Thông tin luận văn "Hoàn thiện thiết chế tự chủ của tổ chức khoa học và công nghệ (nghiên cứu trường hợp cơ sở nghiên cứu triển khai có sử dụng ngân sách nhà nước)" của HVCH Trần Ngọc Hoa, chuyên ngành Chính sách khoa học và công nghệ.
1. Họ và tên học viên: Trần Ngọc Hoa
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 9 tháng 7 năm 1970
4. Nơi sinh: Nam Định
5. Quyết định công nhận học viên số: 2562/2007/QĐ-XHNV-KH&SĐH, ngày 7/11/2007 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: không
7. Tên đề tài luận văn: Hoàn thiện thiết chế tự chủ của tổ chức khoa học và công nghệ (nghiên cứu trường hợp cơ sở nghiên cứu triển khai có sử dụng ngân sách nhà nước).
8. Chuyên ngành: Chính sách khoa học và công nghệ; Mã số: 60.34.70
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Mai Hà, Viện trưởng Viện Chiến lược chính sách khoa học và công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
a) Luận văn đã trình bày được cơ sở lí luận của thiết chế tự chủ của tổ chức KHCN nói chung và tổ chức R-D nói riêng; vài trò, đặc điểm, yêu cầu của tổ chức R-D trong nền kinh tế thị trường; kinh nghiệm thực thi tự chủ của một số nước trên thế giới; đầu tư cho R-D của một số nước.
b) Việc thực thi thiết chế tự chủ của tổ chức KHCN, tổ chức R – D có sử dụng ngân sách nhà nước được thể hiện qua 2 giai đoạn:
- Giai đoạn I, từ thời điểm nước ta bắt đầu đổi mới đến khi Luật KHCN được ban hành (2000);
- Giai đoạn II: từ khi ban hành Luật KHCN đến nay.
Ở mỗi giai đoạn, Luận văn tập trung làm rõ những điểm mạnh, điểm yếu trong việc thực thi thiết chế tự chủ theo tiến trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước về thiết chế tự chủ, có liên hệ so sánh với một số nước; đánh giá việc thực thi tự chủ của tổ chức KHCN, tổ chức R-D có sử dụng ngân sách nhà nước trong thời gian qua; phân tích nguyên nhân của những hạn chế. Bên cạnh đó, Luận văn còn giới thiệu một số nét chung về tiềm lực KHCN Việt Nam để thấy rõ điểm mạnh, điểm yếu của hệ thống này khi thực thi tự chủ.
c) Đề ra một số giải pháp một số giải pháp để hoàn thiện thiết chế tự chủ đối với tổ chức KHCN, tổ chức R-D có sử dụng ngân sách nhà nước, tập trung vào 2 nhóm giải pháp chính và 5 nội dung lớn được đề cập. Cụ thể:
- Về giải pháp vĩ mô: đề cập tới xây dựng và ban hành khung chính sách cho KHCN bao gồm hệ thống đổi mới quốc gia (NIS), Chiến lược KHCN đến 2020; hoàn thiện hệ thống pháp luật về thiết chế tự chủ của tổ chức KHCN, tổ chức R-D có sử dụng ngân sách nhà nước theo hướng đồng bộ.
- Về giải pháp vi mô: tập trung vào 5 nhóm vấn đề:
+ Xây dựng hệ thống tiêu chí phân loại các tổ chức R-D để trên cơ sở đó quy định quyền tự chủ của các tổ chức này; tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của tổ chức R-D có sử dụng ngân sách nhà nước theo chuẩn khu vực và quốc tế.
+ Về mặt luật pháp: Tiếp tục hoàn thiện các quy định về quyền tự chủ trong hoạt động KHCN theo hướng cụ thể hoá, bảo đảm tính khả thi.
+ Về nguồn nhân lực: Nâng cao trình độ, kiến thức kinh tế của cán bộ làm nghiên cứu công nghệ; lãnh đạo các cơ quan nghiên cứu.
+ Về cơ chế chính sách: Hoàn thiện cơ chế tài chính tạo động lực cho hoạt động KHCN, đổi mới cơ chế, chính sách đầu tư tài chính cho hoạt động KHCN, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ.
+ Về tổ chức: Hoàn thiện cơ chế hoạt động của bộ máy quản lí nhà nước về KHCN
d) Rút ra được một số kết luận và khuyến nghị
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Không
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Không
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Student’s full name: Tran Ngoc Hoa
2. Gender: Female
3. Date of birth: 9 July 1970
4. Place of birth: Namdinh city
5. Decision for enrolment administration: 2562/2007/QD-XHNV-KH&SDH, date 7/11/2007 signed by the hand of university of social science and humanities Vietnam (under national university of national Hanoi)
5. Changes during education process: None
7. Name’s thesis: Improve autonomy institutions of organization in charge of sciences and technology (case study of unit/organization using state’s budget”
8. Field of study: Policies on science and technology.
9. Code number: 60.34.70
9. Name of advisor: Dr. Mai Ha, Chief of National Institute for Science and Technology Policy and Strategy Studies.
10. Summary of The thesis
1. Key achieved results:
+ The thesis presents theoretical basis of autonomy institutions by science and technology organizations in generally, R-D organizations in particularly; their roles, features and requirements in the market-orientated economy, experiences of some countries in the world in implementing this issues, experience for R- D investment in some countries.
+ Implementation of autonomy institutions of science and technology organizations, R- D organizations that using the stage’s budget is shown in 2 periods:
o The first period: since the start of the innovation process to the establishment of Law on Science and Technology (2000)
o The second period: since the establishment of Law on Science and Technology up to the date
At each stage, the thesis clarifies strengths as well as weaknesses in executing autonomy institutions in the process of promulgating legal documents in this regard and provide comparison with models of some countries; reviews its implementations in recent years by the organizations in fields of science and technology and R&D; analyzes root-causes and limitations. Also, the thesis introduce some general potentials on science and technology in Vietnam to find strengths and weakness in this system while implement autonomy institution.
+ Provide some solutions to improve autonomy institutions for the 2 target organizations with focus on 2 major solutions and 5 key contents as below:
On macro solutions: mention preparation and issuance of policy framework for science and technology covering the national innovation system (NIS), Science and Technology Strategy towards 2020, simultaneously improving the legal system for autonomy institution for organizations operated in the fields of science and technology and R-D and using the state’s budget
On micro solutions: focuses on 5 groups of issues
Build up criteria for R-D classification system so as to determine its autonomy rights and criteria for effective assessment of R-D organizations using the state’s budget as mentioned in regional and international standards.
-
On legislative aspect: Continues improving regulations on autonomy rights in term of concretizing and ensure its feasibility.
- On Human Resouse aspect: Enhance qualification of officials and heads of organizations in charge of science and technology in the field of economy.
- On mechanism and policies: Improve financial regulations so as to encourage sciences and technology activities, revise financial investment mechanism and policies for science and technology activities, and encourage business investing for technology innovation.
On organizational structure: Improve working mechanism of the state administrations in science and technology
Withdraw conclusions and recommendations
11. Applicability in practice: None
12. Follow-up research: None
13. Published researches related to the thesis: None