TTLA: Hợp tác kinh tế Vịnh Bắc Bộ mở rộng và tác động tới quan hệ quốc tế ở Đông Nam Á

Chủ nhật - 07/01/2018 22:23

   THÔNG TIN VỀ LUẬN ÁN TIẾN SĨ

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Quốc Trường         

2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 01/01/1972                                                   

4. Nơi sinh: Hải Phòng

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số 3216/2014/QĐ-XHNV-SĐH, ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội)

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Thay đổi tên đề tài luận án theo Quyết định số 2225/ QĐ-XHNV, ngày 8/7/2016 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội).

7. Tên đề tài luận án: Hợp tác kinh tế Vịnh Bắc Bộ mở rộng và tác động tới quan hệ quốc tế ở Đông Nam Á

8. Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế                               Mã số: 62.31.02.06

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Hoàng Khắc Nam

10. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

- Làm rõ các khái niệm tiểu vùng, hợp tác tiểu vùng, hợp tác kinh tế tiểu vùng và mô hình hợp tác tiểu vùng trong thực tiễn. Đồng thời, xác định đặc trưng và đưa ra khái niệm mới về hợp tác tiểu vùng.

- Khái quát xuất xứ, nội dung, ý tưởng Hợp tác kinh tế VBBMR; quan điểm và tình hình triển khai hợp tác của Trung Quốc, các nước ASEAN theo các giai đoạn; nhận xét, đánh giá về thực trạng triển khai hợp tác nêu trên. Trong đó, nghiên cứu, phân tích giai đoạn 2013 đến nay là giai đoạn Hợp tác kinh tế VBBMR trở thành một bộ phận của sáng kiến “Một vành đai, một con đường” do Trung Quốc khởi xướng. Đây là nội dung các công trình nghiên cứu về Hợp tác VBBMR trước đây chưa đề cập.

- Đánh giá các tác động tích cực và tiêu cực của Hợp tác kinh tế VBBMR đối với quan hệ quốc tế ở khu vực Đông Nam Á và các nước ASEAN trên các phương diện kinh tế, an ninh, đối ngoại, môi trường...; dự báo triển vọng hợp tác trong tương lai.

- Đề xuất các định hướng chính sách giúp Việt Nam tham gia Hợp tác kinh tế VBBMR hiệu quả hơn trong thời gian tới. Trong đó, Luận án đề xuất phương châm hợp tác mới của Việt Nam là: Chủ động, khoa học, chọn lọc.

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Các giải pháp, chính sách và phương châm hợp tác mà luận án đề xuất có thể tham khảo để phục vụ xây dựng chính sách của Việt Nam trong Hợp tác kinh tế Vịnh Bắc Bộ mở rộng.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Đánh giá vai trò, tác động của Hợp tác kinh tế Vịnh Bắc Bộ mở rộng đối với quan hệ quốc tế khu vực, trong bối cảnh Trung Quốc triển khai sáng kiến “Một vành đai, một con đường”.

13. Các công trình công bố có liên quan đến luận án:

(1) Nguyễn Quốc Trường (2015), “FDI của Trung Quốc vào Việt Nam trong bối cảnh nước này chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế”, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc (7), tr. 27-33.

(2) Nguyễn Quốc Trường (2015), “Cộng đồng kinh tế ASEAN thúc đẩy hợp tác kinh tế qua biên giới giữa Việt Nam với các nước láng giềng”, Hội thảo khoa học quốc tế “Cộng đồng ASEAN: Chìa khóa cho hội nhập quốc gia và khu vực ở Đông Nam Á”, giữa Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học quốc gia Hà Nội) và Konrad Adenauer Stiftung, tr. 165-173.

(3) Nguyễn Quốc Trường (2016), “Hợp tác kinh tế Vịnh Bắc Bộ mở rộng trong bối cảnh Trung Quốc đẩy mạnh sáng kiến Một vành đai, một con đường và một số vấn đề đặt ra với Việt Nam”, bài in sách Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc: Thực trạng và những vấn đề đặt ra, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, NXB Lý luận chính trị, tr. 453 - 471.

(4) Nguyễn Quốc Trường (2016), “Nhận diện Sáng kiến Con đường tơ lụa thế kỷ 21 qua các đề xuất hợp tác của Trung Quốc với ASEAN và Việt Nam”, Hội thảo khoa học quốc tế “Tăng cường hợp tác khu vực vì hòa bình, hữu nghị và thịnh vượng ở Đông Nam Á”, giữa Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) và Konrad Adenauer Stiftung, tr. 93 - 107.

           

INFORMATION ON DOCTORAL THESIS

1. Full name: Nguyen Quoc Truong                    2. Sex: Male

3. Date of birth: 01/01/1972                               4. Place of birth: Hai Phong

5. Admission decision number: 3216/2014/QĐ-XHNV-SĐH, dated 31/12/2014 by the Rector of the University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.

6. Changes in academic process: Decision on modifying the doctoral dissertation title, No.2225/QĐ-XHNV; dated July 8th, 2016 by the Rector of the University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.

7. Official thesis title: The initiative of the expanded Pan-Beibu Gulf Economic Cooperation and its influence on international relations in Southeast Asia

8. Major: International Relations                           Code: 62.31.02.06

9. Supervisors: Assoc. Prof. Dr. Hoang Khac Nam

10. Summary of new findings of the thesis:

- Clarifying related theories on international relations; concepts of subregion, subregional cooperation, subregional economic cooperation and models of subregional cooperation in practice. The most significant contribution of this chapter is defining the features and bringing new definitions on subregional cooperation.

- This thesis covers the origins, contents and ideas of the expanded Pan-Beibu Gulf economic cooperation; viewpoints and the state of implementing the cooperation of China and ASEAN countries in each period; comments and evaluation on the real state of implementing this above cooperation. In particular, the period from 2013 till now is the period in which the expanded Pan-Beibu Gulf economic cooperation became a part of the “One belt, one road” initiatived by China. This content has not been mentioned in the previous studies.

- In particular, this thesis focuses on the evaluation on positive and negative impacts of the expanded Pan-Beibu Gulf economic cooperation on international relations in the Southeast Asia and ASEAN countries in terms of economy, security, external diplomacy, environment, etc.; the prediction of the prospects of future cooperation, meanwhile proposing the directions for policy to help Vietnam join the expanded Pan-Beibu Gulf economic cooperation more effectively in the future.

- In particular, the thesis proposes that the motto of cooperation of Vietnam is active, scientific and selective.

11. Practical applicability, if any:

The proposed solutions, policies and guidelines proposed by the dissertation can be consulted to support Vietnam's policy formulation in the Pan-Beibu Gulf Economic Cooperation.

12. Further research directions, if any:

Assessing the role and impact of the expanded  Pan-Beibu Gulf Economic Cooperation to regional international relations, in the context of  the "One belt, one road" initiative was launching by China in 2013.

13. Thesis-related publications:

(1) Nguyen Quoc Truong (2015), "China's FDI into Vietnam in the context of changing economic development mode", Magazine of Chinese Studies (7), p. 27-33.

(2) Nguyen Quoc Truong (2015), "ASEAN Economic Community Promotes Cross-Border Economic Cooperation Between Vietnam and Neighboring Countries," International Scientific Conference "ASEAN Community: Key to national and regional integration in Southeast Asia", the Conference organized by University of Social Sciences and Humanities (Ha Noi national university) and Konrad Adenauer Stiftung, p. 165-173.

(3) Nguyen Quoc Truong (2016), " The expanded Pan-Beibu Gulf Economic Cooperation in the context of China promotes “One Belt, one road” initiative and some issues with Vietnam", This article is printed in the book “Relations between Vietnam and China: Current situation and issues”, Ho Chi Minh National Political Academy, Political Theory Publishers, p. 453 - 471.

(4) Nguyen Quoc Truong (2016), "Recognizing the 21st Century Silk Road Initiative through China's Cooperation proposed with ASEAN and Vietnam", International Workshop on "Strengthening Regional Cooperation For peace, friendship and prosperity in Southeast Asia," the Workshop oganized between the University of Social Sciences and Humanities (Ha Noi national university) and Konrad Adenauer Stiftung, p. 93 - 107.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây