TTLA: Thích ứng tâm lý của phạm nhân nữ với việc chấp hành án phạt tù có thời hạn tại trại giam

Thứ sáu - 29/03/2019 20:13

Tên tác giả: Phạm Thị Thục Oanh

Tên luận án: Thích ứng tâm lý của phạm nhân nữ với việc chấp hành án phạt tù có thời hạn tại trại giam

Ngành khoa học của luận án:  Tâm lý học

Chuyên ngành: Tâm lý học             Mã số: 62310401

Tên đơn vị đào tạo Sau đại học: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.

1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu của luận án

1.1. Mục đích nghiên cứu:

Chỉ rõ thực trạng thích ứng tâm lý (TƯTL) của phạm nhân nữ với việc chấp hành án phạt tù (CHAPT) có thời hạn tại trại giam; các yếu tố ảnh hưởng đến TƯTL của phạm nhân nữ; đề xuất giải pháp nâng cao khả năng TƯTL của phạm nhân nữ với việc CHAPT có thời hạn tại trại giam, giúp cho việc CHAPT của phạm nhân nữ đạt hiệu quả cao hơn.

1.2. Đối tượng nghiên cứu:

Biểu hiện, mức độ TƯTL của phạm nhân nữ với việc CHAPT có thời hạn tại trại giam.

2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng

Luận án sử dụng kết hợp các phương pháp định tính và định lượng bao gồm: Phương pháp nghiên cứu tài liệu, Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, Phương pháp phỏng vấn sâu, Phương pháp xử lí số liệu bằng thống kê toán học, Phương pháp quan sát, Phương pháp phân tích chân dung tâm lý.  Mẫu nghiên cứu là 555 phạm nhân nữ đang CHAPT có thời hạn tại 3 trại giam thuộc Miền Bắc, Việt Nam.

3. Các kết quả chính và kết luận

3.1. Các kết quả chính

- Kết quả cho thấy nhiều phạm nhân nữ có mức thích ứng tâm lý ở phía điểm thấp. Số người có điểm ở mức độ thích ứng cao là rất ít. Điều này thể hiện ở chỗ có 90,1% phạm nhân nữ thích ứng ở múc dưới trung bình, tức thích ứng được dưới 50% các yêu cầu của chấp hành án phạt tù.

- Về thích ứng nhận thức, đa số phạm nhân nữ (85,0%) đạt ở mức độ thích ứng dưới trung bình, tức là chỉ dạt được từ 25 đến dưới 50% số yêu cầu đặt ra; trong đó thích ứng nhận thức ở mức cao hơn là nhận thức về hoạt động lao động. Như vậy, họ dù đã có những thay đổi nhất định về mặt nhận thức theo hướng chấp nhận các quy định nhưng sự thay đổi đó chưa đáng kể.

- Về thích ứng cảm xúc, có tới 63,1% phạm nhân nữ thích ứng về cảm xúc ở mức độ thấp, tức chỉ đạt được dưới 25% các yêu cầu của chấp hành án. Kết quả cho thấy mặc dù phạm nhân nữ đã cảm thấy thoải mái hơn, cân bằng về cảm xúc so với ngày đầu mới vào trại giam nhưng vẫn chỉ đạt mức thấp là chủ yếu. Trong số các nội dung thì thích ứng cảm xúc là nội dung có nhiều phạm nhân chấp nhận thực hiện được và cân bằng về cảm xúc hơn cả.

- Về thích ứng hành vi, có 79,2% tổng số phạm nhân nữ đạt mức độ thích ứng được với dưới 50% các yêu cầu đặt ra, không có phạm nhân nữ nào đạt mức thích ứng thấp. Trong đó, phạm nhân nữ đã thực hiện được ở mức độ tốt đối với các yêu cầu về ngày công, định mức lao động và thao tác lao động với mức ĐTB > 0,6.

- Các thành phần thích ứng tâm lý của phạm nhân nữ có mối tương quan thuận từ mức trung bình tới mạnh. Trong đó, thích ứng nhận thức và thích ứng cảm xúc có tương quan mạnh tới thích ứng chung (p < 0,01; r > 0,8) cho thấy phạm nhân nữ có mức thích ứng nhận thức và thích ứng cảm xúc càng thấp thì thích ứng chung càng thấp và ngược lại.

- Khi xem xét dự báo các yếu tố ảnh hưởng đến thích ứng tâm lý của phạm nhân nữ cho thấy chỉ có các yếu tố thuộc về cá nhân phạm nhân nữ là có ảnh hưởng nhiều nhất tới thích ứng tâm lý của phạm nhân nữ. Trong đó, các yếu tố khác như nhận thức sai lệch về pháp luật (p = 0,013); niềm tin (p = 0,001); mức độ trầm cảm- lo âu (p= 0,048 và p= 0,002) có sự tác động, ảnh hưởng theo chiều nghịch tới thích ứng tâm lý. Ngoài ra, sự quan tâm của gia đình (p = 0,019), thời gian đã chấp hành án tại trại giam (p= 0,000) ảnh hưởng thuận chiều tới thích ứng tâm lý của phạm nhân nữ.

3.2. Kết luận

- Phần lớn phạm nhân nữ thích ứng với dưới 50% các yêu cầu của việc chấp hành án phạt tù. Điều này cho thấy phạm nhân nữ có mức thích ứng tâm lý ở mức dưới trung bình thể hiện ở cả ba khía cạnh nhận thức, cảm xúc và hành vi. Trong đó, phạm nhân nữ có mức điểm thích ứng hành vi cao hơn cả so với điểm của thích ứng nhận thức và thích ứng cảm xúc.

- Sự tương quan giữa các khía cạnh của thích ứng tâm lý diễn ta theo chiều thuận và với mức độ tương quan từ tương quan vừa đến chặt, đặc biệt là tương quan giữa thích ứng về nhận thức, thích ứng về cảm xúc với thích ứng tâm lý chung.

- Thích ứng tâm lý của phạm nhân nữ chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau theo cả hai chiều hướng là ảnh hưởng thuận chiều và ảnh hưởng nghịch chiều. Phạm nhân nữ ý thức được hậu quả hành vi và có thời gian chấp hành án ở trại giam nhiều hơn 1 năm thì có khả năng thích ứng tâm lý tốt hơn. Ngược lại, những phạm nhân nữ có gia đình thường xuyên thăm gặp và có niềm tin sẽ sớm được ra tù, có rối nhiễu về trầm cảm- lo âu thì có khả năng thích ứng tâm lý thấp hơn những phạm nhân nữ không có các đặc điểm đó.

SUMMARY OF DOCTORAL THESIS

The author's name: Pham Thi Thuc Oanh

Thesis title: Psychological adaptation of female offenders to execution term imprisonment at the prison

Scientific branch of the thesis: Psychology

Major: Psychology                        Code: 62310401

 The name of postgraduate training institution: University of Social Sciences and Humanities - Hanoi National University.

1. The purpose and the object of the thesis

1.1. Research purposes: Specify the status of Psychological adaptation (PA) of female offenders to execution term imprisonment (ETI) at the prison; The factors affect the PA of female offenders; propose solutions to improve the PA of female offenders to ETI at the prison; help ETI reach higher efficiency.

1.2. Research subjects: Expressing the level of PA of female offenders to ETI at the prison.

2. Research methods:

The thesis uses a combination of qualitative and quantitative methods including:

Methods of document research, Methods of the investigation by questionnaires, Methods of indepth interviews, Methods of data processing by mathematical statistics, Methods of observation, Methods of psychological portrait analysis. The research sample is 555 female offenders who are execution term imprisonment in 3 prisons in the North, Vietnam.

3. Main results and conclusions

3.1. Main results:

 - The results show that many female offenders have a psychological adaptation level at a low point. The number of people with high levels of adaptation is very small. This is reflected in the fact that 90.1% of female offenders adapt to a below average level, which is below 50% of the requirements of execution term imprisonment.

- In terms of awareness, the majority of female offenders (85.0%) reach the below-average adaptation level, ie, only between 25 and under 50% of the requirements set; in which cognitive adaptation is higher than awareness of labor activities. Thus, even though they have made certain changes in terms of awareness in terms of accepting the regulations, the change is not significant.

- In terms of emotions, up to 63.1% of female offenders were able to adapt to emotions at a low level, which only achieved less than 25% of the sentence requirements. The results showed that although female prisoners were more comfortable, emotional balance compared to the first day in prison but still only reached the low level mainly. Emotional adaptation, among other things, is the content that many prisoners accept to do and balance emotionally better.

- In terms of behavior, there are 79.2% of female offenders reaching the level of adaptation to less than 50% of the requirements, no female offenders reach the low adaptation level. In particular, female offenders performed at a good level with respect to workday requirements, labor norms and labor operations with the average score > 0.6.

- The psychological adaptation components of female offenders are correlated pros from medium to strong. In particular, cognitive adaptation and emotional adaptation are strongly correlated with general adaptation (p < 0,01; r > 0,8) showing that female prisoners have lower levels of cognitive adaptation and emotional adaptation, lower general adaptation, and vice versa.

- Considering the prediction of factors affecting the psychological adaptation of female offenders, only the factors belonging to female offenders are the most influential to the psychological adaptation of female offenders. In particular, other factors such as misconceptions about the law (p = 0.013); belief (p = 0.001); The level of depression-anxiety (p = 0.048 and p = 0.002) has an impact, adversely affecting psychological adaptation. In addition, the family's concerns (p = 0.019), the time of serving the prison sentence (p = 0.000) positively affects the psychological adaptation of female prisoners.

3.2. Conclusion

- Most female offenders adapt to less than 50% of the requirements of serving imprisonment sentences. This suggests that female inmates have a sub-moderate level of psychological adaptation expressed in all three aspects of cognition, emotion, and behavior. In particular, female offenders have a higher level of behavioral adaptation scores than those of cognitive adaptation and emotional adaptation.

- The correlation between the aspects of psychological adaptation is correlated pros with the degree of correlation from moderate to tight, especially the correlation between cognitive adaptation, emotional adaptation, and general psychology adaptation.

- The psychological adaptation of female offenders affected by many different factors in both directions is pros correlation and inverse correlation. Female offenders who are aware of the consequences of their behavior and have served more than one year in prison have better psychological adaptability. In contrast, female offenders who frequently visited by family and have faith will soon be released from prison, have depression-anxiety disorders have lower psychological adaptability than female prisoners without that characteristic.

Tác giả: ussh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây