TTLA: Truyện ngắn Việt Nam sau 1975 – nhìn từ góc độ thể loại

Thứ sáu - 27/05/2016 04:27

   THÔNG TIN VỀ LUẬN ÁN TIẾN SĨ

1. Họ và tên NCS: Nguyễn Thị Năm Hoàng                

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 16/5/1982                                         

4. Nơi sinh: Ninh Bình

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 2387/SĐH, ngày 29 tháng 6 năm 2007 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:       

7. Tên đề tài luận án: Truyện ngắn Việt Nam sau 1975 – nhìn từ góc độ thể loại

8. Chuyên ngành: Văn học Việt Nam                 Mã số: 62.22.34.01

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS Lê Văn LânPGS.TS Hà Văn Đức

10. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

Luận án là một công trình khoa học áp dụng lý thuyết tự sự học và thi pháp học vào việc nghiên cứu thể loại truyện ngắn Việt Nam sau 1975. Tuy đã có một số công trình đi theo hướng nghiên cứu này, nhưng với phạm vi nghiên cứu rộng lớn và hướng triển khai của mình, luận án là công trình đầu tiên khảo sát đối tượng để đi đến những nhận định, tổng kết khái quát nhất về các đặc điểm thi pháp, sự vận động và những thành tựu của truyện ngắn Việt Nam bốn mươi năm qua. Vì thế, luận án không chỉ góp phần làm sáng tỏ những vấn đề có tính lý luận về thể loại, mà còn là một khảo sát gắn với những quan điểm về việc phân kỳ và tổng kết văn học sử.

Cùng với những công trình nghiên cứu tổng quan về các thể loại khác (tiểu thuyết, thơ...), luận án góp phần đưa ra một hình dung khái quát về chặng đường bốn mươi năm vận động và phát triển của nền văn học Việt Nam trong thời kỳ đương đại.

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Luận án cung cấp một tài liệu tham khảo hữu ích cho việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập ngành Văn học trong các trường Đại học, Cao đẳng, và cho những độc giả quan tâm về văn học Việt Nam sau 1975.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

- Nghiên cứu truyện ngắn Việt Nam sau 1975 trong so sánh với truyện ngắn đương đại của một số quốc gia khác trên thế giới

- Nghiên cứu mối quan hệ về mặt thi pháp giữa truyện ngắn với các thể loại khác trong văn học Việt Nam đương đại

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

[1] Nguyễn Thị Năm Hoàng (2007), “Truyện ngắn Sơn Nam”, Truyện ngắn Việt Nam, Lịch sử - Thi pháp – Chân dung, NXB Giáo dục, Hà Nội, tr.697 – 707.

[2] Nguyễn Thị Năm Hoàng (2011), “Văn học mạng và những biến đổi trong phương thức tiếp nhận của người đọc đương đại”, Tạp chí Văn nghệ quân đội (40), tr.69 - 71.

[3] Nguyễn Thị Năm Hoàng (2013), “Tập truyện ngắn Khung trời bỏ lại của các tác giả nữ hải ngoại – một liên khúc về thân phận”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Tiếp nhận văn học nghệ thuật, NXB. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr.441 - 448.

[4] Nguyễn Thị Năm Hoàng (2013), “Vài nét về chi tiết nghệ thuật trong truyện ngắn Việt Nam đương đại”, Tạp chí Lý luận phê bình Văn học – Nghệ thuật (11), tr.55 - 59.

[5] Nguyễn Thị Năm Hoàng (2013), “Khái lược ranh giới thể loại truyện ngắn Việt Nam đương đại”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Nghiên cứu, đào tạo Việt Nam học và Tiếng Việt: Những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr.286 - 292.

[6] Nguyễn Thị Năm Hoàng (2014), “Nhan đề như một tín hiệu nghệ thuật đa trị trong truyện ngắn Việt Nam đương đại”, Kỷ yếu hội nghị khoa học cán bộ trẻ và học viên sau đại học năm học 2013 – 2014, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr.444 – 458.

 

INFORMATION ON DOCTORAL THESIS

1. Full name: Nguyen Thi Nam Hoang                    2. Sex: Female

3. Date of birth: 16/05/1982                                   4. Place of birth: Ninh Binh

5. Admission decision number: : 2387/SĐH, Dated: June 29th, 2007, by the President of Vietnam National University, Hanoi.

6. Changes in academic process:    

7. Official thesis title: The Vietnamese short-story since 1975: An approach from genre

8. Major: Vietnamese Literature                             Code: 62.22.34.01 

9. Supervisors: Prof. PhD  Le Van Lan and Asst. Prof. PhD Ha Van Duc

10. Summary of a new findings of the thesis:

This thesis is an scientific work that puts theory of narratology and poetics into investigating short-story genre in Vietnam after 1975. While there have been some works going towards this study, this thesis with a wide research scope and a specific approach is the first research that examines the object to summarize about the features of after-1975 Vietnamese short story’s structure, the process and the achievement of  Vietnamese short-story genre since 1975 up to now. Therefore, this thesis not only contributes to manifesting the theory of Vietnamese short story as a literature genre, but also is a research associated with viewpoints about divergence and synthesizing of literary history.

This thesis, combined with other research about such other literary genres as poem, fiction..., contributes to outline the forty year development process of Vietnamese literature in the contemporary period.

11. Practical applicability, if any:

The thesis provides a useful reference for research, teaching and learning Vietnamese literature in universities, colleges and for those who are interested in Vietnamese literature after 1975.

12. Further research directions, if any:

- Research on the Vietnamese short - story genre after 1975 in comparison with contemporary short-story of some other countries.

- Research on the relationship between short-story and other genres of Vietnamese contemporary literature.

13. Thesis- related publications:  (List in chronological order )

[1] Nguyen Thi Nam Hoang (2007), “Short-story by Son Nam” in Vietnamese short-story: history, poetics and portraits, Education Press, pp. 697-707.

[2] Nguyen Thi Nam Hoang (2011), "Online Literature and the transform of reception modality of contemporary readers", Journal of Military Arts. Volume 40, pp. 69-71.

[3] Nguyen Thi Nam Hoang (2013), "The Losing Heaven, a collection of short-story by oversea female writer: a medley of the human condition" in  Literature and Art Reception, Conference Proceedings, Vietnam National University Press, pp. 441-448.

[4] Nguyen Thi Nam Hoang (2013), "A sketch of artistic elements in Vietnamese contemporary short-story", Journal of literary theory and criticism, Volume 11, pp. 55-59.

[5] Nguyen Thi Nam Hoang (2013), "The boundaries of Vietnamese short-story genre" in Research, training on Vietnamese studies and language: Issues of theory and practice, Conference Proceedings, Conference Proceedings, Vietnam National University Press, pp. 286-292

[6] Nguyen Thi Nam Hoang (2014), "Title: a multivalued artistic signal in Vietnamese contemporary short-story genre" in  Scientific conference of young staff and postgraduate students, school year 2013 - 2014, Conference Proceedings, Vietnam National University Press, pp. 444-458.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây