1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Hữu Túc 2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 01/8/1981 4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Số 1806/2018/QĐ-XHNV, ngày 29/6/2018 của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo (nếu có): Kéo dài thời gian đào tạo thêm 02 năm, từ tháng 6/2021 đến tháng 6/2023.
7. Tên đề tài luận án: Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở của Mỹ trên khía cạnh an ninh quân sự.
8. Chuyên ngành: Quan hệ Quốc tế 9. Mã số: 9310601.01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: - Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Hồng Quân
- Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Dũng
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Mục tiêu nghiên cứu: Quá trình hình thành và triển khai Chiến lược trên khía cạnh an ninh quân sự, đánh giá các tác động và đề xuất với Việt Nam.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Chiến lược ẤĐD-TBD tự do và rộng mở của Mỹ trên khía cạnh an ninh quân sự, phạm vi từ năm 2017-2022.
- Phương pháp nghiên cứu: (1) Lịch sử; (2) Logic; (3) Phân tích; (4) Tổng hợp; (5) Chuyên gia và so sánh.
- Đóng góp của Luận án: Phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy, học tập cho các trường Đại học, các Viện, Trung tâm nghiên cứu tại Việt Nam và khu vực.
- Những kết quả chính của luận án:
+ Chương I. “Tổng quan lịch sử nghiên cứu” tập trung nghiên cứu, làm rõ các tài liệu viết về Chiến lược ẤĐD-TBD, chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Donald Trump liên quan đến khu vực này. Trong đó, tập trung vào các tài liệu của những chuyên gia, học giả trong và ngoài nước về các vấn đề: (1) Quá trình hình thành và triển khai Chiến lược ẤĐD-TBD của Mỹ đặc biệt tập trung vào việc thực thi Chiến lược với các nước như Nhật Bản, Ấn Độ và Australia; (2) Tác động của Chiến lược đối với thế giới, khu vực; (3) Triển vọng của Chiến lược trong và sau giai đoạn Donald Trump nắm quyền; (4) Việt Nam cần xử lý như thế nào với Chiến lược này để phục vụ cho mục tiêu bảo vệ và phát triển đất nước. Thông qua việc tìm hiểu, Luận án sẽ đưa ra những nhận xét, đánh giá về các tài liệu này, chỉ ra các vấn đề chưa được đề cập, làm rõ, cần nghiên cứu thêm để phát triển và hoàn thiện.
+ Chương II. “Cơ sở lý luận và thực tiễn”:
Cơ sở lý luận đề cập đến các quan điểm lý thuyết quan hệ quốc tế, tập trung vào các lý thuyết có liên quan đến đề tài, gồm chủ nghĩa hiện thực (cạnh tranh Mỹ - Trung, thuyết ổn định bá quyền và cân bằng quyền lực); chủ nghĩa tự do (mở rộng hợp tác); chủ nghĩa kiến tạo (phân tích về vai trò cá nhân của Tổng thống Donald Trump).
Cơ sở thực tiễn làm rõ các cơ sở hoạch định Chiến lược ẤĐD-TBD cùng những nhân tố tác động đến việc ra đời Chiến lược, bao gồm: (1) Yêu cầu của tình hình thực tế; (2) Lợi thế nền tảng sẵn có của Mỹ; (3) Nội bộ chính trường Mỹ và yếu tố cá nhân Donald Trump.
- Chương III. “Quá trình hình thành và thực tiễn triển khai Chiến lược ẤĐD-TBD của Mỹ trên khía cạnh an ninh quân sự” tập trung làm rõ các nội dung lớn: (1) Làm rõ quá trình ra đời dưới dạng khung thời gian, từ khi hình thành ý tưởng đến khi công bố và triển khai Chiến lược trên thực tiễn; (2) Nội dung Chiến lược, đề cập đến các nội dung chính trong Chiến lược theo quan điểm của Mỹ trên khía cạnh an ninh quân sự; (3) Thực tiễn triển khai Chiến lược ở khía cạnh an ninh quân sự trên thực tế dưới thời Tổng thống Donald Trump và những ngày đầu của chính quyền Joe Biden, trong đó tập trung vào: (i) Củng cố và tăng cường quan hệ với các đồng minh, đối tác (bao gồm nhóm Bộ Tứ, các nước đồng minh như Nhật Bản, Australia, Hàn Quốc, các đối tác như Ấn Độ, Đài Loan, ASEAN, các nước Nam Thái Bình Dương…); (ii) Củng cố và tăng cường lực lượng nhằm duy trì ưu thế quân sự ở khu vực (gồm Gia tăng chi tiêu quân sự, Củng cố lực lượng quân sự, Củng cố lực lượng hạt nhân chiến lược khu vực ẤĐD-TBD, Tái bố trí các căn cứ quân sự của Mỹ tại khu vực ẤĐD-TBD); (iii) Duy trì và tăng cường các hoạt động quân sự tại khu vực (như tham gia huấn luyện và diễn tập quân sự; Tiến hành các hoạt động trinh sát và thu thập tình báo quân sự; Đối ngoại quân sự và hợp tác quốc phòng đa phương; Về hợp tác giải quyết các thách thức an ninh phi truyền thống; Triển khai các hoạt động tự do hàng hải).
- Chương IV. “Tác động, triển vọng của Chiến lược ẤĐD-TBD và khuyến nghị đối với Việt Nam” tập trung làm rõ:
(1) Tác động của Chiến lược đối với môi trường địa chiến lược khu vực; các mô hình hợp tác đa phương khác trong khu vực; đối với từng quốc gia cụ thể trong khu vực.
(2) Triển vọng của Chiến lược sau thời gian khảo sát (2017-2020).
(3) Một số đề xuất đối với Việt Nam, làm rõ Việt Nam cần xử lý thế nào để có thể tận dụng tốt nhất những ưu điểm của Chiến lược này, phục vụ các nhiệm vụ bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước. Đề xuất giải pháp ngăn chặn, hạn chế nhược điểm của Chiến lược này.
- Kết luận:
Với sự ra đời của Chiến lược ẤĐD-TBD, một khái niệm khu vực mới đã xuất hiện trong hoạch định chiến lược quân sự của Mỹ. Tuy không phải là một thuật ngữ hoàn toàn mới nhưng chỉ cho đến khi được sử dụng bởi siêu cường số một thế giới thì “ẤĐD-TBD” mới trở thành một khái niệm phổ biến và được sử dụng rộng rãi bởi giới nghiên cứu cũng như các nhà hoạch định chính sách. Việc đưa ra một khái niệm nối liền hai đại dương và khu vực năng động bậc nhất thế giới là một điều hợp lý, thể hiện tham vọng cũng như tư duy chiến lược bao quát của Mỹ. Đồng thời khẳng định vị thế của khu vực không chỉ đối với bản thân nước Mỹ mà còn với cả thế giới. Việc hoạch định và triển khai Chiến lược thể hiện thái độ và quyết tâm nắm giữ vai trò chủ chốt của Mỹ ở khu vực ẤĐD-TBD. Chiến lược ẤĐD-TBD cũng cho thấy tầm quan trọng của quyền lực cứng của nước Mỹ. Việc sử dụng sức mạnh kinh tế và quân sự để thị uy và răn đe vẫn là nền tảng để Mỹ duy trì vị thế của mình. Chiến lược ẤĐD-TBD có tác động lớn đến tình hình khu vực nói chung và Việt Nam nói riêng. Là một nước có lịch sử thăng trầm với Trung Quốc và Mỹ, Việt Nam đang đứng trước nhiều thách thức lẫn cơ hội mà Chiến lược ẤĐD-TBD đem lại. Vấn đề đặt ra cho Việt Nam là tìm kiếm những biện pháp hữu hiệu để hóa giải những tiêu cực và phát huy những tích cực mà Chiến lược cũng như môi trường mới mang lại.
12. Các hướng nghiên cứu tiếp theo: Sự phát triển của Chiến lược, đặc biệt là khả năng hình thành các liên minh quân sự cứng do Mỹ dẫn đầu, tác động đến cấu trúc an ninh và giải quyết các điểm nóng khu vực, từ đó đề xuất hướng xử lý của Việt Nam.
13. Các công trình công bố liên quan đến luận án:
- Nguyen Huu Tuc (2021), “Is Vietnam open to Washington’s Indo-Pacific strategy?” East Asia Forum, https://www.eastasiaforum.org/2021/03/04/is-vietnam-open-to-washingtons-indo-pacific-strategy/.
- Nguyen Huu Tuc (2021), “US priorities in implementing the FOIP strategy in the new situation and issues posed for the regional security environment”, International Conference Proceeding on “The security and development issues in the new situation”, Thế Giới Publisher, Hanoi, pp. 85-101.
- Nguyen Hong Quan, Nguyen Huu Tuc (2022), “Possible Scenarios in the post Donald Trump period of the USA’s Free and Open Indo-Pacific Strategy”, The Journal of the United Service Institution of India, Vol CLII, No.67, pp.36-43.
INFORMATION ON DOCTORAL THESIS
- Full name: Nguyen Huu Tuc
- Sex: Male
- Date of birth: 01 August, 1981
- Place of birth: Ha Noi
- Amission decision number: 1806/2018/QĐ-XHNV, dated 29 June 2018 by the University of Social Sciences and Humanities, Viet Nam National University Ha Noi
- Changes in academic prcess: Extend the training period for two more year, from June 2021 to June 2023.
- Officical thesis title: The US’s Free and Open Indo-Pacific strategy in the prospect of military security.
- Major: International Relations
- Code: 9310601.01
- Supervisors: - Professor, Dr Nguyen Hong Quan
- Associate Professor, Dr Nguyen Manh Dung
- Summary of the new findings of the thesis
- Research objectives: The process of forming and implementing the Strategy in terms of military security, assessing the impacts and making recommendations to Vietnam.
- Object and scope of the study: The US free and open Indo-Pacific strategy on in terms of military security, range from 2017-2022.
- Research methods: (1) History; (2) Logic; (3) Analysis; (4) Synthesis; (5) Expert and comparative.
- Contribution of the thesis: Serving research, teaching and learning for universities, institutes, research centers in Vietnam and the region.
- The main results of the thesis:
+ Chapter I. "Overview of research history" focuses on research and clarification of written documents on the FOIP Strategy, foreign policy of the US under Donald Trump related to this area. In particular, focusing on documents of domestic and foreign experts and scholars on issues: (1) The process of formation and implementation of the US Strategy, especially with countries like Japan, India and Australia; (2) The impact of the Strategy on the world and the region; (3) Strategy's outlook during and after Donald Trump administration; (4) How should Vietnam deal with this Strategy to serve the purpose of national protection and development. Through the research, the thesis will give comments and reviews on these documents, point out the issues that have not been mentioned, clarify, need more research to develop and complete.
+ Chapter II. "Theoretical and practical basis":
Theoretical basis refers to international relations theory, focusing on theories related to topics, including realism (US-China competition, hegemonic stability theory and balance of power); liberalism (cooperation); constructivism (analysis of President Donald Trump's personal role).
The practical basis clarifies the basis of planning the Strategy and the factors affecting the creation of the Strategy, including (1) Requirements of the actual situation; (2) America's existing background advantages; (3) Internal politics in the US and the personal factor of Donald Trump.
+ Chapter III. "The process of formation and practical implementation of the US FOIP Strategy in terms of military security" focuses on clarifying the major contents:
(1) Clarifying the birth process in the form of a time frame, from the concept of the idea to the announcement and implementation of the Strategy in practice;
(2) Content of the Strategy, referring to the main contents of the Strategy in terms of military security;
(3) Practical implementation of the Strategy in terms of military security in reality under President Donald Trump and the early days of the Joe Biden administration, focused on: (i) Enhancing and strengthening relations with allies and partners (including the QUAD group, allied countries such as Japan, Australia, South Korea, partners such as India, Taiwan, ASEAN, the South Pacific ...); (ii) Consolidate and strengthen forces to maintain military superiority in the region (including increasing military spending, consolidating military forces, consolidating strategic nuclear forces in the region, the redeployment of the US military bases in the Indo-Pacific region); (iii) Maintain and strengthen regional military operations (such as participating in military training and drills; conducting military reconnaissance and intelligence operations; military diplomacy and cooperation multilateral defense; cooperation in solving non-traditional security challenges; deployment of freedom of navigation operations - FOPNOPs).
+ Chapter IV. "The impact and prospects of the Strategy and its recommendations for Vietnam" focuses on clarifying: (1) The impact of the Strategy on the regional geostrategic environment; other models of multilateral cooperation in the region; for each specific country in the region; (2) Prospects of the Strategy after the survey period (2017-2020); (3) Some proposals for Vietnam, clarifying how Vietnam do to make the best use of the advantages of this Strategy, serving the tasks of national protection, construction and development.
+ Conclusions:
With the advent of the combat strategy, a new regional concept appeared in the US military strategic planning. Although it is not a completely new term, it is only widely known when Donald Trump mentioned it in the his official statements. It is reasonable to introduce a concept that connects the two oceans and the most dynamic region in the world, expressing America's ambition as well as overarching strategic thinking. At the same time affirmed the position of the region not only for the United States itself but also to the world. The planning and implementation of the Strategy demonstrates the attitude and determination to hold a key role of the US in the region. The FOIP strategy also shows the importance of the hard power of America. Using economic and military might for prestige and deterrence remains the foundation for the United States to maintain its position. The Strategy has a great impact on the situation of the region in general and Vietnam in particular. As a neighboring country with a complicated history with China, Vietnam is facing many challenges and opportunities from the FOIP Strategy. The problem posed for Vietnam is to seek effective measures to neutralize the negative and promote the positive brought about by the new Strategy as well as the environment.
12. Futher research directions: The development of the Strategy, especially the ability to form hard military alliances led by the US, affects the security structure and resolves regional hotspots, thereby proposing recommendations for Vietnam.
13. Thesis-related publications
- Nguyen Huu Tuc (2021), “Is Vietnam open to Washington’s Indo-Pacific strategy?” East Asia Forum,
https://www.eastasiaforum.org/2021/03/04/is-vietnam-open-to-washingtons-indo-pacific-strategy/.
- Nguyen Huu Tuc (2021), “US priorities in implementing the FOIP strategy in the new situation and issues posed for the regional security environment”, International Conference Proceeding on “The security and development issues in the new situation”, Thế Giới Publisher, Hanoi, pp. 85-101.
- Nguyen Hong Quan, Nguyen Huu Tuc (2022), “Possible Scenarios in the post Donald Trump period of the USA’s Free and Open Indo-Pacific Strategy”, The Journal of the United Service Institution of India, Vol CLII, No.67, pp.36-43.