Đào tạo

TTĐA.Can thiệp tâm lý cho một học sinh Trung học phổ thông có triệu chứng trầm cảm

Thứ hai - 28/04/2025 06:01
TTĐA. Nguyễn Thị Khanh (QH-2022-X)

THÔNG TIN VỀ ĐỀ ÁN THẠC SĨ

 

1. Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Khanh       2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 08/11/1992

4. Nơi sinh: Hưng Yên

5. Quyết định công nhận học viên số: 4058/QĐ-XHNV ngày 28 tháng 12 năm 2022 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: 

Kéo dài thời gian học tập 6 tháng (theo Quyết định kéo dài thời gian học tập số 6934/QĐ-XHNV ngày 29/12/2024 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đến 28/06/2025).

7. Tên đề tài đề án: Can thiệp tâm lý cho một học sinh Trung học phổ thông có triệu chứng trầm cảm.

8. Chuyên ngành: Tâm lí học lâm sàng (định hướng ứng dụng) 

Mã số: 8310402

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Thu Hương

Đơn vị công tác: Khoa Tâm lý học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

10. Tóm tắt các kết quả của đề án: 

Nghiên cứu đã tổng quan những khái niệm, định nghĩa, triệu chứng, tiêu chuẩn chẩn đoán về rối loạn trầm cảm theo DSM-5. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn mô tả tổng quan về trầm cảm ở học sinh trung học phổ thông bao gồm các nghiên cứu dịch tễ về thực trạng, hệ quả, nguyên nhân, đặc điểm và khái quát các biểu hiện trầm cảm ở học sinh trung học phổ thông. Thông qua những tổng quan này, chúng ta có thể thấy rõ mối liên hệ giữa cảm xúc, hành vi và suy giảm hoạt động chức năng của học sinh có các triệu chứng trầm cảm.

Nghiên cứu đã điểm luận một số liệu pháp hỗ trợ can thiệp cho trầm cảm, hệ thống hóa cơ sở lý luận về liệu pháp nhận thức hành vi (CBT) và chỉ ra tính hiệu quả của liệu pháp đối với trầm cảm ở trẻ vị thành niên, trong đó bao gồm học sinh trung học phổ thông.

Kết quả can thiệp cho thấy khi kết thúc ca, thân chủ có tiến bộ về các mặt cảm xúc, nhận thức, hành vi. Về hoạt động chức năng, thân chủ có sự cải thiện như: thường xuyên tập thể dục, đi chơi, tích cực với công việc gia đình và hoạt động ở trường lớp, giao tiếp với gia đình và bạn bè. Về cảm xúc, thân chủ có những cải thiện tích cực như: có kỹ năng quản lý căng thẳng giúp giảm căng thẳng, vui vẻ và giảm sự bực tức, cáu kỉnh. Về mặt nhận thức, thân chủ có sự chấp nhận, tích cực với bản thân và thế giới xung quanh. Những thay đổi tích cực cho thấy sự phù hợp của trị liệu nhận thức hành vi (CBT) với khó khăn tâm lý mà thân chủ gặp phải. Điều này cũng tương đồng với các kết quả nghiên cứu đi trước về việc vị thành niên có thể được hưởng nhiều giá trị từ trị liệu nhận thức – hành vi cho các khó khăn tâm lý ở lứa tuổi này.

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: 

Từ những kết quả thu được qua tổng quan tài liệu, có thể thấy tỷ lệ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần ở tuổi học sinh đang ngày càng gia tăng. Đáng chú ý là, tỷ lệ mắc rối loạn trầm cảm đang tăng lên ở nhóm tuổi học sinh trung học phổ thông ở trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Đề án đã đóng góp thêm bằng chứng can thiệp rối loạn trầm cảm bằng liệu pháp nhận thức hành vi là có hiệu quả. Việc chú trọng đến các hỗ trợ sức khỏe tâm thần đối với học sinh ở trong nhà trường và gia đình là quan trọng và cấp thiết. Đặc biệt cần có các hỗ trợ thường xuyên, kịp thời nhằm ngăn chặn các khó khăn tâm lý dẫn đến các rối loạn trầm cảm và hỗ trợ học sinh giải quyết các ảnh hưởng do rối loạn trầm cảm gây ra. Đồng thời, những hạn chế của đề án cũng cung cấp thêm thông tin cho những người thực hành lâm sàng, những bài học để gia tăng hiệu quả trị liệu sau này.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Không có 

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến đề án: Không có

INFORMATION ON PROJECT

1. Full name: Nguyen Thi Khanh 

2. Sex: Female

3. Date of birth: November 8th, 1992  

4. Place of birth: Hung Yen

5. Admission decision number: 4058/QĐ-XHNV dated 28 December 2022 of the Rector of the University of Social Scienes and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.
 6. Changes in academic process: 

Extended the study period by 6 months (according to Decision No. 6934/QĐ-XHNV dated December 29th, 2024 of the Rector of the University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi, to June 28th, 2025.

7. Official project title: Psychological intervention for a high school student with depressive symptoms.

8. Major: Clinical Psychology (Applied orientation)                    

 Code: 8310402

9. Supervisors: Associate Professor, PhD. Tran Thu Huong (Working at Faculty of Psychology, VNU-University of Social Sciences and Humanities, Hanoi)

10. Summary of the project’s findings: 

The study provided a general literature review of the concepts, definitions, symptoms, and diagnostic criteria of depressive disorders according to the DSM-5. In addition, the study also described the state of depression among high school students, including epidemiological studies on its prevalence, consequences, causes, and general characteristics in this age group. Through these overviews, we can clearly see the relationships between emotions, behaviors, and functional impairments in students with depressive symptoms.

The study has discussed some supportive interventions for depression, systematized the theoretical basis of Cognitive Behavioral Therapy (CBT), and pointed out its effectiveness in treating depression among adolescents, including high school students.

The results of the intervention showed that, at the end of the therapeutic sessions, the client had progressed in terms of emotional, cognitive, and behavioral aspects. In terms of functional activities, the client demonstrated improvements such as: regular exercise, going out, active participation in household tasks and school activities, and enhanced communication with family and friends. Emotionally, the client showed positive changes, including improved stress management skills, reduced stress, increased happiness, and decreased irritability and anger. Cognitively, the client exhibited greater self-acceptance and a more positive outlook toward herself and the world around her.

These positive changes indicated the suitability of CBT to address the client’s psychological difficulties. This is also similar to the results of previous research findings showing that adolescents can greatly benefit from cognitive-behavioral therapy for psychological challenges at this age.

11. Practical applicability, if any: 

From the findings obtained through the literature review, it can be seen that the prevalence of mental health problems among school-aged children is steadily increasing. Notably, the rate of depressive disorders is rising among high school students in the world in general and in Vietnam in particular. This project has contributed further evidence supporting the effectiveness of Cognitive Behavioral Therapy (CBT) as an intervention for depressive disorders. These findings underscored the importance and urgency of providing mental health support for students within both school and family settings. In particular, consistent and timely interventions are essential to prevent psychological difficulties that may lead to depressive disorders and to support students in coping with the consequences of such conditions. Additionally, the limitations of the project also provided additional information for clinical practitioners, lessons to increase the effectiveness of future treatment.

12. Further research directions, if any: None

13. Study-related publications: None

Tác giả: Anh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
[LANG_MOBILE]
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây