TTLA: Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lãnh đạo xây dựng tổ chức cơ sở xã, phường, thị trấn từ năm 2005 đến năm 2015

Thứ ba - 02/04/2019 21:07

Tên tác giả: Dương Huy Đức

Tên luận án: Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lãnh đạo xây dựng tổ chức cơ sở xã, phường, thị trấn từ năm 2005 đến năm 2015

Ngành khoa học của luận án:  Lịch sử

Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam         

Mã số: 62220315

Tên đơn vị đào tạo Sau đại học: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.

1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu của luận án

- Mục đích nghiên cứu:

Nghiên cứu làm sáng tỏ quá trình Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lãnh đạo xây dựng TCCS đảng xã, phường, thị trấn từ năm 2005 đến năm 2015, từ đó đúc kết những kinh nghiệm có thể vận dụng vào thực tiễn xây dựng TCCS đảng trong thời gian tới có hiệu quả hơn.

Đối tượng nghiên cứu:

Chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Đồng Nai về công tác xây dựng TCCS đảng xã, phường, thị trấn từ năm 2005 đến năm 2015.

2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng

Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, Luận án sử dụng chủ yếu phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp logic, phân tích, tổng hợp quá trình Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lãnh đạo xây dựng chức cơ sở Đảng xã, phường, thị trấn từ năm 2005 đến năm 2015.

Ngoài ra, Luận án còn kết hợp sử dụng các phương pháp khác như: khảo sát thực tiễn, tổng hợp, thống kê... để làm rõ mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.

3. Các kết quả chính và kết luận

3.1. Các kết quả chính

Một là, góp phần hệ thống hóa những chủ trương lớn và chỉ đạo của Đảng, Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lãnh đạo xây dựng chức cơ sở Đảng xã, phường, thị trấn từ năm 2005 đến năm 2015.

Hai là, phân tích thực trạng xây dựng chức cơ sở Đảng xã, phường, thị trấn từ năm 2005 đến năm 2015, chỉ ra ưu điểm, hạn chế.

Từ đó, đúc kết một số kinh nghiệm của Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lãnh đạo xây dựng chức cơ sở Đảng xã, phường, thị trấn trong 10 năm (2005-2015).

 Ba là, từ những thành công, hạn chế  qua thực tiễn 10 năm lãnh đạo xây dựng tổ chức cơ sở đảng của Đảng bộ tỉnh Đồng Nai, luận án đã  đúc rút những kinh nghiệm có giá trị tổng kết thực tiễn, gợi mở những vấn đề cần tiếp tục vận dụng vào quá trình xây dựng tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn trong thời gian tới có hiệu quả hơn.

 Bốn là, Luận án góp phần làm phong phú thêm lịch sử Đảng bộ tỉnh Đồng Nai trong công cuộc đổi mới, đặc biệt về công tác xây Đảng. Kết quả luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy lịch sử Đảng bộ địa phương Đồng Nai nói riêng, tổng kết lịch sử công tác xây dựng tổ chức cơ sở Đảng nói chung.

3.2. Kết luận:

Nghiên cứu đề tài: “Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lãnh đạo xây dựng tổ chức cơ sở xã, phường, thị trấn từ năm 2005 đến năm 2015”, Luận án rút ra một số kết luận như sau:

1. Công tác xây dựng TCCS đảng xã, phường, thị trấn là một trong những nhiệm vụ quan trọng quá trình xây dựng Đảng, đặc biệt trong công cuộc đổi mới. Đồng Nai là một tỉnh công nghiệp phát triển nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có dân số đông thứ hai ở khu vực phía Nam. Do vậy, khi bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH,HĐH, sự phát triển công nghiệp có tác động thuận chiều đối với quá trình xây dựng TCCS đảng xã, phường, thị trấn, nhưng đồng thời cũng chịu ảnh hưởng bởi những thách thức trái chiều của cơ chế thị trưởng một địa phương đang trong thời kỳ chuyển đổi mạnh mẽ trên nhiều phương diện.

2. Nhận thức tầm quan trọng của công tác xây dựng TCCS đảng, đặc biệt trước yêu cầu đẩy mạnh công cuộc đổi mới toàn diện,  Đảng bộ tỉnh Đồng Nai đã quán triệt và vận dụng sáng tạo chủ trương của Trung ương Đảng về xây dựng TCCS đảng vào thực tiễn địa phương qua hai nhiệm kỳ đại hội từ năm 2005-2015 (nhiệm kỳ khóa VIII và nhiệm kỳ khóa IX).

3. Đảng bộ tỉnh Đồng Nai đã chỉ đạo thực hiện xây dựng TCCS đảng xã, phường, thị trấn của Đảng bộ tỉnh Đồng Nai trên các lĩnh vực chủ yếu: về tư tưởng; về chính trị; về tổ chức CS đảng; về phát đảng viên; về công tác kiểm tra giám sát qua hai nhiệm kỳ đại hội của Đảng bộ tỉnh ( từ năm 2005-2015). Từ thực tiễn hoạch định chủ trương và chỉ đạo thực hiện công tác xây dựng TCCS đảng của Đảng bộ tỉnh Đồng Nai, luận án đánh giá khách quan những thành công, hạn chế và nguyên nhân của những thành công và hạn chế trên .

4. Những kinh nghiệm chủ yếu được đúc kết từ những thành công và hạn chế từ quá trình lãnh đạo xây dựng TCCS đảng xã, phường, thị trấn của Đảng bộ tỉnh Đồng Nai từ năm 2005 đến năm 2015, có giá trị về tổng kết thực tiễn và gợi mở những giải pháp tiếp tục xây dựng TCCSĐ trong thời gian tới có hiệu quả hơn.

SUMMARY OF DOCTORAL THESIS

The author’s name:  Duong Huy Duc

Thesis title: Dong Nai Provincial Party Organization leads the construction of grassroots Party organizations at communes, wards and townships from 2005 to 2015

Scientific branch of the thesis: History

Major: History of the Communist Party of Vietnam

Code: 62 22 03 15

The name of postgraduate training institution: University of Social Sciences and Humanities - Vietnam National University, Hanoi.

1. Thesis purpose and objectives:

- Research purpose:

To shed light on the process of Dong Nai Provincial Party Organization leading the building of Grassroots Party Organizations at communes, wards and townships from 2005 to 2015, thereby drawing on the experiences that can be applied to the construction of Grassroots Party Organizations as more effective.

- Research objectives:

The policy and direction of Dong Nai Provincial Party Organization on the construction of the Grassroots Party Organizationas at communes, wards and townships from 2005 to 2015.

2. Research methods

On the basis of the Marxism-Leninism methodology, the thesis mainly uses historical methods in combination with logical methods, analysis and synthesis of the process of Dong Nai provincial Party Organization leadership in building grassroots Party organizations at communes, wards and towns from 2005 to 2015.

In addition, the thesis also uses other methods such as practical survey, synthesis, statistics... to clarify research purposes and tasks.

3. Major results and conclusions

3.1. Major results 

Firstly, contributing to systematizing the major guidelines and direction of the Party and the Party Organization of Dong Nai province to lead the establishment of Party organizations at communes, wards and towns from 2005 to 2015.

Secondly, analyzing the current status of establishment of Party organizations at communes, wards and towns from 2005 to 2015, and showing advantages and limitations.

Then, drawing some experiences of Dong Nai Provincial Party Organization in leading the establishment of Party organizations at communes, wards and towns in 10 years (2005-2015).

 Thirdly, from the successes and limitations of the 10-year leadership in building the grassroots Party organization of Dong Nai Provincial Party Organization, the thesis draws experiences with practical summation and suggests issues that need to be continuously applied to the process of building grassroots Party organizations at communes, wards and towns in the coming time as more effectively.

 Fourthly, the thesis contributes to enriching the history of Dong Nai Party Organization in the renovation process, especially in the Party construction work. The results of the thesis can be used as a reference for the research and teaching of the history of Dong Nai Party Organization in particular, summarizing the history of building grassroots Party organizations in general.

3.2. Conclusion:

Researching the topic: "Dong Nai Provincial Party Organization leads the construction of grassroots Party organizations at communes, wards and towns from 2005 to 2015", the thesis draws some conclusions as follows:

1. The construction of grassroots Party organizations at communes, wards and towns is one of the important tasks of the Party building process, especially in the renovation period. Dong Nai is a developed industrial province located in the southern key economic zone, with the second largest population in the southern region. Therefore, when entering the period of accelerating industrialization and modernization, the industrial development has a positive impact on the process of building the grassroots Party organization at communes, wards and towns, but at the same time it is also influenced by opposite challenges of the  market mechanism. So Dong Nai is in a strong transition period in many ways.

2. Recognizing the importance of building the grassroots Party organization, especially in response to the need of promoting comprehensive reforms, Dong Nai Party Organization has thoroughly grasped and applied the Party Central Committee's policy on building grassroots Party organizations into local practice through two congress terms from 2005 to 2015 (term VIII and term IX).

3. Dong Nai Provincial Party Organization directed the construction of grassroots Party organizations at communes, wards and towns under the Party Organization of Dong Nai province in the main areas, including ideology, politics, party organization, developing party members, inspection and supervision over the two terms of the Congress of the Provincial Party Organization (from 2005 to 2015). Based on the practice of planning guidlines and direction for building the grassroots Party organizations of Dong Nai Party Organization, the thesis objectively evaluates the successes, limitations and causes of those successes and limitations. .

4. Main experiences are drawn from the successes and limitations of the leadership in building the grassroots Party organizations at communes, wards and towns of Dong Nai Provincial Party Organization from 2005 to 2015, with the value of practical summation and suggesting solutions to continue to build grassroots Party organizations in the coming time as more effectively.

Tác giả: ussh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây