Ngôn ngữ
Tên tác giả: Nguyễn Thị Cẩm Nhung
Tên luận án: Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao từ năm 2006 đến năm 2015
Ngành khoa học của luận án: Lịch sử
Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Mã số: 62 22 03 15
Tên đơn vị đào tạo Sau đại học: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu của luận án
1.1.Mục đích nghiên cứu
Làm sáng rõ quá trình Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao từ năm 2006 đến năm 2015; rút ra một số nhận xét và kinh nghiệm chủ yếu có giá trị khoa học và thực tiễn để vận dụng vào phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
1.2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là chủ trương và chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao từ năm 2006 đến năm 2015.
2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng
Dựa trên những quan điểm duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và phương pháp luận sử học, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu của khoa học lịch sử, như: phương pháp lịch sử, lôgíc và kết hợp chặt chẽ hai phương pháp đó, đồng thời còn sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, đối chiếu, thống kê, lấy ý kiến chuyên gia… Ngoài ra, có kết hợp với các phương pháp liên ngành khác. Các phương pháp trên được vận dụng phù hợp với từng nội dung của luận án.
3. Các kết quả chính và kết luận
3.1. Các kết quả chính
- Khái quát và hệ thống hóa những quan điểm, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao từ năm 2006 đến năm 2015, qua hai giai đoạn 2006 - 2010 và 2010 - 2015.
- Phục dựng một cách khách quan thực tiễn phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao dưới sự chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 2006 đến năm 2015.
- Nhận xét những ưu điểm, hạn chế; rút ra một số kinh nghiệm lịch sử làm căn cứ khoa học cho việc hoàn thiện chủ trương phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong giai đoạn hiện nay.
- Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo, phục vụ nghiên cứu, giảng dạy về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
3.2. Kết luận
1. Nguồn nhân lực chất lượng cao là một bộ phận tinh túy nhất, chất lượng tốt nhất của nguồn nhân lực. Có phẩm chất đạo đức tiêu biểu; có sức khỏe; có trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật cao hoặc có kỹ năng làm việc giỏi; có năng lực sáng tạo; biết vận dụng những tri thức, kỹ năng đã được đào tạo vào trong quá trình lao động sản xuất; nhằm đem lại năng suất, chất lượng và hiệu quả cao. Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là một yêu cầu cấp thiết đối với mỗi quốc gia, đặc biệt là đối với những nước đang phát triển như Việt Nam. Để có thể nhanh chóng rút ngắn sự chênh lệch về trình độ phát triển với các nước tiên tiến trên thế giới, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế sâu rộng, đặc biệt là trước tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0).
Ý thức được tầm quan trọng và vai trò quyết định của nguồn nhân lực chất lượng cao đối với sự phát triển của đất nước, Đảng đã có nhiều chính sách, giải pháp để xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Trong quá trình chỉ đạo thực hiện trọng tâm là các nhóm công tác: về quy hoạch, hoàn thiện cơ chế quản lý, sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao; Đổi mới căn bản đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao; Đẩy mạnh hợp tác quốc tế đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; Tăng cường chăm sóc sức khỏe, nâng cao chất lượng dân số, bảo đảm an sinh xã hội.
2. Từ năm 2006 đến năm 2015, quá trình lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao có những thành tựu và hạn chế nhất định. Đảng ngày càng nhận thức rõ hơn tầm quan trọng của phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đối với đất nước, không ngừng hoàn thiện chủ trương về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao từ năm 2006 đến năm 2015; đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục - đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao theo Nghị quyết 29/TW - 2013. Bên cạnh đó, trong quá trình lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao còn nhiều hạn chế: chưa xây dựng chiến lược tổng thể phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; cơ chế quản lý và sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao còn nhiều bất cập; giáo dục - đào tạo, bồi dưỡng chưa thực sự đổi mới căn bản và toàn diện; hợp tác quốc tế về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao hiệu quả thấp; công tác chăm lo sức khỏe, chất lượng dân số và an sinh xã hội hiệu quả chưa cao...
3. Bốn thành tựu, năm hạn chế và năm bài học kinh nghiệm rút ra trong quá trình lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của Đảng từ năm 2006 đến năm 2015 bảo đảm được tính khái quát và khách quan. Năm bài học kinh nghiệm được tổng kết từ lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao có giá trị thực tiễn cao: 1) Nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò của nguồn nhân lực chất lượng cao - nhân tố quyết định hàng đầu bảo đảm sự phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững và hội nhập quốc tế; 2) Chú trọng xây dựng và hoàn thiện chiến lược tổng thể phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; 3) Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phải toàn diện, đồng bộ, hợp lý về số lượng, cơ cấu và chất lượng; 4) Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phải được thực hiện đồng bộ và nhất quán trên cả ba mặt chủ yếu: đào tạo, sử dụng và tạo môi trường phát triển; 5) Chú trọng đổi mới triệt để giáo dục đại học theo hướng hiện đại, coi đó là điều kiện trọng tâm để đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Những kinh nghiệm trên căn cứ khoa học, làm cơ sở cho việc nghiên cứu, đề xuất phương hướng, định hướng, chủ trương, giải pháp, bước đi tiếp theo cho “bước đột phá chiến lược” phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong các giai đoạn tới để phục vụ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế.
4. Nghiên cứu về sự lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của Đảng Cộng sản Việt Nam là một vấn đề lớn mang tầm quốc gia, đòi hỏi phải được nghiên cứu công phu, trên quy mô rộng lớn, với sự đầu tư của nhiều nhà khoa học, trên nhiều lĩnh vực, nhất là lĩnh vực hoạch định đường lối, chính sách. Yêu cầu việc nghiên cứu phải có kế hoạch thực sự khoa học và tổng thể. Vì vậy kết quả nghiên cứu của luận án mới chỉ là bước đầu và chỉ mong muốn đóng góp nhất định và vấn đề nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
SUMMARY OF DOCTORAL THESIS
Author’s: Nguyen Thi Cam Nhung
Thesis’s name: The Communist Party of Vietnam leads the development of high quality human resources from 2006 to 2015
Scientific branch of the thesis: History
Major: History of the Communist Party of Vietnam Code: 62 22 03 15
The name of postgraduate training institution: University of Social Sciences and Humanities, Hanoi National University.
1. The purpose and object of the thesis research
1.1. Research purposes
Clarify the process of the Communist Party of Vietnam leading the development of high quality human resources from 2006 to 2015; draw some key comments and experiences with scientific and practical values to apply to develop high quality human resources.
1.2. Research subjects
Research object of the thesis is the policy and direction of the Communist Party of Vietnam to develop high quality human resources from 2006 to 2015..
2. Research methods which have been used
Based on dialectical materialistic perspectives, historical materialism and methodological study, the thesis uses research methods of historical science, such as: historical, logical method and closely combining those two methods, at the same time, using methods of analysis, synthesis, comparison, statistics, obtaining expert opinions... In addition, in combination with other interdisciplinary methods. The above methods are applied in accordance with each content of the thesis.
3. Main results and conclusions
3.1. The major results
- Generalize and systematize the views and policies of the Communist Party of Vietnam on the development of high quality human resources from 2006 to 2015, through the two periods of 2006 - 2010 and 2010 - 2015.
- Objectively restore the practice of developing high quality human resources under the direction of the Communist Party of Vietnam from 2006 to 2015.
- Comment the advantages and limitations; draw some historical experiences as a scientific basis for completing the policy of developing high quality human resources in the current period.
- The thesis can be used as a reference for research and teaching on developing high quality human resources.
3.2. Conclusion
1. High quality human resources is the most quintessential, best quality of human resources. They have typical moral qualities; have good health; have high levels of education and technical skills or good work skills; have creative capacity; know how to apply the trained knowledge and skills in the production process; in order to bring productivity, quality and high efficiency. They are for building and developing high quality human resources is an urgent requirement for every country, especially for developing countries like Vietnam. In order to quickly shorten the development gap with advanced countries in the world and meet the requirements of deep international integration, especially with the impact of the fourth industrial revolution. (4.0).
Being aware of the importance and decisive role of high quality human resources for the development of the country, the Party has many policies and solutions to build and develope high quality human resources for industrialization, modernization and international integration. In the process of directing the focus on the working groups: on planning, perfecting the management mechanism, using high quality human resources; Basically innovating training and fostering high quality human resources; Promoting international cooperation in training high quality human resources; Strengthening health care, improving population quality, ensuring social security.
2. From 2006 to 2015, the leadership development process of high quality human resources has certain achievements and limitations. The Party is increasingly aware of the importance of developing high quality human resources for the country, constantly improving the policy of developing high quality human resources from 2006 to 2015; Basic and comprehensive innovation of education and training to develop high quality human resources under Resolution 29 / TW - 2013. Besides, in the process of leading the development of high quality human resources, there are many limitations such as: overall strategy for developing high quality human resources has not built yet; the mechanism of managing and using high quality human resources remains inadequate; education - training and retraining have not yet been substantially and comprehensively renovated; international cooperation on developing high-quality high-quality human resources; Health care, population quality and social security are not effective...
3. Four achievements, five limitations and five lessons learned in the process of leading the development of high quality human resources of the Party from 2006 to 2015 to ensure generalization and objectivity. Five lessons are summarized from the leadership of developing high quality human resources with high practical value: 1) Correct awareness of the position and role of high quality human resources is a leading decisive factor to ensure fast, sustainable socio-economic development and international integration; 2) Focus on building and perfecting the overall strategy of developing high quality human resources; 3) Developing high quality human resources must be comprehensive, synchronous and reasonable in terms of quantity, structure and quality; 4) Developing high quality human resources must be carried out synchronously and consistently on all three main aspects: training, using and developing environment; 5) Paying attention to thoroughly renovating higher education in the direction of modernization, considering it as a key condition for training and developing high quality human resources. Experiences on scientific bases, serving as a basis for researching, proposing orientations, orientations, guidelines and solutions, next steps for "strategic breakthrough" to develop high-quality human resources in the coming periods to serve the process of industrialization and modernization of the country and international integration.
4. The Communist Party's research on the leadership of high-quality human resource development is a major national issue, requiring extensive research, on a large scale, with the investment of many scientists, in many fields, especially in the field of policy. Research must have a truly scientific and holistic plan. Therefore, the research results of the thesis are only the first step and only desire to contribute certain and research issues on the leadership of the Party to develop high quality human resources.
Tác giả: ussh
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn