TTLA:Cảnh huống ngôn ngữ của cộng đồng người Mông ở huyện Bắc Yên tỉnh Sơn La

Thứ năm - 23/06/2022 04:44

THÔNG TIN VỀ LUẬN ÁN TIẾN SĨ

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Trung Kiên.                                   2. Giới tính: nam
3. Ngày sinh: 18 – 10 – 1985;                                                                      4. Nơi sinh: Hải Dương 
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 3216/QĐ- XHNV-SĐH ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: 
- Quyết định về việc điều chỉnh đề tài luận án tiến sĩ số 3123/QĐ-XHNV ngày 29 tháng 10 năm 2018 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. 
- Quyết định về việc điều chỉnh đề tài luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh Nguyễn Trung Kiên số 898/QĐ-XHNV-ĐT ngày 29 tháng 4 năm 2021 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. 
- Trả về cơ quan công tác 
7. Tên đề tài luận án: Cảnh huống ngôn ngữ của cộng đồng người Mông ở huyện Bắc Yên tỉnh Sơn La 
8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ các dân tộc thiểu số Việt Nam;  9. Mã số: 62220109
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS Trần Trí Dõi 
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án 
Luận án là công trình khoa học nghiên cứu trường hợp (case study) về vấn đề cảnh huống ngôn ngữ ở một vùng dân tộc thiểu số thuộc khu vực Tây Bắc của Việt Nam. Cụ thể là vấn đề cảnh huống ngôn ngữ của cộng đồng dân tộc Mông ở huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La. Kết quả nghiên cứu của luận án có những điểm mới sau đây: 
- Tiếp cận nội dung cảnh huống ngôn ngữ từ ba tiêu chí về lượng, về chất và về thái độ ngôn ngữ, luận án đã góp phần hệ thống hóa và làm rõ về mặt học thuật đối với một số khái niệm của ngôn ngữ học xã hội như: cảnh huống ngôn ngữ, song ngữ/đa ngữ, năng lực ngôn ngữ, tiếng mẹ đẻ, ngôn ngữ thứ hai, tiếp xúc ngôn ngữ và thái độ ngôn ngữ,v.v. 
- Nghiên cứu cảnh huống ngôn ngữ ở vùng dân tộc Mông có một  ý nghĩa rất quan trọng. Vấn đề ngôn ngữ trong cộng đồng người Mông ở Việt Nam trước kia và hiện nay đều có những tác động không nhỏ đến sự phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng dân tộc này. Nội dung cảnh huống ngôn ngữ của cộng đồng người Mông ở huyện Bắc Yên tỉnh Sơn La là một trường hợp được miêu tả chi tiết, rõ ràng và sinh động. Kết quả nghiên cứu của luận án có giá trị đóng góp nhất định cả về phương diện lí thuyết cho ngôn ngữ học xã hội cũng như phương diện thực tiễn trong việc hoạch định và thực hiện chính sách ngôn ngữ tại vùng dân tộc Mông ở Việt Nam.  
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn 
- Kết quả nghiên cứu của luận án có thể là tài liệu tham khảo hữu ích cho các   nghiên cứu về ngôn ngữ học, dân tộc học, xã hội học, nhất là các nghiên cứu về ngôn ngữ học xã hội vùng dân tộc Mông. Luận án cũng là tài liệu tham khảo có giá trị cho các nhà quản lí, các nhà hoạch định chính sách về ngôn ngữ cũng như chính sách về giáo dục ở vùng dân tộc Mông.  
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo 
- Kết quả nghiên cứu của luận án về cảnh huống ngôn ngữ của cộng đồng người Mông ở huyện Bắc Yên tỉnh Sơn La cũng gợi mở thêm những hướng nghiên cứu tiếp theo. Đó là, (1) vấn đề nâng cao hiệu quả của công tác dạy và học chữ Mông nói chung và trong Chương trình giáo dục phổ thông mới nói riêng; (2) vấn đề cải tiến và nâng cao chất lượng dạy học tiếng Việt cho học sinh người Mông ở Bắc Yên; (3) vấn đề sinh thái ngôn ngữ với sự phát triển bền vững xã hội một cộng đồng đa ngữ; (4) vấn đề ngôn ngữ gắn với phát triển du lịch vùng dân tộc thiểu số.
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án
1. Nguyễn Trung Kiên (2014), “Thử bàn về từ saz (gan) trong tiếng Mông”, Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống (4), tr. 49-52. 
2. Nguyễn Trung Kiên (2016), Nghiên cứu danh từ đơn vị trong tiếng Mông, Đề tài khoa học và công nghệ cấp cơ sở năm 2015 – 2016, Trường Đại học Tây Bắc.  
3. Nguyễn Trung Kiên (2017),“Dân tộc Mông và tiếng Mông ở Việt Nam”, Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống (2), tr. 98-104. 
4. Nguyễn Trung Kiên (2017), “Một số vấn đề về giáo dục ngôn ngữ quốc gia và giáo dục ngôn ngữ mẹ đẻ ở các dân tộc có chữ viết tại khu vực Tây Bắc (trường hợp người Mông ở Sơn La)”, Tạp chí khoa học Trường Đại học Tây Bắc (TBU journal of science) (11), tr. 1-9. 
5. Nguyễn Trung Kiên, Đèo Thị Thủy (2017) “Nghiên cứu tình hình sử dụng ngôn ngữ trong truyền thông của người Mông để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền pháp luật ở Sơn La”, Tạp chí Giáo dục và xã hội (Số đặc biệt), tr. 238-243.
6. Nguyễn Trung Kiên (2018), “Tình hình sử dụng ngôn ngữ của người Mông hiện nay ở huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La”, Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia 2018, NXB Văn hóa Dân tộc, tr.174-185. 
7. Nguyễn Trung Kiên (2018),“Nghiên cứu danh từ đơn vị trong cấu trúc của danh ngữ tiếng Mông”, Nghiên cứu và giảng dạy ngữ văn - những vấn đề lí luận và thực tiễn, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 213-231.
8. Nguyễn Trung Kiên (2019), “Khảo sát tình hình sử dụng ngôn ngữ của người Mông tại hai địa bàn trong huyện Bắc Yên tỉnh Sơn La”, Tạp chí Từ điển học & Bách khoa thư (4), tr. 25-30.
9. Nguyễn Trung Kiên (2019), “Nghiên cứu cảnh huống ngôn ngữ người Mông ở thị trấn Bắc Yên, tỉnh Sơn La”, Tạp chí Ngôn ngữ (11), tr. 23-32.
10. Nguyễn Trung Kiên (2021), “Khảo sát năng lực ngôn ngữ của người Mông ở huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La”, Tạp chí Từ điển và Bách khoa thư (3), tr. 81-87. 
11. Trung Kien Nguyen (2021), “Investigation of the Language Usage of Hmong Ethnic People in the Northwest (Tây Bắc) Region of Vietnam - A Case Study in Bắc Yên, Sơn La province”, Journal of Social and Political Sciences Vol.4 (No.1), pp. 220-226, ISSN 2615-3718. 
12. Trung Kien Nguyen (2021), “The Present Status of Using Written Hmong Language in the Hmong Community in the Northwest Region of Vietnam - Case Study in Sơn La and Lai Châu Provinces”, Journal of Social and Political Sciences, Vol.4 (No.2), pp. 87-95, ISSN 2615-3718. 

                                                                                           

INFORMATION ON THE DOCTORAL THESIS

1. Full Name: Nguyen Trung Kien                                                     2. Sex: Male
3. Date of birth: 18-10-1985                                                              4. Place of birth: Hai Duong
5. Admission decision number: 3216/QĐ- XHNV-SĐH Dated: 31th December 2014 by Rector of USSH, VNU..
6. Changes in academic progress:
- Decision about adjustment of the thesis’s title No 3123/QĐ-XHNV on 29th October 2018 of the Rector of the University of Social Sciences and Humanities,
Vietnam National University, Hanoi.
- Decision about adjustment of the thesis’s title by graduate student Nguyen Trung Kien No 898/QĐ-XHNV-ĐT on 29th April 2021 of the Rector of the University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.
- Decision about of returning to workplace.
7. The official title of the PhD thesis: Language situation of the Hmong communityin Bac Yen district Son La province
8. Specialty: Languages ​​of Vietnam's Ethnic Minorities;                    9. Code: 62220109
10. PhD scientific mentor: Prof. Dr. Tran Tri Doi
11. Summary on the new findings of the PhD thesis:
The thesis represents a case study on the linguistic situation in an ethnic minority area in the Northwest region of Vietnam, more precisely, the language situation of the Hmong ethnic community in Bac Yen district, Son La province. The finding results obtained throughout the thesis show the new aspects as the following:
- Have approached the content of linguistic situations from three criteria in term of quantity, quality and linguistic attitude. The thesis has help systematize and clarify in term of academic aspects towards some crucial concepts of sociolinguistics:language situations, bilingual/multilingual, language competence,
mother tongue, second language, language exposure and language attitudes, etc.
- The study of the linguistic situation in the Hmong ethnic minority region plays a very important role. The language matters in the Hmong community in Vietnam before and nowadays have been influencing enormously to the socio - economic development of this ethnic community. The picture of the linguistic situation of the Hmong community in Bac Yen district, Son La province has been clearly, lively and in details described in the thesis. The finding results of this thesis have contributed certain value in terms of theory for the sociolinguistics as well as practical aspects for plan-making and performing language policy in the Hmong ethnic region in Vietnam.
12. Applicable ability in reality
- The results of the thesis can be a useful reference for studies in linguistics, ethnology, sociology, especially in sociolinguistics of the Hmong ethnic group.
The thesis can also be a valuable reference for managers, policy makers for the language as well as policy for education in the Mong ethnic region.
13. Future research directions
- The results of the study in this thesis suggest several directions as the following: (1) about how to improve the effectiveness of teaching and learning Hmong in general and in the “New General Education Program in particular”; (2) About how to improve the quality of teaching the Vietnamese language for Hmong students in Bac Yen; (3) On the linguistic ecology with the sustainable development of society of a multilingual community; (4) On the language associated with tourism development in ethnic minority areas.
14. Thesis-related publications
1. Nguyen Trung Kien (2014), "Try to discuss the word saz (gan) in Hmong", Language and Life Journal (No.4), pp. 49-52. 
2. Trung Kien Nguyen (2016), Study the unit nouns in Hmong language, Science and technology project at grassroots level in 2015-2016, Tay Bac University. 
3. Nguyen Trung Kien (2017), “The Hmong and Hmong people in Vietnam”, Language and Life Journal (No.2), pp. 98-104.
4. Nguyen Trung Kien (2017), “Some issues on national language education and education of the mother tongue among the written ethnic groups in the Northwest region (the case of the Hmong people in Son La)”, Scientific Journal of Tay Bac University (TBU journal of science) (No.11), pp. 1-9.
5. Nguyen Trung Kien, Deo Thi Thuy (2017) “Study the use of language in communication of the Hmong people to improve the effectiveness of law propaganda in Son La", Education and Social Journal (Special number), pp. 238-243. 
6. Nguyen Trung Kien (2018), "The current situation of language usage of the Mong people in Bac Yen district, Son La province", Proceedings of the National Conference 2018, National Culture Publishing House, pp.174-185 . 
7. Nguyen Trung Kien (2018), "The study of unit nouns in the structure of H'mong nouns", Research and teaching of philology - theoretical and practical issues, Hanoi National University Publishing House, pp. 213-231.
8. Nguyen Trung Kien (2019), “Survey on language use of Hmong people in two areas in Bac Yen district, Son La province”, Journal of Lexicography & Encyclopedias (No.4), pp. 25-30. 
9. Nguyen Trung Kien (2019), “A case study of the Hmong language in Bac Yen town, Son La province”, Language Journal (No.11), pp. 23-32.
10. Nguyen Trung Kien (2021), “Survey on language ability of Hmong people in Bac Yen district, Son La province”, Journal of Lexicography & Encyclopedia (No.3), pp. 81-87.
11. Trung Kien Nguyen (2021), “Investigation of the Language Usage of Hmong Ethnic People in the Northwest (Tây Bắc) Region of Vietnam - A Case Study in Bắc Yên, Sơn La province”, Journal of Social and Political Sciences Vol.4 (No.1), pp. 220-226, ISSN 2615-3718. 
12. Trung Kien Nguyen (2021), “The Present Status of Using Written Hmong Language in the Hmong Community in the Northwest Region of Vietnam - Case Study in Sơn La and Lai Châu Provinces”, Journal of Social and Political Sciences, Vol.4 (No.2), pp. 87-95, ISSN 2615-3718.








 

Tác giả: Hạnh Quỳnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây