TTLA: Đồng tạo giá trị thương hiệu điểm đến Việt Nam

Thứ năm - 22/09/2022 04:30

 

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: PHẠM HƯƠNG TRANG           2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 23/11/1981                                                              4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Quyết định số 3618/2018/QĐ-XHNV ngày 04/12/2018 của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, thời hạn từ ngày 04/12/2018 đến ngày 04/12/ 2021.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo (nếu có): gia hạn thời gian học tập đến 12/2022
7. Tên đề tài luận án: Đồng tạo giá trị thương hiệu điểm đến Việt Nam
8. Chuyên ngành: Du lịch                                                               9. Mã số: 981010.01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Hồng Long
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án
          Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu chính của nghiên cứu là tìm hiểu quá trình khách du lịch đồng tạo giá trị thương hiệu của một điểm đến du lịch, từ đó để xuất hàm ý quản trị giúp tăng giá trị thương hiệu điểm đến Việt Nam. Cụ thể: (1) kiểm định mô hình đo lường quá trình đồng tạo giá trị cho tài sản thương hiệu điểm đến dựa trên khách hàng thông qua việc kế thừa các cách tiếp cận đồng tạo giá trị của du khách đối với thương hiệu, xây dựng tài sản thương hiệu điểm đến được phát triển bởi các học giả marketing. (2) kiểm tra tác động của sự hỗ trợ và chất lượng mối quan hệ trên mạng thương mại xã hội ảnh hưởng đến quá trình đồng tạo giá trị này; kiểm tra vai trò trung gian của đồng tạo giá trị; 3) đề xuất hàm ý quản trị áp dụng cho việc xây dựng thương hiệu điểm đến tại Việt Nam.
          Đối tượng nghiên cứu : Nghiên cứu du khách đồng tạo giá trị trên tài sản thương hiệu điểm đến du lịch Việt Nam với tác động việc hỗ trợ và chất lượng mối quan hệ trên mạng thương mại xã hội. Khách thể nghiên cứu: du khách quốc tế đã đến du lịch Việt Nam trong 5 năm gần đây.
          Phương pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp (định tính lẫn định lượng), theo từng mục tiêu, từng giai đoạn thực hiện nghiên cứu. Các phương pháp nghiên cứu mà luận án áp dụng: Phương pháp kế thừa và phương pháp tổng hợp lí thuyết cho tổng quan tài liệu có hệ thống, Phương pháp phỏng vấn nhóm, Phương pháp chuyên gia, Phương pháp bảng hỏi, Mô hình cấu trúc tuyến tính-SEM
        Những đóng góp của nghiên cứu
Đóng góp về mặt lí luận
Đề tài này xem xét mối quan hệ giữa đồng tạo giá trị của du khách đối với tài sản thương hiệu điểm đến Việt Nam. Đề tài sẽ tập trung vào các chủ đề chính yếu là (1) phân tích toàn diện hơn tài sản thương hiệu điểm đến, đặc biệt là đánh giá quá trình tham gia đồng tạo giá trị của du khách trong việc xây dựng tài sản thương hiệu điểm đến; (2) phân tích vai trò của mạng thương mại xã hội tác động đến cách thức du khách đồng tạo giá trị trên tài sản thương hiệu điểm đến. Với việc lấy bối cảnh nghiên cứu của điểm đến Việt Nam, đóng góp của đề tài là vận dụng các lí thuyết và nghiên cứu quốc tế vào hoàn cảnh của du lịch Việt Nam. Những đóng góp mới của đề tài này được thể hiện sau
Thứ nhất, trên cơ sở đánh giá tình hình nghiên cứu cho thấy đây là một hướng nghiên cứu mới ở cả trong và ngoài nước. Do sự phức tạp riêng của từng điểm đến du lịch, tài sản thương hiệu vẫn được coi là khái niệm đa chiều khi không có sự thống nhất giữa các nhà khoa học về cách thức đo lường hiệu quả. Vì vậy, nghiên cứu về trường hợp của Việt Nam là một hướng đi mới để làm rõ thêm sự khác biệt tài sản thương hiệu của mỗi quốc gia trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt giữa các điểm đến. Hơn nữa, đề tài cũng không lặp lại một nghiên cứu nào sẵn có ở Việt Nam mà mở ra một hướng nghiên cứu mới bằng việc kết hợp yếu tố tương tác, đồng tạo giá trị của du khách và vai trò quan trọng của mạng xã hội vào nghiên cứu tài sản thương hiệu điểm từ góc độ khách hàng. 
Thứ hai, luận án đóng góp một tổng quan có hệ thống các tài liệu hiện có về đồng tạo giá trị thương hiệu điểm đến, cung cấp một góc nhìn sâu hơn về cách du khách cảm nhận điểm đến là một thương hiệu, cách họ đồng tạo giá trị tới tài sản thương hiệu điểm đến.
Thứ ba, về phương diện ý nghĩa khoa học, luận án này xem xét tài liệu xây dựng thương hiệu điểm đến thông qua lăng kính logic hướng dịch vụ. Chính xác hơn, khuôn khổ lí thuyết của mô hình tài sản thương hiệu được mở rộng để kết hợp với lí thuyết logic hướng dịch vụ trong đồng tạo giá trị tài sản thương hiệu điểm đến. Đây là một hướng nghiên cứu mới đang được chú ý trên thế giới, vì vậy kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần phát triển lí thuyết logic hướng dịch vụ cho xây dựng thương hiệu của ngành du lịch. 
Thứ tư, luận án đã kế thừa và kiểm định thành phần đo lường đồng tạo giá trị và thành phần đo lường tài sản thương hiệu điểm đến từ góc độ khách hàng. Các biến đo lường này có thể được áp dụng để xác định vai trò của khách du lịch trong việc đồng tạo giá trị và tài sản thương hiệu cho các điểm đến du lịch có quy mô bất kỳ. Đặc biệt, luận án cũng xây dựng, kiểm định và đóng góp thêm vào tài liệu đồng tạo giá trị khi trở thành một trong những nghiên cứu đầu tiên kiểm định vai trò của nền tảng thương mại xã hội trong mối quan hệ đồng tạo giá trị và tài sản thương hiệu điểm đến, cụ thể là sự hỗ trợ và chất lượng mối quan hệ trên nền tảng thương mại xã hội. Các kết quả nghiên cứu giúp cung cấp góc nhìn sâu hơn về thương mại xã hội như là một nền tảng mới, hiệu quả đối với quá trình đồng tạo giá trị tài sản thương hiệu điểm đến của du khách.
Đóng góp về mặt thực tiễn
Cung cấp các bức tranh về thực trạng tài sản thương hiệu và đồng tạo giá trị của du khách đối với điểm đến Việt Nam.
Kết quả khảo sát mức độ đồng tạo giá trị và tài sản thương hiệu điểm đến Việt Nam của khách du lịch có thể làm cơ sở để đưa ra các giải pháp tăng tính cạnh tranh của du lịch Việt Nam trong những năm tới
            Xác nhận vai trò quan trọng của sự hỗ trợ và chất lượng mối quan hệ trên nền tảng mạng thương mại xã hội đối với đồng tạo giá trị và tài sản thương hiệu điểm đến.
Đề tài này cũng đưa ra các gợi ý giải pháp giúp du lịch Việt Nam xây dựng các mục tiêu, chiến lược phù hợp nhằm thúc đẩy sự tham gia của khách hàng đồng tạo giá trị tài sản thương hiệu điểm đến Việt Nam, cũng tận dụng nền tảng thương mại xã hội tăng tương tác, chia sẻ thông tin của du khách về thương hiệu điểm đến Việt Nam.
12. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:
Nghiên cứu này tập trung kiểm định đồng tạo giá trị của du khách với tài sản thương hiệu điểm đến, các nghiên cứu sau này có thể mở rộng, kiểm định thêm các đối tượng liên quan khác ví dụ như từ góc nhìn của các nhà cung ứng dịch vụ, cộng đồng thương hiệu, các công ty cung cấp nền tảng tương tác.
Tổng quan tài liệu cho luận án lựa chọn những nguồn dữ liệu lớn trên thế giới với những nghiên cứu bằng tiếng Anh được đăng trên các tạp chí thuộc hệ thống ISI và SCOPUS. Với giới hạn của luận án, việc lựa chọn các nguồn dữ liệu lớn được công nhận với qui trình tổng quan có hệ thống, có tiêu chí cụ thể sẽ giúp đảm bảo được tính phổ quát và độ tin cậy cao hơn so với cách tiếp cận truyền thống. Tuy nhiên, nghiên cứu trong tương lai có thể tiếp cận các nguồn dữ liệu khác uy tín khác với ngôn ngữ đa dạng hơn ví dụ như các nghiên cứu của Nhật Bản.
Nghiên cứu này tập trung vào việc du khách đồng tạo giá trị đến thương hiệu điểm đến. Tuy nhiên nghiên cứu trong tương lai có thể kiểm định cả đồng hủy giá trị (value co-destruction) trên tài sản thương hiệu điểm đến. Cuối cùng, các nghiên cứu trong tương lai có thể mở rộng mô hình nghiên cứu, ví dụ như tìm hiểu sâu hơn vai trò điều tiết thương mại điện tử trong mối quan hệ đồng tạo giá trị trên tài sản thương hiệu điểm đến.
13. Các công trình công bố liên quan đến luận án:
  1. Nguyễn Việt Hoàng, Trương Thị Xuân Đào, Phạm Hương Trang, Trần Đức Thanh, Nguyễn Phạm Hùng (2021), “Travel Intention to Visit Tourism Destinations: A Perspective of Generation Z in Vietnam”, Journal of Asian Finance, Economics and Business, 8(2), pp. 1043–1053. https://doi.org/10.13106/jafeb.2021.vol8 no2.1043,
  2. Phạm Hương Trang, Phạm Hồng Long (2021), “Customer Engagement in Value co-creation for Tourism Branding”, Book chapter, MTCON2021, Advances in managing tourism across Continents, University of South Florida M3 Publishing, ISBN 978-1-955833-00-4, DOI:10.5038/9781955833004, pp. 316-326.
  1. Phạm Hương Trang, Trương Thị Xuân Đào (2021), “The impact of social media on value co-creation in tourist experiences”, the TED-2021 proceedings of the International Conference on Culture, Education, and Tourism with Economic Development, ISBN:978-604-80-5756-5
  2. Phạm Hồng Long, Phạm Hương Trang (2021), “Đại dịch Covid-19 và Thương hiệu điểm đến du lịch”, Tạp chí du lịch, số 12.2021 Chung tay phục hồi du lịch Việt.
  3. Trương Thị Xuân Đào, Phạm Hương Trang, Phạm Hồng Long (2022), “Emerging Trends in the literature of co-production in the economic, managerial, and social sectors: a bibliometric approach”, In E. Christou & A. Fotiadis (Eds.), Reviving tourism, in the post-pandemic era (pp. 500–520). School of Economics and Business, International Hellenic University. https://doi.org/DOI:10.5281/zenodo.6428590-ISBN:9786185630065.
  4. Trương Thị Xuân Đào, Phạm Hương Trang, Trần Đức Thanh (2022), “The Big Five personality traits and co-production behaviour of Vietnamese tourists: An extension of the theory of planned behaviour”, Proceedings of Rijeka School of Economics, 40(1), 0–2. https://doi.org/10.18045/zbefri.2022.1.97
Những công trình nghiên cứu đang trong quá trình phản biện:
  1. The Value co-creation in branding: A systematic review toward tourism perspective (Tạp chí European Journal of Tourism Research, Q2 Scopus, Accepted/Được chấp nhận đăng) trong khuôn khổ Đề án Nafosted, mã số 508.04-2020.300, Vai trò: thành viên tham gia, nghiên cứu sinh.
  2. Influence of social commerce information sharing activities on value co-creation and destination brand equity (Tạp chí Journal of Hospitality and Tourism Insights, Scopus and Web of Science indexed) trong khuôn khổ Đề án Nafosted, mã số 508.04-2020.300, Vai trò: thành viên, nghiên cứu sinh.

    
INFORMATION ON DOCTORAL THESIS

1. Fullname: PHAM HUONG TRANG                                         2. Gender: Female
3. Date of birth: 23/11/1981                                                          4. Place of birth: Hanoi
5. Admission decision number: 3618/2018/QĐ-XHNV dated 04/12/2018 by VNU University of Social Sciences and Humanities (Hanoi).
6. Changes in the academic process (if any): the extension of study time to December 2022
7. Thesis title: Value co-creation on Vietnam destination branding
8. Major: Tourism                                                                            9. Code: 981010.01
10. Supervisors: Assoc. Prof. Pham Hong Long
11. Summary of the thesis’s findings:
Research objectives: The main objective of the study is to understand how tourists co-create value on the brand equity of a tourist destination, thus, providing managerial implications that help enhance the brand value of Vietnamese destinations. Specifically: (1) testing the model that captures the antecedent effect of the value co-creation process on destination brand equity; (2) examining the impact of social commerce support and relationship quality on the value co-creation activities as well as testing the mediation role of value co-creation; (3) proposing managerial implications to enhance Vietnam destination branding.
Research subjects: Examining tourists’ value co-creation on Vietnam customer-based destination brand equity with the impacts of social commerce support and relationship quality. The research subjects are international tourists who have visited in the last five years.
Research method: Mixed research methods, including quantitative and qualitative, were adopted in the thesis, respectively, for each stage with different research objectives. In detail, the thesis applied the following methods: Inheritance research method and Systematic review, Group interviews, Expert interviews, Questionnaires, and Structural Equation Modeling (SEM).
Contributions of research
Theoretical contributions
This topic examines the relationship between tourists’ value co-creation on destination brand equity in Vietnam. The topic will focus on the key topics that are (1) a more comprehensive analysis of customer-based destination brand equity, especially to assess the process of tourists participating in the value creation on CBDBE; (2) analyze the role of social networks influencing how travellers co-create value on destination brand equity. The context of the study is Vietnam as a tourist destination; thus, the study’s contribution is to apply international theories and research into the context of Vietnam's tourism. New contributions to this topic are shown later.
Firstly, this research topic is new, contemporary, and of high scientific significance based on evaluating literature in the fields. Firstly, this is new research both in Vietnam and abroad. As mentioned in the overview, due to the complexity of each tourist destination, brand equity is still considered a multi-dimensional concept when scientists have no agreement on measuring brand performance. The case study of Vietnam is a new way to further clarify the difference in brand equity of each country due to fierce competition among destinations. Moreover, this topic does not repeat any existing research in Vietnam. Still, it opens a new research direction by emphasizing interaction, value co-creation among tourists and the importance of social networks on customer-based destination brand equity in both quantitative and qualitative. 
Second, the thesis contributes a systematic review of existing literature on value co-creation on destination branding. It provides a deeper understanding of how visitors perceive the destination as a brand and how they co-create value on destination brand equity.
Third, in terms of scientific significance, this study applies service-dominant logic to focus on the interaction between visitors during the journey to the destination and their interaction on social networks to create new value for destination brand equity. This is a new research direction, so the research results will contribute to developing service-dominant logic theory for tourism branding.
Fourthly, the thesis has inherited and tested the composition to measure value co-creation and customer-based brand equity. These measurement variables can be applied to determine the role of tourists in co-creating value and brand equity for tourist destinations of any size. In particular, the thesis was among the first studies to examine the role of social commerce in relationships that co-create value on destination brand equity, namely social commerce support and relationship quality. In other words, the research findings help provide a deeper understanding of social commerce as a new, effective platform for co-creating value on destination brand equity.
Managerial contributions
Provide pictures of the status of brand equity and value co-creation of visitors for Vietnamese destinations.
The questionnaire set about co-creating the value of travellers for Vietnam's customer-based destination brand equity; the questionnaire evaluating the level of interaction on social networks and the attitude of customer co-creation will help tourism managers approach tourists well for better brand equity for Vietnamese destinations.
Confirm the important role of social commerce support and relationship quality for co-creating value and destination brand equity.
This thesis also provides some implications that help Vietnam tourism develop appropriate marketing goals and strategies to promote customers’ value co-creation on Vietnam's destination brand equity, also take advantage of the social commerce platform to enhance visitors’ interactions, information sharing of about Vietnamese destination brands.
12. Further research directions:
         This study examined visitors’ value co-creation on destination brand equity; later studies can expand to examine other stakeholders, for example, from service providers’ perspectives, brand community, and interaction platforms.
          The systematic review focused on the world's big data sources with published studies in English in the ISI and SCOPUS indexed journals. With the limits of the thesis, selecting recognized big data sources with a systematic review process will help ensure universality and high reliability compared to the traditional approach. However, future research may access other reputable data sources with different languages, such as studies of Japan.  
            This study focuses on how visitors co-create destination branding. However, future research may focus on the value of co-destruction. Finally, future studies can expand the research model, for example, by examining the moderating role of social commerce on the relationships of value co-creation on destination brand equity.
13.  Published works related to the thesis:
  1. Nguyễn Việt Hoàng, Trương Thị Xuân Đào, Phạm Hương Trang, Trần Đức Thanh, Nguyễn Phạm Hùng (2021), “Travel Intention to Visit Tourism Destinations: A Perspective of Generation Z in Vietnam”, Journal of Asian Finance, Economics and Business, 8(2), pp. 1043–1053. https://doi.org/10.13106/jafeb.2021.vol8 no2.1043,
  2. Phạm Hương Trang, Phạm Hồng Long (2021), “Customer Engagement in Value co-creation for Tourism Branding”, Book chapter, MTCON2021, Advances in managing tourism across Continents, University of South Florida M3 Publishing, ISBN 978-1-955833-00-4, DOI:10.5038/9781955833004, pp. 316-326.
  1. Phạm Hương Trang, Trương Thị Xuân Đào (2021), “The impact of social media on value co-creation in tourist experiences”, the TED-2021 proceedings of the International Conference on Culture, Education, and Tourism with Economic Development, ISBN:978-604-80-5756-5
  2. Phạm Hồng Long, Phạm Hương Trang (2021), “Đại dịch Covid-19 và Thương hiệu điểm đến du lịch”, Tạp chí du lịch, số 12.2021 Chung tay phục hồi du lịch Việt.
  3. Trương Thị Xuân Đào, Phạm Hương Trang, Phạm Hồng Long (2022), “Emerging Trends in the literature of co-production in the economic, managerial, and social sectors: a bibliometric approach”, In E. Christou & A. Fotiadis (Eds.), Reviving tourism, in the post-pandemic era (pp. 500–520). School of Economics and Business, International Hellenic University. https://doi.org/DOI:10.5281/zenodo.6428590-ISBN:9786185630065.
  4. Trương Thị Xuân Đào, Phạm Hương Trang, Trần Đức Thanh (2022), “The Big Five personality traits and co-production behaviour of Vietnamese tourists: An extension of the theory of planned behaviour”, Proceedings of Rijeka School of Economics, 40(1), 0–2. https://doi.org/10.18045/zbefri.2022.1.97
The research is in the process of reviewing:
  1. The Value co-creation in branding: A systematic review toward tourism perspective (European Journal of Tourism Research, Q2 Scopus, Accepted/Accepted) within the framework of the Nafosted Scheme, code 508.04-2020.300, Role: participant, PhD student.
  2. Influence of social commerce information sharing activities on value co-creation and destination brand equity (Journal of Hospitality and Tourism Insights, Scopus and Web of Science indexed) under the Nafosted Scheme, code 508.04-2020.300, Role: member, PhD student.

Tác giả: Hạnh Quỳnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây