TTLA: Chính sách thu hút và sử dụng nhân lực công nghệ cao trong các doanh nghiệp viễn thông

Thứ hai - 29/11/2021 02:14
1. Họ và tên nghiên cứu:     ĐỖ VĂN QUANG
2. Giới tính:                Nam
3. Ngày sinh:             09/8/1965
4. Nơi sinh:                 Hải Dương
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số 3980/2016/QĐ-XHNV ngày 30/11/2016 của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia      Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
6.1. Kéo dài thời gian học tập (Quyết định số 4961/QĐ-XHNV, ngày 31/12/2019 của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội).
6.2. Thay đổi tên đề tài luận án:     không
7. Tên đề tài luận án: “Chính sách thu hút và sử dụng nhân lực công nghệ cao trong các doanh nghiệp viễn thông ”. 
8. Chuyên ngành: Quản lý Khoa học và Công nghệ      
9. Mã số: 9340412.01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Ngọc Thanh 
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
Luận án đã đạt các kết quả nghiên cứu mới sau đây:
- Luận án bổ sung tiêu chí thu hút và sử dụng nhân lực công nghệ cao trong các doanh nghiệp viễn thông, vận dụng lý thuyết quản trị nhân lực để làm rõ nội hàm chính sách thu hút và sử dụng nhân lực công nghệ cao theo dự án nghiên cứu trong các doanh nghiệp viễn thông;
- Phân tích cơ sở lý luận về phối hợp việc áp dụng lý thuyết nhu cầu của Maslow và Armstrong Patricia, lý thuyết phát triển nhân lực của Leonard Nadler, đề xuất tiêu chí thu hút và sử dụng nhân lực công nghệ cao, nhấn mạnh vào các kỹ năng phân tích, kỹ năng đánh giá, kỹ năng sáng tạo trong doanh nghiệp viễn thông;
- Chỉ ra các nguyên nhân và đề xuất các giải pháp khắc phục những khó khăn trong việc thu hút nhân lực công nghệ cao trong các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Luận án có thể được làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan hoạch định, ban hành, thực thi chính sách và các doanh nghiệp viễn thông, cụ thể:
- Cung cấp cơ sở thực tiễn về việc áp dụng các lý thuyết để thu hút và sử dụng nhân lực công nghệ cao theo dự án nghiên cứu, phát triển và chuyển giao công nghệ trong các doanh nghiệp viễn thông;
- Đề xuất các giải pháp chính sách để thu hút và sử dụng nhân lực công nghệ cao tại các doanh nghiệp viễn thông, trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
- Cung cấp cho các tổ chức khoa học và công nghệ, cơ quan hoạch định chính sách thu hút và sử dụng nhân lực công nghệ cao trong các doanh nghiệp viễn thông, nhằm sớm đưa ngành viễn thông của Việt Nam hội nhập quốc tế và phát triển trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
    Để hoàn thiện chính sách thu hút và sử dụng nhân lực công nghệ cao trong các doanh nghiệp viễn thông¸ những hướng nghiên cứu tiếp theo cần tập trung vào: 
    - Về lý thuyết: tiếp tục hoàn thiện hệ thống tiêu chí về nhân lực công nghệ cao của doanh nghiệp viễn thông, tiêu chí về chính sách thu hút và sử dụng nhân lực công nghệ cao của doanh nghiệp viễn thông Việt Nam;
- Về thực tiễn:
+ Thực nghiệm đo lường kết quả và đánh giá toàn diện chính sách thu hút và sử dụng nhân lực công nghệ cao trong các doanh nghiệp viễn thông;
    + Phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông, chuyển đổi sang kinh tế số và sản xuất thông minh phù hợp với bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án
           - Đỗ Văn Quang (2015), “Thông tin di động băng rộng - cuộc cách mạng trong lĩnh vực An ninh, Quốc phòng", Tạp chí Khoa học Công nghệ & môi trường Công An (65), tr.22-25. 
    - Đỗ Văn Quang (2016),  “Định vị trong mạng LTE", Tạp chí Khoa học Công nghệ & môi trường Công An (67), tr.16-20. 
    - Đỗ Văn Quang (2020),  “Thu hút nhân lực công nghệ cao đến các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0”, Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn, T6-Số 2b (12), tr.01-09.
    - Đỗ Văn Quang (2020), “Thu hút  và sử dụng nguồn nhân lực công nghệ cao phục vụ công tác bảo vệ an ninh quốc gia và trất tự trong tình hình hiện nay”, Tạp chí Công an Nhân dân (11), tr 94-98. 
                          
   INFORMATION ON DOCTORAL THESIS
1. Full name of PhD student:     DO VAN QUANG
2. Gender:                     Male
3. Date of Birth:             09/8/1965
4. Place of Birth:             Hai Duong
5. Admission decision number: No. 3980/2016/QD-XHNV dated 30/11/2016 of The University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.
6. Changes in the training process:
6.1. Extend the study period : Decision No. 4961/QD-XHNV, dated December 31, 2019 of the University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.
6.2. Change the topic of thesis: no
7. Thesis title: “Policy for attracting and using high-tech human resources in telecommunications enterprises”. 
8. Major: Management of Science and Technology
9. Code: 9340412.01
10. Supervisor: Assoc. Prof. Dr. Pham Ngoc Thanh
11. Summary of new results of the thesis:
The thesis has achieved the following new research results:
- The thesis provides criteria for attracting and utilizing high-tech human resources in telecommunications enterprises, using human resource management theory to clarify the comprehension of policies to attract and utilize high-tech human resources based on research projects in telecommunications enterprises.
- Analyzing the theoretical basis of coordination in applying Maslow's and Armstrong Patricia's theory of needs and Leonard Nadler's theory of human development; proposing criteria for attracting and utilizing high-tech human resources, with an emphasis on analytical skills, evaluation skills, and creative skills in telecommunications enterprises.
- Identifying the causes and proposing solutions to overcome the challenges of attracting high-tech human resources in Vietnamese telecommunications enterprises.
12. Practical applicability:
    The thesis can be used as a reference for policy-making, promulgating and implementing agencies and telecommunications businesses, specifically:
- Providing a practical basis for applying theories to attract and use high-tech human resources in telecommunications enterprises through research, development, and technology transfer projects; 
- Proposing policy solutions to attract and use high-tech human resources in telecommunications enterprises, in the context of the fourth industrial revolution; 
- Assisting science and technology organizations and policymakers in attracting and utilizing high-tech human resources in telecommunications enterprises, with the goal of bringing Vietnam's telecommunications industry closer to international integration and development in the context of the fourth industrial revolution.
13. Further research directions:
In order to perfect the policy of attracting and using high-tech human resources in telecommunications enterprises, the next research directions should focus on: 
    - In theory: Continue to enhance the system of criteria for high-tech human resources in telecommunications enterprises, as well as the policies for attracting and utilizing high-tech human resources in Vietnamese telecommunications enterprises.
- In practice: 
+ Experimentally assess results and comprehensively analyze policies to attract and employ high-tech human resources in telecommunications enterprises.
+ Build telecommunications infrastructure, transforming to a digital economy, and implementing smart manufacturing in the context of the fourth industrial revolution.
14. Published works related to the thesis
    - Do Van Quang (2015), “Mobile broadband - a revolution in the field of Security and Defense", Journal of Science, Technology & Environment, Ministry of Public Security (65), pp.22-25. 
    - Do Van Quang (2016),  “Locating in LTE network", Journal of Science, Technology & Police Environment (67), pp.16-20. 
  - Do Van Quang (2020), “Attracting high-tech human resources to Vietnamese telecommunications businesses in the context of The Fourth Industrial Revolution”, Journal of Social Sciences and Humanities, T6-No. 2b (12), pp.01-09.
   - Do Van Quang (2020), “Attracting and using high-tech human resources for the protection of national security and order in the current situation”, People's Public Security Journal (11), pp. 94-98. 

Tác giả: Vũ Ngà

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây