TTLA: Tư tưởng đạo đức của Arixtốt và ý nghĩa của nó đối với việc hoàn thiện đạo đức con người Việt Nam hiện nay

Thứ sáu - 29/03/2019 20:17

 Tên tác giả:  Phạm Quỳnh Trang

Tên luận án: Tư tưởng đạo đức của Arixtốt và ý nghĩa của nó đối với việc hoàn thiện đạo đức con người Việt Nam hiện nay

Ngành khoa học của luận án: Triết học

Chuyên ngành:  CNDVBC &CNDVLS                 Mã số:  62 22 80 05

Tên đơn vị đào tạo Sau đại học: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân

văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.

1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu của luận án

Mục đích nghiên cứu: Phân tích làm rõ những điều kiện tiền đề cho sự hình thành và nội dung tư tưởng đạo đức của Arixtốt, từ đó đánh giá ý nghĩa của nó cho việc hoàn thiện đạo đức con người Việt Nam hiện nay.

Đối tượng nghiên cứu: Tư tưởng đạo đức của Arixtốt và những giá trị của nó đối với việc hoàn thiện đạo đức con người Việt Nam hiện nay.

2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng

          Luận án sử dụng phương pháp tiếp cận triết học là chủ yếu, cùng với các phương pháp nghiên cứu như: lôgíc - lịch sử, phân tích - tổng hợp, diễn dịch, quy nạp, so sánh, trừu tượng hóa, khái quát hóa, v.v... trong một số trường hợp cụ thể có kết hợp với phương pháp tiếp cận liên ngành.

3. Các kết quả chính và kết luận

3.1. Các kết quả chính

          Một là, tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án.

          Hai là, phân tích, làm rõ bối cảnh về kinh tế - xã hội, luật pháp và polis; văn hóa, nghệ thuật và khoa học cùng những tiền đề tư tưởng, đặc biệt là cuộc đời và sự nghiệp của Arixtốt với tư cách là tiền đề tự thân cho sự hình thành tư tưởng đạo đức của ông.

          Ba là, làm rõ những nội dung cơ bản của tư tưởng đạo đức của Arixtốt về: đạo đức và giáo dục đạo đức, về sự trung bình đúng mực, về cái thiện và tính công bằng.

          Bốn là, phân tích mục tiêu hoàn thiện đạo đức và thực trạng đạo đức con người Việt Nam hiện nay, qua đó thấy được sự bổ khuyết của tư tưởng đạo đức của Arixtốt và bài học của những tư tưởng đó đối với việc hoàn thiện đạo đức con người Việt Nam hiện nay.

3.2. Kết luận

- Tư tưởng đạo đức Arixtốt về đạo đức và giáo dục đạo đức, về cái Thiện, sự trung bình đúng mực và tính công bằng là những nội dung cơ bản có ý nghĩa lịch sử và hiện thời, là sự kế thừa và phát triển sáng tạo của ông trên nền tảng nền văn minh Hy Lạp cổ đại.

- Xuất phát từ mục tiêu xây dựng con người Việt Nam đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước trong bối cảnh nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế cùng với những vấn đề đặt ra cấp thiết về hoàn thiện đạo đức con người Việt Nam từ gia đình, nhà trường, xã hội đã được đặt ra trong quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và các công trình nghiên cứu tâm huyết của các học giả, việc nghiên cứu và chỉ ra sự bổ khuyết và những bài học rút ra từ tư tưởng đạo đức Arixtốt thực sự có ý nghĩa cho việc hoàn thiện đạo đức con người Việt Nam hiện nay.                  

SUMMARY OF DOCTORAL THESIS

The author’s name:  Pham Quynh Trang

Thesis title: Aristotle's ethical thinking and its meaning for the improvement of Vietnamese human morality

Scientific branch of the thesis: Philosophy

Major: Historical materialism and dialectical materialism       Code:  62 22 80 05

The  name  of  postgraduate  training  institution:  University of Social Sciences and Humanities - Hanoi National University.

1. Thesis  purpose  and objectives

Purpose of the study: The analysis clarifies the preconditions for the formation and content of the ethical thought of Aristotle, thereby assessing its significance for the improvement of Vietnamese human morality.

Object of study: The ethics of Aristotle and its values for the improvement of Vietnamese human morality.

2. Research methods

The dissertation uses the philosophical approach primarily, along with research methods such as: logic - history, analysis - synthesis, interpretation, inductive, comparative, abstraction, generalization , etc., in combination with the interdisciplinary approach in some specific cases.

3. Major results and conclusions

3.1. The major results

Firstly, the overview of the research situation relates to thesis topic.

Second, the thesis analyses, clarifies the socio-economic context, laws and polis; culture, art and science, and ideological premises, especially Aristotle's life and career, as a premise to his moral formation.

Third, the thesis clarifies the basic contents of Aristotle's ethical thought about ethics and moral education, equality, harmony and goodness.

Fourthly, the thesis analyses the purpose of moral improvement  and the current state of human morality in Vietnam to point out the complementarity of the meaning of Aristotle's moral thought and the lesson of that thought towards the improvement of human morality in Vietnam today.

3.2. Conclusions

- Aristotelian moral thinking and moral education, goodness, equanimity, and equality are fundamental and historical elements inherited and developed on the basis of ancient Greek civilization.

- Going from the goal of building the Vietnamese people to meet the development needs of the country in the context of the socialist-oriented market economy, globalization and international integration together with the issues set in the viewpoints of the Communist Party of Vietnam and the  work of scholars  on the Vietnamese people's morality improvement from family, school and society, the study and assertion of the complementarity and lessons learned from Aristotle's ethical thought are really meaningful for the improvement of Vietnamese human morality today.

Tác giả: ussh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây