Ngôn ngữ
THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ
1. Họ và tên học viên: Trần Văn Hải 2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 01/11/1991
4. Nơi sinh: Giao Long, Giao Thủy, Nam Định.
5. Quyết định công nhận học viên số: 2705/2020/QĐ-XHNV Ngày 24 tháng 12 năm 2020 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
7. Tên đề tài luận văn: Nghiên cứu văn bản Đại Bi Tâm Đà La Ni Linh Chú 大悲心陀羅尼 靈咒 ( AC.469)
8. Chuyên ngành:Hán Nôm ; Mã số: 8220104.01
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Văn Khoái
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
- Văn bản mang định danh “大 悲 心 陀 羅 尼 靈 咒Đại Bi Tâm Đà La Ni linh chú”, [niên đại in năm Tự Đức thứ 18 (1866) mà ván khắc được tàng giữ tại chùa Địa Linh, phường Tây Hồ (nay ở số 9, Đặng Thai Mai, Quảng An, Tây Hồ, Thành phố Hà Nội) là tài liệu quý chứa đựng trong mình khá nhiều thông tin góp phần cho việc tìm hiểu lịch sử lưu hành Chú Đại Bi Tâm Đà La Ni ở Việt Nam nhất là có sự tham gia của một nhà Nho trong việc biên tập cũng như chú âm đọc các chữ Hán trong Chú Đại Bi – quan Tế tửu Quốc Tử Giám tiên sinh họ Phạm (Phạm Đình Hổ).
- Luận văn đã giới thiệu cho người đọc hiện đại những thông tin cơ bản nhất về sự tập hợp mang tính linh chú của nhóm văn bản có trong “大 悲 心 陀 羅 尼 靈 咒Đại Bi Tâm Đà La Ni Linh chú” trong tập sách kí hiệu AC. 469 trong Kho sách Hán Nôm của Viện Nghiên cứu Hán Nôm về mặt văn bản học, tổ chức và kết cấu của văn bản, phương thức chú âm cho大 悲 心 陀 羅 尼Đại bi Tâm Đà La Ni.
- Luận văn đã nghiên cứu cách thức chú âm cho Chú Đại Bi Hán văn 大 悲 心 陀 羅 尼 靈 咒Đại Bi Tâm Đà La Ni linh chú ở Việt Nam mà Phạm Đình Hổ (1768 – 1839) đã vận dụng [xác lập đơn vị chú, âm chú (âm bản tự, âm cần chú), chỗ đặt âm chú – cước chú, chú theo đồng âm, chú theo phiên thiết)
- Luận văn góp phần làm sáng tỏ về sự lưu hành của Chú Đại Bi ở Việt Nam để từ đó có thêm những cơ sở cho sự nghiên cứu về Chú Đại Bi, Phật giáo Mật Tông và Phật giáo trong đời sống tư tưởng và tâm linh của người Việt Nam.
- Bổ sung thêm thông tin về Phạm Đình Hổ (1768 – 1839) trên phương diện hoạt động ngữ văn (chú âm cho chữ Hán trong Chú Đại Bi) cũng như sự quan tâm đến Phật học của ông; sự phổ biến của bản chú âm do ông chú âm.
- Đề cập đến tính hợp tập của bộ sách 般若心經註釋Bát Nhã Tâm Kinh chú thích trong một kí hiệu chung là AC. 469 trong Kho sách Hán Nôm của Viện Nghiên cứu Hán Nôm.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Phục vụ cho việc tìm hiểu đời sống Chú Đại Bi và phương thức chú âm cho Chú Đại Bi.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Tiếp tục đi sâu nghiên cứu về Chú Đại Bi ở Việt Nam và Chú Đại Bi trong Phật giáo và Phật học nói chung.
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:
Trần Văn Hải (Pháp danh Thích Viên Hải), 2021, Giới thiệu văn bản Chú Đại Bi có “chú âm tự - chữ chú âm của quan Tế tửu Quốc Tử giám Phạm Đình Hổ // Nghiên cứu Hán Nôm năm 2021, trang 765 - 779, Nhà xuất bản Thế giới, tháng 11, 2021.
INFORMATION OF MASTER THESIS
1. Fullname: Tran Van Hai 2. Sex: Male
3. D.O.B: Nov1st, 1991
4. Place of birth: Giao Long, Giao Thuy, Nam Dinh
5. Admission decision number: 2705/2020/QD-XHNV, dated December 24th, 2020 by the principal of University of Social Sciences and Humanities, HaNoi National University
6. Changes in academic process:
7. Official thesis title: The Study of Đại Bi Tâm Đà La Ni Linh Chú 大悲心陀羅尼 靈咒 (AC.469)
8. Major: Han Nom; Code: 8220104.01
9. Supervisor: Assoc. Prof. Dr. Pham Van Khoai
10. Summary of the findings of the thesis:
The document of “大 悲 心 陀 羅 尼 靈 咒Đại Bi Tâm Đà La Ni linh chú” (printing chronology of 18th Tu Duc- 1866), its carved board is kept in Dia Linh pagoda, Tay Ho ward ( now it is at 9, Dang Thai Mai, Quang An,Tay Ho, Ha Noi city) is a valuable document containing a lot of information that contribute the understanding the “Chú Đại Bi Tâm Đà La Ni” in Vietnam, especially, with the participation of a Confucian in the editing and reading the Chinese characters (zhuyin) in “Great Compassion Mantra”- Quan Te Tuu Quoc Tu Giam, his name was Pham (Pham Dinh Ho).
This research introduced to readers the most basic information about the collection of mantras of the text group in “大 悲 心 陀 羅 尼 靈 咒 - Đại Bi Tâm Đà La Ni Linh chú” (AC.469) in Han Nom bookstores of Han Nom Research Institute in term of literature, structure of the paper, zhuyin method for 大 悲 心 陀 羅 尼 Đại bi Tâm Đà La Ni.
Furthermore, this research extended the knowledge from Pham Dinh Ho’s research by studying zhuyin method for Mandarin version of Great Compassion Mantra -大 悲 心 陀 羅 尼 靈 咒 - Đại Bi Tâm Đà La Ni linh chú in Vietnam. This research contributed to clarifying the circulation of Great Compassion in Vietnam in order to have more foundations for studies, which related to Great Compassion Mantra, Tantric Buddhism, as well as Buddhism in the ideological and spiritual life of Vietnamese.
Moreover, this research provided additional information about Pham Dinh Ho (1768-1839) in term of philological activities (zhuyin for Great Compassion Mantra in Mandarin), as well as his interest in Buddhism, and the popularity of the zhuyin, which was completed by himself.
Last, this research referred to the collective nature of the “般若心經註釋Bát Nhã Tâm Kinh, annotated in common symbol AC.469 in the Han Nom bookstores of Han Nom Research Institute.
11. Practical applicability: Contributing and serving for studying Great Compassion Mantras and zhuyin method for it
12. Recommendations for future research: continue to further research about Great Compassion Mantra in Vietnam and Buddhism as well as Buddhist study.
13. Thesis-related publication:
Tran Van Hai (Buddhist name Thich Vien Hai) 2021, introduction to Great Compassion Mantra with Zhuyin of Quan Te Tuu Quoc Tu Giam Pham Dinh Ho, Han Nom Research 2021, pp 765-779, World Publisher, Nov 2021.
Tác giả: Hạnh Quỳnh
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn