TTLV: Nghiên cứu văn bia Hậu Phật huyện Đan Phượng, Hà Nội

Thứ tư - 22/06/2022 05:46
1. Họ và tên học viên: Nguyễn Xuân Bảo.                                               2. Giới tính: Nam.
3. Ngày sinh: 25/12/1998.
4. Nơi sinh: Song Phượng, Đan Phượng, Hà Nội.
5. Quyết định công nhận học viên số: 2705/2020/QĐ-XHNV Ngày 24 tháng 12 năm 2020 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không.
7. Tên đề tài luận văn: “Nghiên cứu văn bia Hậu Phật huyện Đan Phượng, Hà Nội”.
8. Chuyên ngành: Hán Nôm; Mã số: 82201104.01
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS Đinh Thanh Hiếu, Bộ môn Hán Nôm, Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Đề tài “Nghiên cứu văn bia Hậu Phật huyện Đan Phượng, Hà Nội” được nghiên cứu trong 3 chương. Ở chương 1, luận văn giới thiệu khái quát về đặc điểm địa lí và hệ thống văn bia Hậu phật huyện Đan Phượng, tập trung trình bày kết quả thống kê phân loại 50 văn bia Hậu phật trong số 144 văn bia của huyện Đan Phượng do E.F.E.O sưu tầm. Dựa trên các đặc điểm hình thức của văn bia Hậu Phật huyện Đan Phượng, ở chương 2 luận văn đi vào làm rõ các vấn đề văn bản học của hệ thống văn bia này, bao gồm: Đội ngũ tạo tác, Kích thước, Trang trí, Hoa văn, Văn tự, Văn chương v.v… Cuối cùng, trên cơ sở nghiên cứu nội dung văn bia, luận văn khai thác công năng và giá trị trong nghiên cứu khoa học của hệ thống văn bia này ở góc độ văn hóa và xã hội. Qua đó phản ánh về đặc điểm và giá trị của hệ thống văn bia Hậu Phật huyện Đan Phượng.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Hiện nay chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống, đầy đủ về hệ thống văn bia Hậu Phật và hoạt động lập Hậu Phật trên địa bàn huyện Đan Phượng, vì vậy kết quả nghiên cứu của đề tài này sẽ đáp ứng, bổ sung vào những mảng còn thiếu trong các vấn đề nghiên cứu trên. Bên cạnh đó, luận văn sẵn sàng cung cấp tư liệu đã qua chỉnh lí và dịch thuật bằng tiếng Việt của hệ thống văn bia Hậu Phật huyện Đan Phượng, phục vụ công tác nghiên cứu và quản lí di sản. Đồng thời, việc phân tích đặc điểm văn hóa và xã hội trong hoạt động gửi, bầu Hậu Phật tại huyện Đan Phượng cung cấp góc nhìn mới cho các vấn đề tương tự: hoạt động bầu Hậu thần, bầu Hậu hiền, bầu Hậu giáp v.v… tại các địa phương khác nhau.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
- Tiếp tục khảo sát nghiên cứu hoạt động lập Hậu Phật của Việt Nam qua tư liệu văn bia;
- Mở rộng phạm vi nghiên cứu về các hoạt động tín ngưỡng của Việt Nam qua hệ thống thư tịch cổ.
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:
- Phan Thanh Hoàng, Nguyễn Xuân Bảo, Nguyễn Thị Ngọc Anh (2022), Chỉnh lí và phân tích thư tịch diễn Nôm Phật giáo tại Việt Nam, Liễu Quán, (số 26), tr. 96-114.
     
INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Nguyen Xuan Bao                       2. Sex: Male
3. Date of birth: 25/12/1998
4. Place of birth: Song Phuong Commune, Dan Phuong District, Hanoi
5. Admission decision number: 2705/2020/QĐ-XHNV   Dated 24/12/2020
6. Changes in academic process: None 
7. Official thesis title: “Research on Hau Phat epitaphs in Dan Phuong District, Hanoi”
8. Major: Sino-Nom 9. Code: 82201104.01
10. Supervisors: Dr. Dinh Thanh Hieu, Sino-Nom Department, Faculty of Literature, University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.
11. Summary of the findings of the thesis: There are 3 chapters in the thesis “Research on Hau Phat epitaphs in Dan Phuong District, Hanoi”. In chapter 1, the thesis gives an overview of the system and geographical features of Hau Phat epitap
hs in Dan Phuong district, with a focus on statistical classification of 50 among 144 Hau Phat epitaphs collected by E.F.E.O. Based on the appearance of the Hau Phat epitaphs in Dan Phuong district, in chapter 2, the thesis clarifies the literary issues of the epitaph system, including: Size, Decoration, Pattern, Text, Literature, etc. Finally, on the basis of studying epitaphs’ contents, the thesis exploits the function and value in scientific research of this epitaph system from a cultural and social perspective, and thereby reflects on the characteristics and values of Hau Phat epitaph system in Dan Phuong district.
12. Practical applicability, if any: Currently, there has not been a systematic and complete study on the system of Hau Phat epitaphs and the establishment of Hau Phat in Dan Phuong district. Therefore, the research results will satisfy and supplement the missing pieces in the above research problems. In addition, the thesis is ready to provide documents that have been edited and translated in Vietnamese of the Hau Phat epitaph system in Dan Phuong district, serving research and heritage management. At the same time, the analysis of cultural and social characteristics in the religious activities of Hau Phat in Dan Phuong district provides new perspectives on similar issues: beliefs of Hau Than, Hau Hien, and Hau Giap, etc. in different localities.
13. Further research directions, if any:
- Continue to monitor and study Vietnam's Hau Phat’s election through epitaph documents;
- Expand the scope of research on Vietnam's religious activities through the system of ancient bibliographies.
14. Thesis-related publications: Phan Thanh Hoang, Nguyen Xuan Bao, Nguyen Thi Ngoc Anh (2022), Editing and analyzing bibliography of Buddhist Nom performances in Vietnam, Lieu Quan, (26), pg. 96-114.
 

Tác giả: Hạnh Quỳnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây