TTLA: Định kiến giới về tính cách nữ nông dân khu vực Đồng bằng Sông Hồng

Thứ năm - 19/05/2016 04:57

   THÔNG TIN VỀ LUẬN ÁN TIẾN SĨ

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Thịnh            

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 16/09/1981                                                   

4. Nơi sinh: Ninh Bình

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 3076/QĐ–SĐH ngày 28/10/2009 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Điều chỉnh tên luận án theo quyết định số 355/QĐ-SĐH ngày 20/3/2012 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội.

7. Tên đề tài luận án: Định kiến giới về tính cách nữ nông dân khu vực Đồng bằng Sông Hồng

8. Chuyên ngành: Tâm lý học xã hội                   Mã số: Chuyên ngành đào tạo thí điểm

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS Vũ Dũng

10. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

Trong những năm qua ở nước ta đã có một số công trình nghiên cứu về định kiến giới đối với người phụ nữ, song những nghiên cứu về định kiến giới đối với tính cách người phụ nữ nông dân thì còn rất ít công trình, nếu không nói đây là một trong những công trình nghiên cứu đầu tiên về vấn đề này. Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần bổ sung một số vấn đề lý luận về định kiến xã hội nói chung và định kiến giới đối với người phụ nữ nói riêng trong Tâm lý học xã hội ở Việt Nam hiện nay.

Từ kết quả nghiên cứu thực trạng định kiến giới đối với tính cách người phụ nữ nông dân ở vùng đồng bằng sông Hồng, luận án đã chỉ ra một thực tế là vẫn còn tồn tại định kiến giới đối với khả năng của người phụ nữ. Định kiến này thể hiện ở cả phạm vi cộng đồng làng xã đến phạm vi gia đình và dòng họ. Đặc biệt, định kiến giới này thể hiện ở hành vi nhiều hơn là ở mặt nhận thức và tình cảm. Điều này cho thấy, nhiều khi người ta nhận thức được những hạn chế, tiêu cực của định kiến giới, nhận thức được là cần giảm bớt hay xóa bỏ định kiến giới, nhưng ở mặt hành vi thì vẫn cứ biểu hiện định kiến giới. Ý nghĩa của kết quả nghiên cứu này là để giảm bớt hay xóa bỏ định kiến giới thì phải thực hiện đồng bộ từ phạm vi cộng đồng xã hội đến phạm vi trong gia đình, phải làm cho nhận thức và hành vi định kiến giới thống nhất với nhau, nhất là chú ý hạn chế hành vi định kiến giới ở nông thôn, trước hết là ở nam giới.

Kết quả nghiên cứu của luận án đã chỉ ra có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến định kiến giới đối với người phụ nữ ở nông thôn, trong đó có yếu tố tư tưởng trọng nam khinh nữ của Nho giáo. Điều này cho thấy một trong những yếu tố ảnh hưởng nhiều đến định kiến giới là văn hóa truyền thống, là tư tưởng Nho giáo đã tồn tại ở nước ta hàng trăm năm nay. Tư tưởng này đã ăn sâu vào tiềm thức con người và không dễ dàng xóa bỏ được. Do vậy, xóa bỏ định kiên giới là công việc lâu dài và cần tiến hành một cách đồng bộ.

Một yếu tố cơ bản khác ảnh hưởng đến định kiến giới đối với người nữ nông dân là vấn đề tự định kiến với bản thân mình của người phụ nữ. Hay nói cách khác, người nữ nông dân còn tự ti, thiếu tự tin trong việc thể hiện năng lực của mình trong gia đình và cộng đồng xã hội. Điều này cho thấy, muốn xóa bỏ định kiến giới, muốn thực hiện bình đẳng giới thì trước hết chính người phụ nữ phải xóa bỏ sự tự định kiến với bản thân mình, người phụ nữ phải tự tin trong công việc gia đình và các hoạt động của cộng đồng xã hội.

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Kết quả nghiên cứu của luận án có thể làm tài liệu phục vụ giảng dạy về chuyên ngành Tâm lý học xã hội tại các trường đại học và cao đẳng ở nước ta hiện nay.

Kết quả nghiên cứu cũng là tài liệu hữu ích giúp các tổ chức đoàn thể ở nông thôn, trước hết là Hội phụ nữ triển khai các biện pháp nhằm thực hiện việc bình đẳng giới từ phạm vi gia đình đến cộng đồng xã hội, phát huy tiềm năng to lớn của người phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế gia đình, giáo dục con cái, phát triển kinh tế địa phương.  

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Nghiên cứu định kiến giới đối với nhóm phụ nữ là quản lý, lãnh đạo các cơ quan, đoàn thể ở  nông thôn, đánh giá định kiến giới ở các vùng miền khác nhau.

13. Các công trình đã công bố liên quan đến luận án:

1. Nguyễn Thị Thịnh (2013), “Một số quan niệm mang định kiến giới về tính cách, năng lực người phụ nữ trong ca dao, tục ngữ Việt Nam”, Tạp chí Tâm lý học (10), tr.92-99

2. Nguyễn Thị Thịnh (2014), “Tư tưởng trọng nam khinh nữ qua một số quan niệm về địa vị và nội dung giáo dục người phụ nữ thời phong kiến”, Tạp chí Tâm lý học xã hội (1), tr.80 – 86

3. Nguyễn Thị Thịnh (2014), “Những tư tưởng đấu tranh chống lại định kiến giới đối với người phụ nữ thể hiện trong ca dao, tục ngữ, thành ngữ Việt Nam”, Tạp chí Tâm lý học xã hội (4), tr.104 – 111

4. Nguyễn Thị Thịnh (2015), “Định kiến giới về tính cách người nữ nông dân khu vực nông thôn Đồng bằng Sông Hồng thể hiện ở mặt nhận thức”, Tạp chí Tâm lý học xã hội  (7), tr.15 – 23

5. Nguyễn Thị Thịnh (2015), “Định kiến giới về tính cách người nữ nông dân thể hiện qua hành vi ứng xử” (Điều tra khu vực nông thôn Đồng bằng Sông Hồng), Tạp chí Tâm lý học xã hội  (9), tr.83 – 92

 

INFORMATION ON DOCTORAL THESIS

1. Fullname: Nguyen Thi Thinh                                2. Sex: Female

3. Date of birth: September, 16th, 1981                    4. Place of birth: Ninh Binh

5. Admission decision number: 3076/QD–SDH, dated 28/10/2009, University of Social Sciences & Humanities, Vietnam National University.

6. Changes in academic process: Changing the thesis’s name according to the decision number: 355/QD – SDH, dated 20/3/2012, University of Social Sciences & Humanities, Vietnam National University.

7. Official thesis titlle: “Gender prejudice against traits of rural women in the Red river delta”

8. Major: Social psychology                                    Code: Pilot training major

9. Supervisor: Prof. Dr. Vu Dung

10. Summary of the new findings of the thesis:

In recent years there have been many researches on prejudice against women, yet studies on prejudice against rural women’s traits remain few. This thesis contributed to social psychological theories on social prejudice and gender prejudice to women. 

The empirical study conducted in this thesis showed that prejudice against women’s traits existed both among family members and community members. Gender prejudice was more evident in behavioral aspect than in cognitive and emotional aspects. This finding implied that although people were aware of the existence of gender prejudice and its limitations and expressed negative emotions to it, they still carried out prejudicial behaviors towards rural women. As a result, it required a thorough program to eliminate prejudice, from the family to society, from cognition to behavior. The focus should on rural people, especially rural males.   

The thesis also studied predictors of prejudice against rural women. Confucian patriarchal ideology was one of the strongest predictor of prejudice. Another factor was women’s self-prejudice. Rural women were unconfident in expressing their abilities in the family as well as in the society. As a result, women need to eliminate self-prejudice before thinking about eliminating social prejudice against themselves. 

11. Practical applicability, if any:

The findings of the thesis contribute to theories of gender dircrimination against women in Vietnam. It could be used as supplementary teaching materials in universities and colleges in Vietnam.

The results also contribute to the effective implementation of gender equality policies in our country; helping rural women to understand the causes of gender prejudice to themselves, and providing them with better solutions to this issue.

12. Further research directions, if any:

Future research could examine and compare gender prejudice against women of different occupations and social classes.

13. Thesis - related publications:

1. Nguyen Thi Thinh (2013), “Some gender-based prejudiced notions of women’s characters and abilities is expressed in Vietnamese proverbs and folk verses”, Journal of psychology (10), pp.92-99

2. Nguyen Thi Thinh (2014), “Sexism in feudalist notions of women’s position and education”, Journal of social psychology (1), pp.80-86

3. Nguyen Thi Thinh (2014), “Ideologies against gender discrimination in Vietnamese idioms”, Journal of social psychology (4), pp.104 – 111

4. Nguyen Thi Thinh (2015), “Gender prejudice about rural women’s characters in Red river Delta is expressed cognition aspect”, Journal of social psychology (7), pp.15 – 23

5. Nguyen Thi Thinh (2015), “Gender prejudice about rural women’s characters in Red river Delta is expressed by behavior aspect”, Journal of social psychology (9), pp.83 – 92

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây