía cạnh còn chưa được bàn thảo kĩ trong Hội thảo, như vần đề giao lưu văn hoá, trao đổi thương mại, các tuyến hàng hải và buôn bán... ở khu vực Vịnh Bắc Bộ nói riêng và Biển Đông nói chung qua các thời kì lịch sử.

Hoàng Lê Phong
(Khoa Lịch sử, Trường ĐHKHXH&NV)

Tác giả: no1knows

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây