Chi bộ Khoa Nhân học: Những điểm sáng trong nỗ lực hội nhập và quốc tế hóa

Thứ tư - 25/03/2020 08:29
Trong nhiệm kỳ vừa qua, Chi ủy Khoa Nhân học đã quyết liệt với định hướng hội nhập và quốc tế hóa trên nhiều mặt hoạt động, phấn đấu khẳng định vị thế là trung tâm nghiên cứu và đào tạo Nhân học uy tín hàng đầu đất nước, tiến tới mang tầm vóc khu vực và quốc tế.
Chi bộ Khoa Nhân học: Những điểm sáng trong nỗ lực hội nhập và quốc tế hóa
Chi bộ Khoa Nhân học: Những điểm sáng trong nỗ lực hội nhập và quốc tế hóa

Chất lượng đội ngũ cán bộ là nền tảng

Chi bộ Khoa Nhân học đặc biệt coi trọng công tác chính trị tư tưởng, thường xuyên chỉ đạo sát sao và quán triệt đến cán bộ và sinh viên, học viên của Khoa phải luôn rèn luyện, tu dưỡng đạo đức cách mạng, tác phong của người cán bộ, giảng viên và sinh viên của một trong những trung tâm nghiên cứu và đào tạo Nhân học hàng đầu đất nước.

Đồng chí Bí thư Chi bộ Nguyễn Văn Sửu trao quyết định kết nạp đảng viên mới cho sinh viên Trần Thị Nhàn

Trong nhiệm kỳ 2017-2020, Khoa Nhân học đã có sự phát triển thêm một bước về số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ: có thêm 01 PGS; bổ sung 01 giảng viên cho Bộ môn Nhân học Kinh tế - Xã hội, nâng tổng số cán bộ của Khoa lên 16 người (trong đó có 14 người là giảng viên, nghiên cứu viên, trong đó có 01 NGƯT, 05 PGS, 09 TS, 04 NCS, 02 ThS và 01 cử nhân). Bên cạnh đội ngũ cán bộ cơ hữu, đội ngũ cán bộ thỉnh giảng quốc tế của Khoa được tăng cường, đóng góp tích cực vào chất lượng đào tạo của Khoa theo định hướng hội nhập quốc tế. Chỉ tính riêng năm 2019, Khoa có 8 nhà khoa học quốc tế đến nghiên cứu và giảng dạy. Trong nửa đầu năm 2020, Khoa có 4 giáo sư nước ngoài đến cộng tác tại Khoa là: TS. Philip Taylor (GS danh dự ĐHQG Úc), TS. Frank Proschan (Giảng viên Fullbright năm 2019-2020), TS. Annie-Marie Hilsdon (Giảng viên tình nguyện Chính phủ Úc), TS. Emmuel Pannier (Cán bộ nghiên cứu Cơ quan Phát triển Pháp).

Lễ bảo vệ luận văn thạc sỹ của học viên cao học CHDCND Lào

Tập trung vào công bố quốc tế

Về công tác nghiên cứu khoa học, Chi bộ đã chỉ đạo thúc đẩy và nâng cao số lượng và chất lượng công bố khoa học, đặc biệt là công bố quốc tế đáp ứng yêu cầu xây dựng đại học nghiên cứu và hội nhập quốc tế; đẩy mạnh chuỗi seminar khoa học; chỉ đạo đẩy mạnh ứng dụng trong khoa học và tư vấn, cung cấp ý kiến chuyên gia cho các cơ quan trung ương qua Chương trình KH&CN trọng điểm Tây Bắc, Chương trình Dân tộc...

Sinh viên, học viên Việt Nam và quốc tế của Khoa đi thực địa tại Thái Nguyên năm 2019

Trong ba năm (2017 -2019), Khoa Nhân học luôn là một trong những đơn vị có số lượng công trình công bố quốc tế thuộc top đầu trong toàn Trường. Những cán bộ của Khoa có thành tích tốt trong hoạt động nghiên cứu khoa học và công bố quốc tế như: đ/c Lâm Bá Nam - chủ trì đề tài cấp nhà nước; các đ/c  Nguyễn Văn Chính, đ/c Nguyễn Thị Thu Hương có thành tích công bố quốc tế cao trong các năm 2017-2019, đ/c Lâm Minh Châu có thành tích công bố quốc tế vượt trội năm 2019... Bên cạnh đó, các hoạt động nghiên cứu và công bố trong nước cũng đạt kết quả cao với hàng chục bài báo/chương sách/năm; riêng năm học 2018-2019, Khoa công bố 4 sách chuyên khảo/tham khảo.

Chi bộ, Ban Chủ nhiệm Khoa Nhân học và các nhà khoa học trong nước và quốc tế dự buổi thuyết trình khoa học của TS. Frank  tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn năm 2019

Các chương trình trao đổi quốc tế là điểm nhấn   

Trong nhiều năm qua, Chi ủy Khoa Nhân học đã chỉ đạo việc thúc đẩy và nâng cao chất lượng công tác hợp tác quốc tế, gắn kết hợp tác quốc tế với phát triển đội ngũ, tăng cường nghiên cứu khoa học và nâng cao chất lượng giảng dạy của Khoa. Qua từng năm, công tác hợp tác quốc tế đều đạt được những kết quả vượt trội.

Đồng chí Bí thư Nguyễn Văn Sửu và đồng chí Phó Bí Thư Nguyễn Trường Giang tham dự Hội thảo Khoa học về Phát triển bền vững tại Phú Yên tháng 5 năm 2019

Khoa đã xây dựng và triển khai hiệu quả 3 chương trình trao đổi giảng viên/sinh viên với các đối tác quốc tế, cụ thể gồm: Chương trình trao đổi giảng viên và sinh viên (các năm 2017, 2018, 2019 và 2020) với Viện Nhân học Văn hóa và Xã hội của Đại học Gottingen (Cộng hòa Liên bang Đức); cử 02 giảng viên và 06 NCS, HVCH và SV đi dạy và học tập tại Đại học Gottingen, tiếp nhận 05 giảng viên Đại học Gottingen sang giảng dạy và học tập tại Khoa. Năm 2019. Chương trình trao đổi giảng viên và sinh viên với Đại học Uppsala (Thụy Điển) của Khoa được trienr khai đã giúp đưa 01 giảng viên và 2 HVCH của Khoa sang Đại học Uppsala giảng dạy và học tập; tiếp nhận 01 giảng viên và 02 HVCH Đại học Uppsala sang giảng dạy và học tập tại Khoa. Khóa học mùa hè với Khoa Nhân học Xã hội và Nghiên cứu Văn hóa – Đại học Zurich (Thụy Sỹ) trong các năm 2017, 2018 và 2020 có kết quả là cử 3 giảng viên và 8 lượt SV, HVCH, NCS tham gia giảng dạy/học tập.

Hội thảo "Nhân học số ở Việt Nam: xu hướng, tiềm năng và triển vọng" do Khoa Nhân học tổ chức năm 2018

Việc triển khai hiệu quả các hoạt động hợp tác quốc tế này đã mang lại những cơ hội trải nghiệm việc giảng dạy và du học trong môi trường quốc tế, nhất là tại các đại học danh tiếng cho cán bộ, học viên của Khoa. Tính riêng năm 2019, tổng kinh phí tài trợ trực tiếp cho cán bộ và sinh viên Khoa đi học và giảng dạy thông qua các chương trình trao đổi này lên tới hơn 1 tỷ đồng. Trong các hoạt động giảng dạy ở nước ngoài, Chi bộ đều có các đồng chí đảng viên tham gia triển khai trực tiếp các chương trình trao đổi, hợp tác với các đối tác.

Ngoài ra, Chi ủy cũng chỉ đạo có hiệu quả việc kết nối, xây dựng và tiếp nhận các nhà khoa học quốc tế đến Khoa giảng dạy, nghiên cứu, góp phần tạo nên môi trường học thuật mang tính quốc tế ngày càng cao tại Khoa, có thể kể đến các nhà khoa học như: TS. Frank Proschan (Mỹ), TS. Philip Taylor (Úc), TS. Annie-Marie Hisldon (Úc), TS Emannuel Pannier (Pháp), GS. Laura Andrea, TS. Jovan Maud (Đức), PGS. Annika (Thụy Điển), v.v. 

Tác giả: Chi bộ Khoa Nhân học

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây