1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Hoàng Thị Hiền Lê. 2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 27/04/1987. 4. Nơi sinh: Nghệ An
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số 3380/2017/QĐ- SĐH, ngày 19 tháng 12 năm 2017 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
- Quyết định số 2702/QĐ- XHNV ngày 26 tháng 09 năm 2018 về việc điều chỉnh đề tài luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh:
+ Tên đề tài cũ: Các nhóm phái trong đời sống văn học Việt Nam 1940 – 1945 (Qua trường hợp Thanh Nghị và Hàn Thuyên)
+ Tên đề tài đã điều chỉnh: Nhóm Hàn Thuyên trong tiến trình lịch sử văn học Việt Nam 1940 -1945.
- Thời gian gia hạn đào tạo của NCS: từ 19/12/2020 đến 19/12/2021.
7. Tên đề tài luận án: Nhóm Hàn Thuyên trong tiến trình lịch sử văn học Việt Nam 1940 -1945
(tên luận án chính thức đề nghị bảo vệ cấp nhà nước)
8. Chuyên ngành: Văn học Việt Nam 9. Mã số: 62 22 01 21
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Xuân Thạch
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
-Khôi phục diện mạo của nhóm trong tiến trình văn học sử
Nhóm tư tưởng văn hoá Hàn Thuyên ra đời và phát triển nhanh, mạnh trong những năm 1940 - 1945 như một dấu ấn của khuynh hướng Tân Marxist ở Việt Nam đầu thế kỷ XX. Dù ranh giới giữa thành viên và cộng tác viên khó phân định, nhưng với những tài liệu đã tìm được, cùng với những nghiên cứu đã có, chúng tôi xác lập những mối quan hệ của nhóm trong giới hạn có thể.
-Sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác kết hợp với những khuynh hướng tư tưởng khác nhau
Các tác giả của Hàn Thuyên là những người tiếp thu chủ nghĩa Mác qua chủ nghĩa cộng sản Pháp và các tài liệu liên quan. Họ vận dụng lý thuyết đó trong phương pháp nghiên cứu, phê bình lý luận văn học nghệ thuật, kết hợp với các thành tựu của khoa học nhân văn – như sinh lý học, tâm lý học, triết học, nhân chủng học, xã hội học, từ đó cho ra đời nhiều khảo cứu công phu.
Về văn hoá, Trương Tửu đưa ra những quan điểm khác nhau về văn minh để soi chiếu vào quá trình tiến hoá của con người. Còn Lương Đức Thiệp lại nhấn mạnh vai trò của con người tác động lên xã hội , từ đó giải thích nguồn gốc của xã hội Việt Nam , khẳng định bản sắc Việt Nam trên bản đồ văn hoá khu vực.
Về lý luận, phê bình nghiên cứu văn học, các tác giả áp dụng lý thuyết của chủ nghĩa duy vật biện chứng để chỉ ra mối liên hệ mật thiết giữa hiện thực, tiểu sử với quá trình sáng tạo của nhà văn trong tác phẩm.
-Tính thống nhất và đa dạng trong thực tiễn sáng tác của Hàn Thuyên
Các sáng tác văn xuôi của Hàn Thuyên khá đa dạng về thể loại, từ truyện ngắn đến tiểu thuyết, từ văn học hiện thực đến văn học trinh thám, bút ký, phóng sự. Đề tài cũng phong phú không kém.
Như vậy, luận án đã tập trung phân tích các khía cạnh khá đầy đủ của Hàn Thuyên từ văn hoá, tư tưởng đến thực tiễn sáng tác. Với một biên độ rộng về lĩnh vực, một số lượng lớn về tác phẩm và những phương pháp nghiên cứu khoa học logic, diện mạo của Hàn Thuyên đang được nhìn nhận lại đầy đủ hơn. Thông qua luận án của mình, chúng tôi hi vọng có thể khẳng định vị trí của Hàn Thuyên là một nhóm văn học lớn trong tiến trình lịch sử văn học Việt Nam những năm 1940 – 1945, tồn tại như các nhóm văn học khác đã được định hình nửa đầu thế kỷ XX.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn (nếu có): Sách tham khảo cho sinh viên, học sinh về văn học Việt Nam giai đoạn 1940 -1945
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
-Tiếp tục nghiên cứu, phân tích các tác phẩm khác của nhóm Hàn Thuyên ở những lĩnh vực khác.
-Cho ra những công trình nghiên cứu về nhóm, về các tác giả nổi bật để mang Hàn Thuyên đến gần hơn với công chúng văn học.
-Cho ra sách tham khảo về Hàn Thuyên, về vai trò của văn học giai đoạn 1940 -1945 trong tiến trình văn học nửa đầu thế kỷ XX.
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
- Hoàng Thị Hiền Lê (2019), “Sự giao thoa văn hóa đầu thế kỷ XX qua trường hợp nhóm Hàn Thuyên” (Lương Đức Thiệp, Nguyễn Đức Quỳnh…)”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế Việt Nam học lần thứ 4, NXB Đại học Quốc gia TP HCM, ISBN 978-604-73-7135-8, tr.690- 696.
- Hoàng Thị Hiền Lê (2020), “Han Thuyen group and Marxism Model in Vietnam during the period 1940 – 1945”, HNUE Journal of science (63), Issue 5A, p.3-9.
- Hoàng Thị Hiền Lê (2020), “Tư tưởng xã hội luận trong sáng tác Trương Tửu", Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế Việt Nam học ngày nay, Đại học Sư phạm Hà Nội, NXB Đại học Quốc gia HN, ISBN 978-604-315-535-8, tr.218 – 230.
- Hoàng Thị Hiền Lê (2021), “Đặc trưng thể loại trinh thám trong tiểu thuyết Bùi Huy Phồn giai đoạn 1930 – 1945", Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm Hà Nội (66), Issue 3, tr.75 – 81.
- Hoàng Thị Hiền Lê (2021), “The Relationship between love and society in Truong Tuu realistic novels", International graduate research symposium, Vietnam National University Press, Hanoi, ISBN 978-604-342-652-6, pp.277- 286.
- Hoàng Thị Hiền Lê (2021), “Phương pháp phê bình đổi mới của Trương Tửu trong nghiên cứu Truyện Kiều và Nguyễn Du”, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia Văn học và ngôn ngữ trong thế giới đương đại, bản sắc và hội nhập”, Đại học Sư phạm Hà Nội.
- Hoàng Thị Hiền Lê (2021), “Truong Tuu’s sociological method in
- Hoàng Thị Hiền Lê (2021), “The Vietnam Social of Luong Duc Thiep from the social criticism of Marxism”, International conference on Contemporary issues in sustainable development CISD, Vietnam Japan University, Vietnam National University, Hanoi, ISBN 978-604-67-2128-4, pp. 116- 126.
- Hoàng Thị Hiền Lê (2021), “Truong Tuu and sociological methods in humanities social sciences research in higher education”, International conference on Contemporary issues in sustainable development CISD, Vietnam Japan University, Vietnam National University, Hanoi, ISBN 978-604-67-2128-4, pp. 135-145.
- Hoàng Thị Hiền Lê (2022), “Nhận diện nhóm Hàn Thuyên giai đoạn 1930 -1945 qua trường hợp tiểu thuyết tình yêu của Trương Tửu”, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học cán bộ trẻ các trường Đại học sư phạm toàn quốc lần thứ IX, Đại học Thái Nguyên, ISBN: 978-604-350-082-0, tr.431-444.
INFORMATION ON DOCTORAL THESIS
1. Full name: Hoang Thi Hien Le 2. Sex: Female
3. Date of birth: April 27, 1987 4. Place of birth: Nghe An province
5. Admission decision number: 3380/2017/QĐ- SĐH, dated: December 19, 2017, of the Rector of the University of Social Sciences and Humanities.
6. Changes in the academic process:
- Decision No. 2702/QD- XHNV dated September 26, 2018, on adjusting the Ph.D. thesis topic of the Ph.D. student:
+ The old title: The factions in the literary life of Vietnam 1940-1945 (Through the case of Thanh Nghi and Han Thuyen)
+ The title of the subject has been adjusted: Han Thuyen’s group in the historical process of Vietnamese literature 1940-1945.
- Extension of training period for PhD students: from December 19, 2020 to December 19, 2021.
7. Official thesis title: Han Thuyen's group in the historical process of Vietnamese literature from 1940 to 1945
8. Major: Vietnamese Literature 9. Code: 62 22 01 21
10. Supervisors: Assoc.Prof.Dr. Pham Xuan Thach
11. Summary of the new findings of the thesis:
- Restore the group's appearance in the process of historical literature
The Han Thuyen cultural and ideological group was born and developed rapidly and firmly in the years 1940 - 1945 as a mark of the Neo-Marxist trend in Vietnam in the early twentieth century. Although the boundary between members and collaborators is challenging to define, with the documents we have found and the existing research, we have established the group's relationships within possible limits.
-The creative application of Marxism in combination with different ideological trends
Han Thuyen's authors are those who absorbed Marxism through French communism and related documents. They apply that theory in research methods and critique theories of literature and art, combined with achievements of the humanities - such as physiology, psychology, philosophy, anthropology, and society sociology, from which many elaborate studies were born. Regarding culture, Truong Tuu offers different perspectives on civilization to reflect on the evolution of human beings. Meanwhile, Luong Duc Thiep emphasized the role of people in influencing society, thereby explaining the origin of Vietnamese society and affirming the Vietnamese identity on the regional cultural map.
In terms of literary theory, criticism, and research, the authors apply the theory of dialectical materialism to show the close relationship between reality, biography, and the writer's creative process in work.
-The unity and diversity in Han Thuyen's composition practice
Han Thuyen's prose compositions are quite diverse in genres, from short stories to novels, from realistic literature to detective literature, memoirs, and reportage. The subject matter is equally diverse.
Thus, the thesis has focused on analyzing quite complete aspects of Han Thuyen, from culture and ideology to practice. With a wide range of fields, a large number of works, and logical scientific research methods, Han Thuyen's appearance is being re-evaluated more fully. Through our thesis, we hope to affirm Han Thuyen's position as a sizeable literary group in the course of Vietnamese literary history in the years 1940-1945 existed as other literary groups have. Shaped in the first half of the twentieth century.
12. Practical applicability, if any: Reference books for students and students about Vietnamese literature in the 1940-1945 period.
13. Further research directions, if any:
-Continue to research and analyze other works of the Han Thuyen group in other fields.
-Producing research works on groups and prominent authors to bring Han Thuyen closer to the literary public.
- Published a reference book on Han Thuyen on the role of literature in the 1940-1945 period in the literary process of the first half of the twentieth century.
14. Thesis–related publications:
1. Hoang Thi Hien Le (2019), "Cultural interference in the early twentieth century through the case of the Han Thuyen group" (Luong Duc Thiep, Nguyen Duc Quynh ...)", Proceedings of the International Scientific Conference on Vietnamese Studies 4th edition, Ho Chi Minh City National University Publishing House, ISBN 978-604-73-7135-8, pp.690-696.
2. Hoang Thi Hien Le (2020), “Han Thuyen group and Marxism Model in Vietnam during the period 1940 – 1945”, HNUE Journal of science (63), Issue 5A, p.3-9.
3. Hoang Thi Hien Le (2020), "Socialist thought in Truong Tuu's compositions", Proceedings of the International Conference on Vietnamese Studies Today, Hanoi National University of Education, Hanoi National University Publishing House, ISBN 978-604-315-535-8, pp.218 – 230.
4. Hoang Thi Hien Le (2021), "Characteristics of detective genre in Bui Huy Phon's novels in the period 1930 - 1945", Science Journal of Hanoi University of Education (66), Issue 3, p.75 – 81.
5. Hoang Thi Hien Le (2021), “The Relationship between love and society in Truong Tuu realistic novels”, Proceedings of the International graduate research symposium, Vietnam National University Press, Hanoi, ISBN 978-604-342-652-6, pp.277 – 286.
6. Hoang Thi Hien Le (2021), "Truong Tuu's innovative critical method in the study of Tales of Kieu and Nguyen Du", Proceedings of the National Scientific Conference on Literature and Language in the Contemporary World, edition identity and integration", Hanoi National University of Education.
7. Hoang Thi Hien Le (2021), "Truong Tuu's sociological method in critical research", Proceedings of the International conference Studies of Vietnamesse and Korean Literature and films in the context of globalization, Faculty of Literature, HCM USSH.
8. Hoang Thi Hien Le (2021), “The Vietnam Social of Luong Duc Thiep from the social criticism of Marxism”, Proceedings of the 5th International Conference on Research and Teaching of Vietnamese Studies and Vietnamese Language, HCM USSH.
9. Hoang Thi Hien Le (2021), "University educational innovation through Project based learning (The Image of Intellectuals in Vietnamese Literature in the twentieth century with: "The Rupture of love" - Nhat Linh, "The Abundant Life" - Nam Cao') , “The Youth S.O.S” - Truong Tuu”, Proceedings of the International conference on Contemporary issues in sustainable development CISD, Vietnam Japan University, Vietnam.
10. Hoang Thi Hien Le (2021), “Truong Tuu and sociological methods in humanities social sciences research in higher education”, Proceedings of the International conference on Contemporary issues in sustainable development CISD, Vietnam Japan University, Vietnam National University, Hanoi, ISBN 978-604 -67-2128-4, pp. 135-145.
11. Hoang Thi Hien Le (2022), "Identifying the Han Thuyen group in the period 1930-1945 through the case of love novels by Truong Tuu", Proceedings of the Scientific Conference of young cadres at National Pedagogical Universities IX, Thai Nguyen University, ISBN: 978-604-350-082-0, pp.431-444.