TTLA: Vai trò của vốn xã hội trong hoạt động khoa học và công nghệ: Trường hợp các nhóm nghiên cứu mạnh tại Đại học Quốc gia Hà Nội

Thứ sáu - 15/03/2019 06:04

Tên tác giả: Nguyễn Thị Hương Giang

Tên luận án: Vai trò của vốn xã hội trong hoạt động khoa học và công nghệ: Trường hợp các nhóm nghiên cứu mạnh tại Đại học Quốc gia Hà Nội

Ngành khoa học của luận án: Quản lý khoa học và công nghệ.

Chuyên ngành: Quản lý khoa học và công nghệ.

Mã số: Đào tạo thí điểm.

Tên đơn vị đào tạo sau đại học: Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.

1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu của luận án:

1.1. Về mục đích: Luận án làm rõ vai trò của vốn xã hội trong hoạt động khoa học và công nghệ: Trường hợp các nhóm nghiên cứu mạnh tại Đại học Quốc gia Hà Nội.

  • Các mục tiêu cụ thể của nghiên cứu:

+ Nhận dạng đặc điểm của nhóm nghiên cứu mạnh tại Đại học Quốc gia Hà Nội;

+ Làm rõ thực tế sử dụng vốn xã hội trong hoạt động động khoa học và công nghệ của các nhóm nghiên cứu mạnh;

+ Vốn xã hội có tác động như thế nào trong hoạt động động khoa học và công nghệ của các nhóm nghiên cứu mạnh;

+ Đề xuất giải pháp làm giàu vốn xã hội, phát huy những tác động tích cực, hạn chế những biểu hiện tiêu cực của vốn xã hội trong hoạt động khoa học và công nghệ của các nhóm nghiên cứu mạnh.

1.2. Đối tượng nghiên cứu: Luận án nghiên cứu vai trò của vốn xã hội trong hoạt động khoa học và công nghệ.

2. Phương pháp nghiên cứu đã sử dụng

Luận án đã sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây: Phương pháp nghiên cứu tài liệu; phương pháp khảo sát ý kiến bằng bảng hỏi; phương pháp phỏng vấn sâu; phương pháp chuyên gia; phương pháp thống kê; quan sát, hội thảo khoa học.

3. Các kết quả chính và kết luận

3.1. Các kết quả chính

- Nhận dạng được đặc điểm của các nhóm nghiên cứu mạnh và đặc điểm của vốn xã hội trong các hoạt động khoa học và công nghệ của các nhóm này.

- Luận án đã xây dựng được một hệ lý luận về vốn xã hội trong hoạt động khoa học và công nghệ của các nhóm nghiên cứu mạnh.

- Phân tích được vai trò tác nhân quan trọng của vốn xã hội trong hoạt động KH&CN của các nhóm nghiên cứu mạnh tại Đại học Quốc gia Hà Nội.

- Đề xuất một số giải pháp làm giàu vốn xã hội, phát huy những tác động tích cực, hạn chế những biểu hiện tiêu cực của vốn xã hội trong hoạt động khoa học và công nghệ của các nhóm nghiên cứu mạnh.

3.2. Kết luận

Việc nghiên cứu về vai trò của vốn xã hội trong hoạt động khoa học và công nghệ: Nghiên cứu trường hợp các nhóm nghiên cứu mạnh tại Đại học Quốc gia Hà Nội là một chủ đề nghiên cứu mới ở Việt Nam, chưa từng có nghiên cứu nào thực hiện trước đó. Thông qua việc nhận dạng đặc điểm của các nhóm nghiên cứu mạnh tại Đại học Quốc gia Hà Nội và vốn xã hội trong hoạt động khoa học và công nghệ của các nhóm này, cũng như làm rõ thực tế sử dụng vốn xã hội và đánh giá vai trò tác nhân quan trọng của vốn xã hội trong hoạt động khoa học và công nghệ; luận án đã đề xuất những giải pháp làm giàu vốn xã hội, phát huy những tác động tích cực, hạn chế những biểu hiện tiêu cực của vốn xã hội trong hoạt động khoa học và công nghệ. Để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu này, luận án đã thực hiện một số nội dung nghiên cứu cần thiết nhằm khảo sát một cách định tính về vốn xã hội trong hoạt động khoa học và công nghệ của các nhóm nghiên cứu mạnh tại Đại học Quốc gia Hà Nội.


SUMMARY OF DOCTORAL THESIS

The author’s name: Nguyen Thi Huong Giang

Thesis title: The role of social capital in science and technology activities: Case study of strong scientific working groups at Vietnam National University, Hanoi.

Scientific branch of the thesis: Managing science and technology.

Major: Managing science and technology.       

Code: Pilot training.

The name of postgraduate training institution: University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi

1. Thesis Purpose and objectives 

1.1. Purpose: The dissertation clarifies the role of social capital in science and technology activities: Case study of strong scientific working groups at Vietnam National University, Hanoi. On the basis of that argument, the thesis analyzes the. Through this, the thesis proposed solutions to improve the social capital source in science and technology activities, also reduce the negative effect of the social capital source.

 1.2. Research Objectives: The thesis studies the role of social capital in science and technology activities.

2. Research methods

The thesis uses the following specific research methodologies: Methodology; Questionnaire survey method; Expert interviewing method; Method of analysis and synthesis.

3. Major results and conclusions

3.1. The major results

- Identified the characteristics of strong research groups and characteristics of social capital in scientific and technological activities of these groups.

- Built a theoretical system of social capital in scientific and technological activities of strong research groups.

- Analysed the important role of social capital in scientific and technological activities of strong research groups at Vietnam National University, Hanoi.

- Proposed some solutions to enriching social capital, promoting positive impacts, and limiting negative effects of social capital in scientific and technological activities of strong research groups.

3.2. Conclusions

The study into the role of social capital in scientific and technological activities: A case study of strong research groups at Vietnam National University, Hanoi is a new research topic in Vietnam; there is no other research work being done before. Through identifying the characteristics of strong research groups at Vietnam National University, Hanoi as well as the characteristics of social capital in scientific and technological activities of these groups, clarifying the reality of using social capital, and assessing the important role of social capital in scientific and technological activities, the thesis has proposed solutions to enriching social capital, promoting positive impacts, and limiting negative effects of social capital in scientific and technological activities. In order to carry out these research tasks, the thesis has implemented some necessary research contents to qualitatively investigate the social capital in scientific and technological activities of strong research groups in Vietnam National University, Hanoi.

Tác giả: ussh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây