Tin tức

Sự kế thừa hệ tư tưởng của Marx trong phong trào cánh tả

Thứ năm - 01/07/2010 10:52
Đó là chủ đề của toạ đàm diễn ra ngày 28/6/2010 do Trường ĐHKHXH&NV và Quỹ Rosa Luxemburg phối hợp tổ chức. Tạo đàm xoay quanh các nội dung chính: Sự phát triển lịch sử của học thuyết Marx; Hệ tư tưởng của Mác đối với phong trào Cánh Tả; Sự kế thừa hệ tư tưởng của Marx trong phong trào Cánh Tả hiện nay. Ba tham luận chính tại toạ đàm là: - “Quan điểm phương Tây về Các Mác và châu Á” của học giả David Pickus (Đại học Barrett Honors, Hoa Kì). - “Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” của GS.TS Hoàng Chí Bảo (Hội đồng lí luận TW). Trong báo cáo này, tác giả đã phân tích, chỉ ra những hạn chế và những kinh nghiệm mà Việt Nam đã rút ra được trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội bắt đầu từ giữa thế kỉ trước cho đến nay. Tác giả cũng nhấn mạnh đến việc phát huy vai trò của các tổ chức dân sự trong việc thiết lập một xã hội thật sự dân chủ, là tiền đề cho việc xây dựng thành công CNXH tại Việt Nam. - “Tư tưởng về giải phóng con người của Chủ tịch Hồ Chí Minh” của GS.TS Đặng Cảnh Khanh (nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thanh niên). Tác giả đã phân tích những quan điểm cơ bản về việc xây dựng và phát triển con người của Chủ tịch Hồ Chí Minh - những quan điểm đã được Bác tổng kết thành thành các mục tiêu cơ bản của cách mạng Việt Nam: giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Báo cáo khẳng định chủ tịch Hồ Chí Minh đã dùng khái niệm giải phóng con người để định hướng chung cho toàn bộ chiến lược phát triển con người và những định hướng này đến nay vẫn còn nguyên giá trị, vẫn là kim chỉ nam cho các chiến lược xây dựng và phát triển con người trong thời đại mới. Ba báo cáo đã khơi nguồn những tranh luận sôi nổi và thẳng thắn tại toạ đàm về việc định hướng xây dựng mô hình XHCN cho Việt Nam và những giải pháp để biến những mục tiêu đó thành hiện thực.

Tác giả: thanhha

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây