TTLA: Công tác xã hội trong phòng ngừa lao động trẻ em (nghiên cứu trường hợp thành phố Hà Nôị)

Chủ nhật - 11/09/2022 22:51
1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Trương Thị Tâm               2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 12/02/1986                                                   4. Nơi sinh: Nam Định
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 4618/2016/QĐ-XHNV, ngày 29 tháng 12 năm 2016 của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
Quyết định số 4961/QĐ-XHNV-ĐT về việc kéo dài thời gian học tập của Nghiên cứu sinh khóa QH-2016-X, ngày 31 tháng 12 năm 2019 của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Quyết định số 2380/QĐ-XHNV-ĐT về việc kéo dài thời gian học tập của Nghiên cứu sinh khóa QH-2016-X, ngày 27 tháng 11 năm 2020 của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Quyết định số 342/QĐ-XHNV-ĐT về việc thay đổi điều chỉnh đề tài luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh, ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
7. Tên đề tài luận án: “Công tác xã hội trong phòng ngừa lao động trẻ em (nghiên cứu trường hợp thành phố Hà Nôị)”
8. Chuyên ngành: Công tác xã hội.                                    9. Mã số: 9760101.01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học:   GS.TS. Phạm Tất Dong
                                                            TS. Nguyễn Hải Hữu
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
Thứ nhất, nghiên cứu vận dụng cách tiếp cận vấn đề lao động trẻ em từ góc độ của công tác xã hội - một ngành khoa học mang tính thực nghiệm, ứng dụng. Theo đó, bên cạnh những phương pháp liên ngành, nghiên cứu tiến hành thực nghiệm một mô hình can thiệp công tác xã hội nhóm với các khách thể nhằm củng cố thêm những dữ liệu thực tiễn từ cách tiếp cận “thân chủ trọng tâm” trong công tác xã hội.
Thứ hai, kết quả thu được từ luận án đã góp phần bổ sung cho những khoảng trống được chỉ ra từ những tài liệu tổng quan khi góp phần làm rõ được khái niệm lao động trẻ em, các tiêu chí để nhận diện lao động trẻ em; làm rõ các lý luận về hoạt động và mô hình công tác xã hội trong phòng ngừa lao động trẻ em. Nghiên cứu cũng đã cập nhật, cung cấp những dữ liệu mới về tình hình lao động trẻ em; mô tả và đánh giá thực trạng công tác xã hội trong phòng ngừa lao động trẻ em và làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả triển khai các hoạt động tại địa bàn trong thời gian qua.
Thứ ba, từ những dữ liệu khảo sát thu được nghiên cứu đã đề xuất 4 nhóm giải pháp tổng thể trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động công tác xã hội trong phòng ngừa lao động trẻ em tại địa bàn trong thời gian tới. Kết quả của nghiên cứu đã cho thấy được vị trí, vai trò của công tác xã hội trong công tác phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Thứ nhất, kết quả của luận án là tài liệu tham khảo tốt cho các cấp lãnh đạo, ban, ngành có liên quan của thành phố Hà Nội trong việc quản lý và thực thi những chính sách, chương trình can thiệp, phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em trong thời gian tới. Những giải pháp đề xuất đưa ra góp phần thúc đẩy việc thực thi Luật Trẻ em 2016; Bộ Luật lao động 2019 và cụ thể hoá Chương trình phòng ngừa, giảm thiểu LĐTE trái pháp luật giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2021-2030; Công ước quốc tế về quyền trẻ em trong thực tiễn.
Thứ hai, những kết quả nghiên cứu của luận án giúp cung cấp cơ sở dữ liệu và tài liệu tham khảo cho các lĩnh vực công tác xã hội, an sinh xã hội, chính sách công, tâm lý, giáo dục có liên quan về lao động trẻ em; Là tài liệu phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu, giảng dạy các học phần liên quan như công tác xã hội với trẻ em, an sinh gia đình và trẻ em; công tác xã hội trong trường học, tổ chức và phát triển cộng đồng, công tác xã hội với nhóm, công tác xã hội với cá nhân, thực hành công tác xã hội...
Thứ ba, mô hình công tác xã hội nhóm được xây dựng và thực nghiệm trong luận án cho thấy khả năng ứng dụng và nhân rộng sang các địa bàn khác trong thực tiễn triển khai các hoạt động về phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Mô hình công tác xã hội nhóm trong hỗ trợ nâng cao nhận thức cho phụ huynh về phòng ngừa lao động trẻ em
Hỗ trợ phòng ngừa, can thiệp giảm thiểu lao động trẻ em dựa vào cộng đồng
Trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp trong việc phòng ngừa lao động trẻ em
14. Các công trình đã công bố liên quan đến luận án:
1. Trương Thị Tâm (2021), “Impact of Covid-19 on Child labour: International context and issues for Viet Nam”, 13th NEU – KKU International Conference Socio – Economic and Environmental ISSUES in Development, pp. 2027–2036.
2. Trương Thị Tâm (2021), “Impact of CPTPP on Child labour in Viet Nam and the role of social work”, International Journal Of Social Science & Economic Research, 6(5), pp.1394-1409.
 
INFORMATION ON DOCTORAL THESIS
1. Full name of PhD student: Truong Thi Tam                           2. Sex: Female
3. Date of Birth: 12/02/1986                                                          4. Birthplace: Nam Dinh
5.    Admission decision number: 4618/QĐ-XHNV; dated December 29th, 2016 by Headmaster of the University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.
6.    Changes in academic process:
Decision No. 4961/QD-XHNV-ĐT on extending the training period for PhD students in the course no. QH-2016-X; dated December 31th, 2019 by Headmaster of the University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.
Decision No. 2380/QD-XHNV-ĐT on extending the training period for PhD students in the course no. QH-2016-X; dated November 27th, 2020 by Headmaster of the University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.
Decision No. 342/QD-XHNV-ĐT on adjusting the PhD students’ thesis topics, dated January 26th, 2021 by Headmaster of the University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.
7. Title of the thesis topic: "Social work in the prevention of child labour (case study in Ha Noi City)"
8.    Major: Social work.                                                      9. Code: 9760101.01
10. Supervisor:         Prof. Dr. Pham Tat Dong
                                    Dr. Nguyen Hai Huu
11. Summary of the thesis’s new findings:
First, the study applies the approach to the issue of child labour from the perspective of social work - an experimental, applied science. In addition to interdisciplinary methods, the study conducted a model of group social work intervention with subjects in order to reinforce practical data from the "client-focused" approach in social work.
Secondly, the results obtained from the thesis have contributed to fill the gaps indicated by the overview by clarifying the concept of child labour, the criteria for identifying child labour, the theories of social work activities and models in the prevention of child labour. The study also updated and provided new data on child labour; described and evaluated the current state of social work in the prevention of child labour and factors affecting the effectiveness of activities in the area in recent years.
Thirdly, from the survey data obtained, 4 groups of overall solutions have been proposed in improving the efficiency of social work activities in preventing child labour in the area in the near future. The results of the study have shown the position and role of social work in the prevention and reduction of child labour.
12. Possibility of practical application:
Firstly, the results of the thesis are good references for relevant leaders, departments and agencies of Hanoi in managing and implementing policies and programs to intervene, prevent and reduce child labour in the near future. Proposed solutions contribute to promoting the implementation of the Law on Children 2016; The 2019 Code on Prevention and Reduction of Illegal Labor In the period of 2021-2025, oriented to 2030; National Action Program for Children 2021-2030; International Convention on the Rights of the Child in Practice.
Secondly, the results of the project's research help provide databases and references for the relevant areas of social work, social security, public policy, psychology, and education on child labour; materials for learning, research and teaching modules such as social work with children, families and children; social work in schools, community function and development, social work with groups, social work with individuals, social work practice...
Thirdly, the group social work model in the thesis shows the ability to apply and replicate to other areas in the practice of implementing activities on preventing and reducing child labour.
13. Further study directions:
Group social work model in support of raising awareness for parents on child labour prevention
Support community-based child labour prevention and reduction interventions
Corporate social responsibility in preventing child labor
14. Thesis-related publications:
1.  Truong Thi Tam (2021), "Impact of Covid-19 on Child labour: International context and issues for Viet Nam", 13th NEU – KKU International Conference Socio – Economic and Environmental ISSUES in Development, pp.2027–2036.
2. Truong Thi Tam (2021), "Impact of CPTPP on Child labour in Viet Nam and the role of social work", International Journal of Social Science & Economic Research, 6(5), pp. 1394-1409.

Tác giả: Hạnh Quỳnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây